Bò đực bộ gen 100 tpi hàng đầu năm 2022

Điều hướng

THÔNG TIN MỚI

Số lượt truy cập

Thông tin CNSH Động vật

Các thông tin gần đây

  • LIÊN QUAN GIỮA KIỂU GEN LEPTIN VÀ INSULIN-LIKE GROWTH FACTOR 1 VỚI KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ SỮA TS. Chung Anh Dũng [27/02/2020]Khả năng sinh sản của đàn bò sữa hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn khá thấp với khoảng cách ...
    Được đăng 19:52, 4 thg 3, 2020 bởi Anh Dũng Chung
  • SỰ LIÊN QUAN GIỮA KIỂU GEN GROWTH HORMONE VÀ PROLACTIN VỚI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ SỮA TS. Chung Anh Dũng [12/07/2019]Khả năng sản xuất của đàn bò sữa tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay còn thấp, mới đạt 5.657kg/con/365 ...
    Được đăng 19:51, 4 thg 3, 2020 bởi Anh Dũng Chung
  • VẮC XIN PHÒNG BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI Tiến bộ mới và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vắc xin DTHCP Tổng hợp: TS. Chung Anh Dũng [01/07/2019]   Dịch tả heo châu Phi ...
    Được đăng 23:55, 30 thg 6, 2019 bởi Anh Dũng Chung
  • HÀM LƯỢNG AXÍT LINOLEIC LIÊN HỢP TRON[G SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA ĐƯỢC NUÔI VỚI CÁC KHẨU PHẦN ĂN PHỔ BIẾN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [24/01/2019] Chung Anh Dũng, Hồ Quế Anh, Nguyễn Đắc Thành, Hoàng Ngọc Minh Phòng Công nghệ sinh học - Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Na ...
    Được đăng 17:53, 23 thg 1, 2019 bởi Anh Dũng Chung
  • Hiện trạng chăn nuôi bò sữa tại TPHCM và một số vấn đề TS. Chung Anh Dũng [05/11/2018]Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng đàn bò sữa là 1,3%/năm và năng suất sữa ...
    Được đăng 17:56, 4 thg 11, 2018 bởi Anh Dũng Chung
  • SỮA BÒ A2 CÓ PHẢI LÀ SỮA TỐT NHẤT HIỆ N NAY ??? TS. Chung Anh Dũng lược dịch [22/06/2018] Sữa A2 là sữa bò chỉ chứa biến thể A2 của protein beta-casein. Khi đề cập đến sữa A2, chúng ...
    Được đăng 23:56, 21 thg 6, 2018 bởi Anh Dũng Chung
  • BIẾN ĐỔI GEN TRÊN HEO GIÚP PHÒNG BỆNH TAI XANH TS. Chung Anh Dũng lược dịch [22/06/2018] Đại học Edinburgh đã phát hiện ra rằng việc thay đổi mã di truyền ở heo có thể ngăn chặn con ...
    Được đăng 20:36, 21 thg 6, 2018 bởi Anh Dũng Chung
  • ỨNG DỤNG CNSH-DI TRUYỀN PHÂN TỬ ĐỂ CẢI THIỆN KÍCH CỠ Ổ ĐẺ HEO Tiến sĩ Chunyan Zhang, Phd, Genetician Genesus Inc. [15/06/2018] Kích cỡ ổ đẻ là yếu tố rất quan trọng quyết định khả năng sinh lời ...
    Được đăng 20:46, 16 thg 6, 2018 bởi Anh Dũng Chung
  • TƯƠNG LAI CỦA BIẾN ĐỔI GEN VÀ CHỈNH SỬA GEN TRÊN GIA SÚC TS. Chung Anh Dũng lược dịch [27/05/2018] Xã hội quan tâm đến việc sử dụng các công nghệ sửa đổi di truyền và chỉnh sửa bộ gen để ...
    Được đăng 01:16, 27 thg 5, 2018 bởi Anh Dũng Chung
  • ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG DINH DƯỠNG BÒ THỊT TS. Chung Anh Dũng [13/04/2018]Dinh dưỡng cho bò thịt là vấn đề quan trọng, vì thức ăn luôn chiếm hơn 60% giá thành sản xuất thịt bò ...
