Bị dị ứng thuốc nên dùng thuốc như thế nào năm 2024

Bài 3 Hướng dẫn xử trí dị ứng thuốc

  1. Dạng sốc phản vệ: Dạng nặng nhất và nguy hiểm nhất của dị ứng thuốc. 1. Chẩn đoán dựa vào: - Thường ngay sau khi thử phản ứng, hoặc sau khi tiêm, cá biệt có trường hợp sau khi uống thuốc, nhỏ thuốc vào mắt, mũi, lưỡi hoặc bôi thuốc ở da, niêm mạc. Có trường hợp muộn hơn (sau 1 giờ hoặc lâu hơn). - Xuất hiện các triệu chứng sau: + Bệnh nhân hốt hoảng bồn chồn, sợ hãi, mặt tái nhợt, da lạnh, trường hợp nặng bệnh nhân ngất xỉu. + Khám mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt có thể không đo được. + Khó thở (kiểu hen, co thắt thanh quản), nghẹt thở hoặc thở nhanh nông. + Các triệu chứng khác có thể có hoặc không như: Ban mề đay ở da, đau bụng, ỉa chảy, hôn mê. 2. Xử trí: Yêu cầu xử trí ngay, tại chỗ xảy ra sốc phản vệ. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (như tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi). Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. - Adrenalin ống 1 mg. Tiêm ngay, tiêm dưới da, theo liều sau: + 1/2 đến 1 ống ở người lớn. + Không quá 0,3 ml ở trẻ em (hoặc pha ống 1 ml (bằng 1 mg) + 9 ml nước cất thành 10 ml. Sau đó tiêm 0,1 ml/1 kg cân nặng). + Hoặc Adrenalin 0,01 mg/kg cân nặng cho cả trẻ em lẫn người lớn. - Tiếp tục tiêm Adrenalin liều như trên cứ 10 - 15 phút /1 lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường. - Ủ ấm, nằm đầu thấp, theo dõi huyết áp 10 - 15 phút /1 lần. - Nếu sốc quá nặng, đe dọa tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể pha loãng ống Adrenalin với 9 ml nước cất rồi tiêm vào tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp. - Các thuốc khác: + Depersolon 30 mg x 1 đến 2 ống tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch. + Dimedrol 1 %o x 1 đến 2 ống tiêm bắp thịt. Hai thuốc này tiêm ngay sau khi tiêm mũi Adrenalin đầu tiên. Chú ý: thông khí, thổi ngạt, thở oxy, hô hấp hỗ trợ (bóp bóng), mở khí quản nếu cần thiết. - Nếu bệnh nhân vẫn chưa thoát được sốc thì: thiết lập một đường truyền tĩnh mạch Adrenalin để duy trì huyết áp, bắt đầu bằng 0,1 microgam/kg/phút. Điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2 mg Adrenalin /1 giờ cho người lớn khoảng 50 kg). II. Dạng ban mề đay cấp Dạng này hay gặp hơn, ít nguy hiểm trừ trường hợp bị phù nề thanh quản gây suy hô hấp cấp. 1. Chẩn đoán dựa vào: - Tiền sử dùng thuốc: Bệnh nhân đang dùng thuốc theo đường uống, tiêm, bôi, nhỏ vào mắt, mũi. (Trong đó đường tiêm, uống là hay bị hơn cả), hoặc mới dùng thuốc được 1 vài ngày. - Xuất hiện các ban mề đay có thể ít, có thể nhiều các sẩn mề đay nhỏ, hoặc thành từng mảng lớn vằn vèo. - Ngứa dữ dội. - Các triệu chứng có thể có hoặc không có là: khó thở (do co thắt phế quản), đau bụng, ỉa chảy (do phù nề ở dạ dày, ruột). 2. Xử trí: - Ngừng ngay thuốc đang dùng. - Dimedrol 1 %o x 1 - 2 ống tiêm bắp thịt. - Depersolon 30 mg x 1 - 2 ống tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch... (hoặc solumedron 40 mg x 1-2 lọ tiêm TM chậm hoặc pha dịch truyền dextrose 5%). - Khi bệnh đỡ hơn chuyển uống Prednisolon 4-2 viên/ngày, chlopheniramin 4mg x 2 viên/ngày. III. Dạng nhiễm độc da dị ứng thuốc (loại hình chậm) 1. Chẩn đoán dựa vào: - Tiền sử sử dụng thuốc và có mối liên quan với biểu hiện lâm sàng. - Xuất hiện tổn thương da dưới các dạng sau: + Ban đỏ rải rác toàn thân, đỏ tuơi hoặc đỏ sẫm. + Các mảng đỏ, trên nền đỏ là các mụn nước to, bọng nước,phỏng nước rải rác toàn thân. + Ban đỏ róc vẩy khô , ngứa. + Trường hợp nặng: Có thêm các ban xuất huyết (dạng viêm mao mạch). + Có tổn thương ở niêm mạc ( miệng, mắt, mũi , sinh dục ) + Có thể có dấu hiệu Nikolski (+). Trong các ca dị ứng thuốc nặng loại có tổn thương ban đỏ mụn nước,bọng nước gọi là hội chứng Lyell. Triệu chứng toàn thân sốt cao. Tổn thương nội tạng như rối loạn tuần hoàn, tổn thương gan thận. - Các đám tổn thương da đều có triệu chứng cơ năng là ngứa. 2. Xử trí: - Ngừng ngay các thuốc nghi vấn. - Dùng các thuốc điều trị dị ứng như sau: + Corticoid toàn thân: mức nhẹ dùng đường uống (như Prednisolon), mức nặng hơn dùng đường tiêm, truyền tĩnh mạch (như Depersolon, solumedron 1-2 lọ/ngày) + Thuốc kháng Histamin như: Dimedrol , Chlopheniramin, Astelong, clarityn. + Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn rõ: Chọn các kháng sinh ít gây dị ứng như Erythromycin, Lincocin, Gentamycin. + Trường hợp vừa và nặng phải truyền dịch: huyết thanh ngọt đẳng trương, mặn đẳng trương, Ringer lactat. + Trường hợp thiểu niệu: dùng Lasix, Hypothiazid. + Chăm sóc da, niêm mạc: Các vết trợt da: Bôi thuốc màu (tím Metyl 1% hoặc xanh Metylen % hoặc hồ nước, mỡ oxyde kẽm. Các vết trợt ở niêm mạc miệng, sinh dục: Chấm Glyxerinborate. + Săn sóc hộ lý, theo dõi góp phần vào thành công của điều trị.

