Bỏ cấm vận việt nam vũ khí năm nào năm 2024

TTO - Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với GS Zach Abuza từ Học viện Chiến tranh Hoa Kỳ về việc Tổng thống Barack Obama đưa ra quyết định lịch sử dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam tại cuộc báo ở Hà Nội sáng 23-5.

Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ Nguồn: TRẦN PHƯƠNG - Đồ họa: TẤN ĐẠT

* Lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trước đây cụ thể là gì?

- GS Zach Abuza: Cấm vận vũ khí mà Washington áp dụng với Hà Nội là một lệnh cấm theo luật của Mỹ, trong đó ngăn các công ty, tập đoàn vũ khí Mỹ bán các thiết bị quân sự hoặc các phụ tùng thay thế cho Việt Nam.

Lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam đã được áp dụng từ năm 1975, đến nay đã hơn 40 năm. Đây có thể coi là di sản lớn cuối cùng của sự thù địch song phương thời kỳ chiến tranh lạnh và là một trong những điều “bất thường” trong quan hệ Việt - Mỹ vốn đã được bình thường hóa từ năm 1995.

* Ý nghĩa của việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí lần này là gì, thưa ông?

- Đây là một quyết định đúng đắn của Mỹ dù theo tôi nó diễn ra quá chậm. Trong năm cuối cùng ở Nhà Trắng cùng với việc trút bỏ áp lực tái tranh cử, Tổng thống Obama đã quyết tâm sửa chữa những sai lầm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, bằng cách bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, bình thường hóa quan hệ với Cuba và là tổng thống Mỹ đầu tiên thực hiện chuyến thăm biểu tượng đến Hiroshima [Nhật Bản], nơi hứng chịu quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ.

Việc tổng thống dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam còn giúp thúc đẩy quan hệ song phương. Dù vẫn còn các tiếng nói chỉ trích Việt Nam trong Quốc hội Mỹ nhưng thật sự cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều ủng hộ Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam...

Tuy nhiên, tôi không tin rằng sẽ có những đơn hàng vũ khí lớn giữa Mỹ và Việt Nam khi lệnh cấm vận được bãi bỏ hoàn toàn. Theo tôi, vũ khí Nga rất chất lượng và phù hợp với ngân sách của Việt Nam hơn.

Hơn nữa, Nga cũng giúp huấn luyện Việt Nam sử dụng các loại vũ khí mà Hà Nội mua từ Matxcơva. Quá trình Buôn bán quân sự nước ngoài của Mỹ [FMS] cũng rất phức tạp. Tôi dự đoán Mỹ sẽ bán cho Việt Nam các loại vũ khí như máy bay tuần tra hàng hải, các loại vũ khí chống tàu ngầm, do thám...

Điều quan trọng là nếu Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí thì sẽ khiến cho Việt Nam cảm thấy rằng Mỹ có “niềm tin” với Việt Nam.

* Ông Lê Bàng [nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao]:

3 lợi ích của việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí

Trước đây, khi thượng nghị sĩ John McCain và các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói họ ủng hộ Washington dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí thì đó đã là thắng lợi rồi.

Giờ thì cuối cùng người Mỹ cũng đã chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí với Việt Nam thì càng thắng lợi hơn. Theo tôi, có ba lợi ích chính mà Việt Nam nhận được sau quyết định bỏ cấm vận vũ khí của phía Mỹ.

Một là, về luật thì việc dỡ bỏ cấm vận cho thấy hai nước đã hoàn toàn bình thường hóa, góp phần làm đòn bẩy đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Hai là, việc mua được vũ khí của Mỹ sẽ giúp Việt Nam tăng cường năng lực quân sự, nhất là trong lĩnh vực an ninh hàng hải, giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ba là, việc bãi bỏ cấm vận giúp Việt Nam tiếp cận khoa học kỹ thuật cao nhất đó chính là quy trình chế tạo vũ khí.

Cả ba điều này đều có lợi cho Việt Nam. Ngoài ra, khi Mỹ đồng ý bán vũ khí cho Việt Nam thì các đồng minh của Mỹ như Nhật và Israel cũng sẽ bán vũ khí cho Việt Nam, giúp Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn. Bởi vì khi Mỹ bán vũ khí cho Nhật và Israel thì họ cũng cấm bán cho bên thứ ba nếu như bên thứ ba đó không phải bạn của Mỹ.

Việt Nam đã đề nghị Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí lâu rồi. Theo tôi còn nhớ là ta đề nghị việc này 10 năm trước đây, từ thời của Thủ tướng Phan Văn Khải.

Việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sẽ giúp gạt đi những trở ngại còn sót lại từ thời chiến tranh và để 2 nước gia tăng quan hệ ngoại giao, 21 năm sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ.