    Được đăng 00:57, 13 thg 4, 2018 bởi Anh Dũng Chung
  • CÁC ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU METAGENOMICS HỆ VI SINH DẠ CỎ CỦA BÒ TS. Chung Anh Dũng lược dịch [17/03/2018] Sản xuất thịt và sữa từ gia súc có thể được tăng cường nhờ phân tích các vi ...
    Được đăng 02:14, 17 thg 3, 2018 bởi Anh Dũng Chung
  • Ứng dụng tinh giới tính trong chăn nuôi hiện nay TS. Chung Anh Dũng [09/12/2017]3.1 Các ứng dụng của tinh giới tính, ưu và nhược điểm. Các ứng dụng chính của tinh giới tính trong chăn ...
    Được đăng 00:47, 9 thg 12, 2017 bởi Anh Dũng Chung
  • Gà biến đổi gen để đẻ trứng chống bệnh ung thư tại Nhật TS. Chung Anh Dũng lược dịch [16/10/2017]Sáng tạo mới kỳ lạ nhất từ Nhật Bản không phải ở dạng chương trình truyền hình hoặc quảng cáo. Các ...
    Được đăng 01:19, 16 thg 10, 2017 bởi Anh Dũng Chung
  • Ứng dụng Genomic vào công tác chọn giống heo ở Canada Jim Long, Chủ tịch- Tổng giám đốc điều hành Genesus [14/10/2017] Chương trình Hợp tác Ứng dụng Gen [GAPP-Genomic Application Partnership Program] tài trợ cho các dự ...
    Được đăng 01:54, 14 thg 10, 2017 bởi Anh Dũng Chung
  • Kỹ thuật chỉnh sửa gene để loại bỏ virus trong các nội tạng [heo] dùng trong cấy ghép nội tạng TS. Chung Anh Dũng lược dịch [26/09/2017]Sự phát triển các cơ quan nội tạng ở heo [để cấy ghép cho người] đã trở thành viễn cảnh thực ...
    Được đăng 00:44, 26 thg 9, 2017 bởi Anh Dũng Chung
  • Phát hiện bệnh di truyền mới trên bò Holstein và cách phòng ngừa TS. Chung Anh Dũng lược dịch [24/09/2017] Trong chăn nuôi bò sữa ở Đan mạch, tinh dịch của một con đực giống được sử dụng để gieo tinh ...
    Được đăng 01:50, 24 thg 9, 2017 bởi Anh Dũng Chung
  • Thịt heo được hiệu chỉnh gen? Liệu sẽ có ai mua không? Jim Long, Chủ tịch- Tổng giám đốc điều hành Genesus [5 tháng 9 năm 2017]   Theo Trung tâm nghiên cứu Pew gần 40% người Mỹ tin rằng thực phẩm ...
    Được đăng 19:26, 11 thg 9, 2017 bởi Anh Dũng Chung
  • Công tác chọn giống heo trên đàn thuần dựa trên thành tích sản xuất của đàn lai TS. Chung Anh Dũng lược dịch [02/09/2017] Nguồn: //www.pigprogress.net/Sows/   Chọn lọc các giống heo thuần dựa trên năng suất/thành tích của con lai ...
    Được đăng 02:11, 2 thg 9, 2017 bởi Anh Dũng Chung
  • Một số ứng dụng Genomic trong chọn giống bò thịt TS. Chung Anh Dũng [30/08/2017]Chọn lọc nhân tạo đã được tiến hành trên bò thịt trong nhiều thế kỷ qua bằng nhiều công cụ và phương pháp ...
    Được đăng 01:17, 30 thg 8, 2017 bởi Anh Dũng Chung
  • Ứng dụng sinh học phân tử trong chọn giống heo – phần 3 TS. Chung Anh Dũng [25/08/2017] Ước lượng giá trị giống dựa trên sự kết hợp giữa kiểu hình và kiểu gene [Genomic Estimated Breeding Value-GEBV]             Tuy nhiên ...
    Được đăng 01:44, 26 thg 8, 2017 bởi Anh Dũng Chung

