Biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ năm 2024

Ở độ tuổi nhỏ, hệ tiêu hoá của trẻ chưa được hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh về đường ruột. Để bảo vệ trẻ và giúp các bé có một hệ tiêu hoá tốt, dưới đây sẽ là các lưu ý về dinh dưỡng được thông kế từ các chuyên gia trên toàn thế giới.

Các nguyên nhân khiến trẻ tiêu hoá không tốt

  • Hệ tiêu hoá của trẻ chưa được hoàn thiện và dễ bị tổn thương. Ở độ tuổi này, các tế bào thuộc tuyến nước bọt chưa phát triển hoàn toàn dẫn tới hiện tượng khô niêm mạc và có khả năng nhiễm trùng.
  • Nhão cơ thắt van thực quản. Thành ruột của trẻ em sẽ mỏng hơn người lớn cũng như các enzym sẽ được tiết ra ít hơn ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá của trẻ.
  • Chế độ ăn không hợp lý, khoảng thời gian cách nhau giữa các bữa ăn không phù hợp khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi dẫn tới các biểu hiện đầy hơi, táo bón, nôn oẹ hoặc tiêu chảy
  • Kháng sinh có thể làm mất cân bằng đường ruột ở trẻ. Sử dụng kháng sinh lâu ngày sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hoá của trẻ, dẫn tới hiện tượng loạn khuẩn đường ruột.

Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ

1. Tránh các thực phẩm khó tiêu và dễ gây dị ứng

Trẻ ở độ tuổi còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ nên hệ tiêu hoá còn chưa quen với nhiều loại thực phẩm dẫn tới hiện tượng khó tiêu và dị ứng. Bạn cần lưu ý khi cho trẻ ăn bất kỳ loại thực phẩm mới nào, cần cho bé thử hàm lượng ít rồi tăng dần nếu đó là thực phẩm tốt cho sức khoẻ của bé.

Một lưu ý khác từ các chuyên gia dinh dưỡng là bạn không nên cho bé ăn quá nhiều loại thực phẩm mới lạ trong cùng một ngày. Điều này giúp bạn xác định rõ nguyên nhân khi không may có hiện tượng dị ứng xảy ra. Tránh các loại thực phẩm dễ làm quá tải hệ tiêu hoá của bé như hải sản hay các thực phẩm giàu đạm và nhiều tinh bột.

2. Tăng cường hàm lượng chất xơ trong thực đơn

Các thực phẩm như rau xanh, trái cây và ngũ cốc chứa hàm lượng chất xơ cao sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc thức ăn, tách và lấy năng lượng trong thức ăn cũng như bài tiết các chất thải ra ngoài. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ khác có thể làm gợi ý tốt cho bạn như: chuối, táo, đu đủ, bí ngô, chất xơ từ ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu, đậu Hà Lan…

3. Sử dụng các loại dinh dưỡng dễ hấp thụ

Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nhưng trong một số thực phẩm chứa nhiều đạm lại có các tạp chất khó tiêu hoá như casein và beta-lactoglobulin, đặc biệt là trong sữa bò. Việc các tạp chất này ứ đọng lại trong cơ thể sẽ tạo áp lực lớn tới hệ tiêu hoá non nớt của trẻ. Bạn hãy thay thế sữa bò bằng các loại sữa đạm whey giàu alpha-lactalbumin giúp trẻ dễ hấp thụ hơn.

Một gợi ý khác là gừng – một trong những phương thuốc đặc trị các bệnh về dạ dày. Hãy khéo léo sử dụng gừng khi bé gặp các triệu chứng đầy hơi táo bón hoặc thậm chí là hội chứng ruột kích thích. Một chút hương vị gựng sẽ nhanh chóng xua tan cơn khó chịu trong cơ thể của bé.

4. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm từ sữa và sữa chua

Sữa chua chứa các lợi khuẩn probiotics rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Đây là lợi khuẩn có chức năng bảo vệ hệ tiêu hoá, tăng cường quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Các loại thực phẩm từ sữa như sữa đậu nành cũng là nguồn đạm dồi dào và rất dễ tiêu hoá dành cho trẻ.

5. Luôn nhớ lợi ích tuyệt vời từ Nước

Nước luôn đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự sống. Với đủ lượng nước trong cơ thể, thức ăn sẽ được làm loãng và quá trình luân chuyển dinh dưỡng của sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc uống nước đều đặn và đầy đủ sẽ giúp cải thiện khả năng bài tiết chất độc trong cơ thể của trẻ.

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ và đa dạng dưỡng chất, mẹ có thể giúp bé tiêu hoá tốt hơn bằng cách cách sau

1. Bổ sung lợi khuẩn

Những vi sinh vật tốt cho hệ tiêu hoá nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột và áp chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, virus gây bệnh. Để con luôn khoẻ và tiêu hoá tốt, cha mẹ cần đảm bảo duy trì tỷ lêk 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.

Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng cách bổ sung đa dạng thực phẩm lên men cho bé giúp bé tiêu hoá tốt hơn như sữa chua, phô mai, sữa công thức bổ sung chủng lợi khuẩn tự nhiên cho cơ thể.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung cho con các loại men vi sinh và chất xơ giúp cho đường ruột khoẻ mạnh và hỗ trợ tiêu hoá ở trẻ.

Các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá ở trẻ:

2. Bổ sung chất xơ

Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, các loại rau, đậu, các loại hạt dinh dưỡng và ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ nên tăng lượng chất xơ từ từ để hệ tiêu hóa của bé có thời gian làm quen, thích ứng, tránh tình trạng đau bụng, đầy hơi.

Chất xơ làm phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên được bổ sung lượng chất xơ bằng số tuổi cộng thêm 5g mỗi ngày. Ví dụ, bé 5 tuổi cần ăn 10-15g chất xơ/ngày.

3. Chia nhỏ khẩu phần ăn

Trẻ ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn đến đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa… Chưa kể, bé ăn quá nhiều sẽ khó nhai kỹ khiến dạ dày phải vất vả hơn khi nghiền trộn thức ăn.

Với bé 2-6 tuổi, mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ rải đều trong ngày. Các bữa ăn nên cách nhau 2-3 giờ để hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi. Hãy dạy bé nhai kỹ để enzyme trong nước bọt hòa trộn đều với thức ăn, hỗ trợ giải phóng chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

4. Uống đủ nước

Việc uống đủ nước giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón. Với bé từ 2-6 tuổi, ngoài 3 cữ sữa mỗi ngày, mẹ nên cho con uống đủ nước để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu con không thích uống nước, mẹ có thể cho thêm vài lát trái cây hay chút nước ép để bé dễ uống hơn.

5. Tăng cường tập luyện

Thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ ở trẻ, giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá và cải thiện quá trình trao đổi chất của trẻ. Việc vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, không bị tắc ứ gây táo bón. Ngoài ra, vận động còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Hãy giúp trẻ thiết lập những thói quen tốt để trẻ được phát triển toàn diện hơn, giúp trẻ ăn ngon hơn và cải thiện hệ tiêu hoá một cách hiệu quả. Greenoly mong rằng bài viết này cung cấp cho các bậc cha mẹ những thông tin hữu ích. Chúc bé yêu của cha mẹ luôn khoẻ mạnh!

Chủ Đề