Tuy nhiên, điều đó có khả năng cũng làm Trung Quốc tức tối. Bắc Kinh từng chỉ trích việc chính quyền Obama dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam vào năm 2014, cho rằng đó là sự can thiệp của Mỹ đối với cân bằng quyền lực tại khu vực.

Dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sẽ là dấu mốc trong quan hệ Mỹ-Việt Nam

Trong cuộc tranh luận nội bộ của các quan chức Mỹ, một số người tại Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao cho rằng việc dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam lúc này là hành động vội vã. Trong khi đó, nhiều quan chức khác, đặc biệt tại Lầu Năm Góc, phản bác rằng dỡ bỏ cấm vận sẽ giúp Việt Nam củng cố khả năng để đương đầu với Trung Quốc và đây nên là điều được ưu tiên.

Việc thúc đẩy quan hệ hợp tác an ninh với các đồng minh và đối tác là một phần quan trọng trong chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama. Chiến lược này là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama.

Yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định của Tổng thống Mỹ [bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam], chính là liệu Việt Nam có cam kết ký những hợp đồng quốc phòng lớn với phía Mỹ hay không. Reuters dẫn nguồn tin thân cận với các nhà hoạch định chính sách tại Nhà Trắng cho biết nếu Việt Nam mua nhiều vũ khí của Mỹ, đó sẽ là lợi ích tiềm năng, tạo ra việc làm tại Mỹ và giúp giảm bớt sự chống đối của quốc hội trong việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí.

Tuy nhiên, vẫn có những nghi ngại về việc liệu Việt Nam, xưa nay là đối tác mua vũ khí của Nga, có sẵn sàng mua vũ khí Mỹ hay không. Các quan chức ngoại giao nhận thấy những tín hiệu Việt Nam muốn làm ăn với các nhà thầu quốc phòng Mỹ, tuy nhiên phía Mỹ muốn có những cam kết rõ ràng.

Theo Reuters, Việt Nam có thể sẽ cân nhắc mua các khí tài quân sự giúp tăng cường năng lực hải quân và phòng thủ bờ biển, đặc biệt là các máy bay trinh sát biển P-3 và tên lửa của Mỹ.

Ai sẽ tác động đến quyết định của Tổng thống Mỹ?

Trong phiên điều trần hồi tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố ủng hộ Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam. Reuters cho hay đây đang là ý kiến nhận được nhiều sự ủng hộ tại Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, ý kiến này vẫn chưa được thông qua tại Nhà Trắng, khi một số quan chức nói rằng Tổng thống Obama vẫn chưa quyết định.

Chưa rõ ông Obama có đưa ra ý kiến đồng tình hay bác bỏ việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong chuyến thăm sắp tới Reuters

Một yếu tố nữa có thể ảnh hưởng đến vấn đề này chính là sự ủng hộ của Thượng nghị sĩ John McCain. Chủ tịch Uỷ ban quân vụ Thượng viện Mỹ McCain từng ủng hộ việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận này vào năm 2014.

Quyết định cuối cùng của Tổng thống Obama có thể sẽ phụ thuộc phần nào vào ý kiến của ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương; và ông Tom Malinowski, quan chức thuộc phái đoàn nhân quyền của chính quyền Obama. Hai vị này có chuyến thăm Việt Nam vào 2 ngày 9 - 10.5.

Hiện chưa rõ Tổng thống Obama có đưa ra quyết định trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới hay không. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ nhận xét nếu ông Obama phản đối việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vào lúc này, Việt Nam cũng sẽ có những lựa chọn khác bù đắp như việc lập ra các nhóm thương thuyết để tiến tới việc không còn bị cấm vận.

Việt Nam được bỏ cấm vận khi nào?

Như các bạn đều biết, lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam bắt đầu trong thời kỳ chiến tranh từ năm 1975, cho đến khi Tống thống Clinton tuyên bố bãi bỏ ngày 03 tháng 02 năm 1994.

Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam năm bao nhiêu?

Ngày 3 tháng 2 năm 1994: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước. Ngày 11 tháng 7 năm 1995: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Tại sao Mỹ lại có quyền cấm vận các nước khác?

Mỹ thường sử dụng cấm vận như một công cụ chính sách đối ngoại để thực hiện các mục tiêu chính trị của mình dưới với các lý do như: bảo vệ an ninh quốc gia các lợi ích chiến lược, dân chủ - nhân quyền, ngăn chặn các mối đe dọa từ các chế độ độc tài, phi nhân đạo, hoặc ủng hộ khủng bố.

Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm bao nhiêu?

Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước.

Chủ Đề