LIÊN QUAN GIỮA KIỂU GEN LEPTIN VÀ INSULIN-LIKE GROWTH FACTOR 1 VỚI KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ SỮA

đăng 19:43, 4 thg 3, 2020 bởi Anh Dũng Chung   [ đã cập nhật 19:52, 4 thg 3, 2020 ]

TS. Chung Anh Dũng [27/02/2020]

Khả năng sinh sản của đàn bò sữa hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn khá thấp với khoảng cách hai lứa đẻ trung bình là 14,27 tháng và hệ số phối đậu thai là 3,3 liều tinh. Để cải thiện khả năng sinh sản của đàn bò sữa, cần phải áp dụng thêm nhiều kỹ thuật mới như công nghệ sinh học trong chọn giống bò sữa. 

Nghiên cứu này nhằm tìm sự liên quan giữa kiểu gen Leptin [LEP] và Insulin-Like Growth Factor 1 [IGF-1] với khả năng sinh sản của 100 con bò cái lai Hà Lan trong 4 lứa đẻ. Kết quả bước đầu cho thấy kiểu gen AV của gen Lep/HphI A59V [hệ số phối đậu 3,28 và khoảng cách hai lứa đẻ 14,37 tháng] và kiểu gen CT của gen IGF1/SnaBI [hệ số phối đậu 3,05 và tuổi phối giống lần đầu 15,09 tháng], có xu hướng ảnh hưởng tích cực lên khả năng sinh sản bò sữa hơn so với 2 kiểu gen còn lại và trung bình toàn đàn.

Cần nghiên cứu thêm trên các trang trại bò sữa khác trước khi áp dụng vào chương trình chọn giống bò sữa ở TPHCM.

Bài đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 10 [107]-2019

Tác giả: Chung Anh Dũng, Hồ quế Anh, Nguyễn Đắc Thành, Bùi Anh Xuân, Hoàng Ngọc Minh [Bộ môn Công nghệ Sinh học - Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam] - Trần Phương Đông, Phan Hoàng Ãn [Trung tâm Giống Cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản TPHCM]

SỰ LIÊN QUAN GIỮA KIỂU GEN GROWTH HORMONE VÀ PROLACTIN VỚI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ SỮA

đăng 20:36, 11 thg 7, 2019 bởi Anh Dũng Chung   [ đã cập nhật 19:51, 4 thg 3, 2020 ]

TS. Chung Anh Dũng [12/07/2019]

Khả năng sản xuất của đàn bò sữa tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay còn thấp, mới đạt 5.657kg/con/365 ngày. Để phấn đấu đạt sản lượng 7.700kg/con/365 ngày vào năm 2020 và tiệm cận dần với khả năng sản xuất sữa trung bình của đàn bò sữa ở các nước chăn nuôi phát triển, cần phải áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới như công nghệ sinh học trong chọn giống. Nghiên cứu này nhằm xác định sự ảnh hưởng của hai gen Growth hormone [GH] và Prolactin [PRL] lên khả năng sản xuất của bò sữa. Kết quả khảo sát trên 100 bò sữa trong 3 chu kỳ sữa liên tiếp cho thấy kiểu gen LV của gen GH tại vị trí c.2141C>G trên exon 5 và kiểu gen AA của gen PRL tại vị trí c.8398G>A trên exon 4 có xu hướng ảnh hưởng tích cực lên khả năng sản xuất sữa. Cần tiếp tục khảo sát thêm trên đàn bò sữa nuôi tại các nông hộ khác để khẳng định sự ảnh hưởng của các kiểu gen này lên sản lượng và chất lượng sữa, phục vụ cho công tác chọn giống bò sữa.

Bài đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 11 [108]-2019

Tác giả: Chung Anh Dũng, Hồ quế Anh, Nguyễn Đắc Thành, Bùi Anh Xuân, Hoàng Ngọc Minh [Bộ môn Công nghệ Sinh học - Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam] - Trần Phương Đông, Phan Hoàng Ãn [Trung tâm Giống Cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản TPHCM]

VẮC XIN PHÒNG BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

đăng 23:54, 30 thg 6, 2019 bởi Anh Dũng Chung   [ đã cập nhật 23:55, 30 thg 6, 2019 ]

Tiến bộ mới và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vắc xin DTHCP

Tổng hợp: TS. Chung Anh Dũng [01/07/2019]

Dịch tả heo châu Phi [DTHCP] hiện đang lan rộng trên nhiều quốc gia trên thế giới như Trung quốc, Mông cổ, Việt nam, Campuchia, Lào, Bắc Triều tiên [FAO, 27/06/2019] và gây nhiều thiệt hại trên đàn heo và tổn thất kinh tế. Vì vậy, hiện có nhiều tổ chức nghiên cứu trên thế giới chạy đua tìm ra loại vắc vin phòng bệnh này.