Làm sao để biết mình bị dị ứng thuốc?

Sưng phù mặt, sưng phù mắt, môi..

Khó thở.

Khò khè.

Sổ mũi..

Ngứa, chảy nước mắt..

Sốc phản vệ.

Bị dị ứng ngứa khắp người nên uống thuốc gì?

Thuốc uống: thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân ngứa lan tỏa hoặc điều trị bằng thuốc bôi không đáp ứng. Cách làm giảm ngứa khi bị dị ứng phổ biến là dùng thuốc kháng histamin (cetirizine, chlorphenamine, cimetidine, loratadine, hydroxyzine, ranitidine, ..), doxepin, mirtazapine, ondansetron, paroxetine, ...nullCách giảm ngứa khi bị dị ứng - Vinmecwww.vinmec.com › su-dung-thuoc-toan › cach-giam-ngua-khi-bi-di-ungnull

Uống thuốc bao lâu thì bị dị ứng?

Hầu hết trường hợp dị ứng thuốc sẽ xuất hiện triệu chứng sau khoảng 1–72 giờ dùng thuốc.nullGiải đáp từ chuyên gia: Dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi, điều trị như thế nào?hellobacsi.com › di-ung › di-ung-khac › di-ung-thuoc-bao-lau-thi-hetnull

Bị dị ứng thuốc có ảnh hưởng gì không?

Các dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu của dị ứng thuốc là phát ban, nổi mẩn hoặc sốt. Tuy nhiên, dị ứng thuốc có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong vì dị ứng thuốc. Phản ứng tức thời có nguy cơ gây ra sốc phản vệ đe dọa tính mạng nếu thuốc được tái sử dụng.nullDị ứng thuốc có nguy hiểm không? - Vinmecwww.vinmec.com › thong-tin-duoc › di-ung-thuoc-co-nguy-hiem-khongnull