Mỹ: các nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã phát triển ba loại vắc xin DTHCP tiềm năng [loại vắc xin chỉnh sửa gen], theo đó cả ba loại vắc xin này đều dựa trên dòng virus DTHCP đang phổ biến ở cả châu Âu và châu Á [theo Manuel Borca-the lead scientist in the USDA’s Foreign Animal Disease unit at Plum Island Animal Disease Center in New York]. Trong đó, có hai loại vắc xin chỉnh sửa gen, giúp các nhà khoa học phân biệt được giữa heo bị nhiễm bệnh và heo được chích vắc xin. [Jeff Daniels – CNBC]

Trung quốc: Một số tổ chức nghiên cứu thuộc chính phủ Trung quốc đã phát triển hai loại vắc xin DTHCP đã được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm và đã lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng, cũng như sản xuất [Viện Khoa học Nông nghiệp Trung quốc] [[Jeff Daniels – CNBC].

Theo Marisa Arias và cộng sự [2017],các nhà khoa học từ nhiều quốc gia khác nhau như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý đã sản xuất được 7 loại vacxin dịch tả lợn Châu Phi. Cụ thể: Vacxin NHV/P68 được sản xuất từ chủng giống nhược độc sử dụng tế bào PBM có khả năng bảo hộ virus đồng độc sử dụng tế bào PBM, có khả năng bảo hộ virus đồng chủng và virus dị chủng [L60, ARM07]. Vacxin OURT88/3 được sản xuất từ chủng giống OURT88/3 nhược độc sử dụng tế bào BM có khả năng bảo hộ virus dị chủng [OURT88/1, UG65]. Vacxin biến đổi gen Georgia07D9GL&DP96R/UK được sản xuất từ chủng virus độc lực Georgia07 sử dụng tế bào PAM chỉ bảo hộ virus đồng chủng. Vacxin Ba71DCD2/EP402R biến đổi gen được sản xuất từ chủng giống virus độc lực Ba71 sử dụng tế bào COS, có khả năng bảo hộ virus đồng chủng và dị chủng [E75, Georgia07]. Vacxin BeninDMGF biến đổi gen được sản xuất từ chủng giống virus độc lực Benin sử dụng tế bào BM, chỉ có khả năng bảo hộ virus đồng chủng. Vacxin BeninDP148R biến đổi gen được sản xuất từ chủng giống virus Benin sử dụng tế bào BM, chỉ bảo họ virus đồng chủng. Vacxin NH/P68DA238L biến đổi gen được sản xuất từ chủng giống virus độc lực NH/P68 sử dụng tế bào COS+4 pasages in PAM, có khả năng bảo hộ virus đồng chủng và dị chủng [ARM07]. [báo Nông nghiệp VN, 29/03/2019].

Tây Ban Nha: lần đầu tiên sản xuất được vắc xin DTHCP dạng uống, phân lập từ virus DTHCP genotype II ở Latvia, có tác dụng bước đầu trên heo hoang dã và đang tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của loại vắc xin này khi sử dụng lặp lại, tính ổn định và hiệu lực [Barasona và cộng sự, 04/2019]

Việt Nam: Chi cục Thú y vùng 6 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco để tiến hành nghiên cứu vaccine phòng dịch tả heo Châu Phi. Chi cục thú y Vùng 6 có nhiệm vụ chuyển chủng virut DTHCP cho công ty Navetco. Còn công ty Navetco đã tiến hành giám định chủng virut, thiết kế các trình tự gen quan trọng và điều chế vaccine chết thử nghiệm. Bước đầu đơn vị này đã chế xong chế phẩm virut DTHCP để lây nhiễm cho gà, chế kháng thể phòng trị bệnh. [VTV9, 29/06/2019].

Các kết quả này cho thấy các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua tìm cách sản xuất vắc xin DTHCP để kịp phục vụ cho việc phòng, chống bệnh. Đồng thời, cũng chứng minh hiệu quả của ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vắc xin hiện nay, khi đa phần các loại vắc xin đều là vắc xin thế hệ mới [vắc xin biến đổi gen].

Nguồn:

[1]   Jeff Daniels – CNBC. Progress reported in race to find vaccine for african swine fever. 24/05/2019.  //www.cnbc.com/

[2]   Báo Nông nghiệp Việt Nam, 29/03/2019. Thế giới đã có 7 ng vacxin dịch tả lợn Châu Phi.

[3]   Barasona và cộng sự. 2019. First Oral Vaccination of Eurasian Wild Boar Against African Swine Fever Virus Genotype II

[4]   VTV.vn. 29/06/2019.Việt Nam nghiên cứu điều chế vaccine phòng chống dịch tả heo Châu Phi.//vtv.vn/vtv9/

HÀM LƯỢNG AXÍT LINOLEIC LIÊN HỢP TRON[G SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA ĐƯỢC NUÔI VỚI CÁC KHẨU PHẦN ĂN PHỔ BIẾN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

đăng 17:51, 23 thg 1, 2019 bởi Anh Dũng Chung   [ đã cập nhật 17:53, 23 thg 1, 2019 ]

[24/01/2019] Chung Anh Dũng, Hồ Quế Anh,
Nguyễn Đắc Thành, Hoàng Ngọc Minh

Phòng Công nghệ sinh học - Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

TÓM TẮT

Một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong sữa tươi là các axít béo, đặc biệt là axít linoleic liên hợp [CLA [c9, t11]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng CLA rất quan trọng cho sức khỏe con người vì nó giúp phòng ngừa một số bệnh như ung thư, xơ vữa động mạch, giảm tích mỡ, tăng cường hệ miễn dịch… Trong nghiên cứu này, 100 mẫu sữa tươi thu thập từ 3 nhóm bò nuôi tại các nông hộ thuộc huyện Hóc Môn và Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.  Khẩu phần ăn phổ biến của 3 nhóm bò là ít cỏ [≤ 10 kg/con/ngày]; nhiều cỏ [≥ 30 kg/con/ngày] và thân bắp ủ chua. Hàm lượng CLA [c9, t11] trong sữa bò được phân tích theo phương pháp AOAC 996.06. Kết quả cho thấy, hàm lượng CLA [c9, t11] trung bình là 5,56 mg/g mỡ sữa và dao động từ 3,15 - 7,53 mg/g mỡ sữa; nhóm bò được nuôi với khẩu phần nhiều cỏ 25-30kg/con/ngày có xu hướng sản xuất sữa có hàm lượng CLA [c9, t11] cao hơn. Nghiên cứu này lần đầu tiên cung cấp số liệu về hàm lượng CLA [c9, t11] trong sữa bò tươi tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và bước đầu xác định loại khẩu phần ăn tốt nhất [nhiều cỏ] để có hàm lượng CLA [c9, t11] cao trong sữa bò tươi.

Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam [VAAS], số 7[92]-2018

Hiện trạng chăn nuôi bò sữa tại TPHCM và một số vấn đề

đăng 17:56, 4 thg 11, 2018 bởi Anh Dũng Chung

TS. Chung Anh Dũng [05/11/2018]

Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng đàn bò sữa là 1,3%/năm và năng suất sữa là 0,8%/năm. Tính đến cuối năm 2016, tổng đàn bò sữa tại TPHCM là 90.132 con, với 53.230 con vắt sữa [59% tổng đàn] và sản xuất 278.926 tấn sữa tươi [Niên giám thống kê, 10/2016], năng suất sữa bình quân đạt 5.657kg/con/năm.

Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa tại TPHCM đế năm 2020 cụ thể là:

-         Duy trì đàn bò sữa ổn định ở mức 100.000 con, trong đó cơ cấu đàn cái sinh sản chiếm 60-70% và đàn vắt sữa chiếm 50% tổng đàn.

-         Giảm nhanh quy mô chăn nuôi bò sữa nhỏ [dưới 10 con/hộ].

-         Tập trung cải thiện chất lượng giống bò sữa, tăng cường loại thải bò sữa năng suất kém, có vấn đề sinh sản và bò đã đẻ nhiều lứa.

-         Phấn đấu đền năm 2020:

üSản xuất sữa: năng suất sữa bình quân đạt 7.770kg/con/năm, sản lượng sữa hàng hoá đạt 360.000 tấn/năm,

üSinh sản bò sữa: khối lượng bê sơ sinh 30kg/con, khối lượng lúc cai sữa 95kg/con, phối giống lần đầu lúc 15-16 tháng tuổi, đẻ lần đầu lúc 24-25 tháng tuối, khoảng cách hai lứa đẻ 400-425 ngày [# 13,1-14 tháng], số liều phối giống để đậu thai là 2,5-3,0 liều/con.

Để có thể định hướng sự phát triển bò sữa tại TPHCM bắt kịp dần với chăn nuôi bò sữa trên thế giới, hãy xem qua các số liệu về khả năng sản xuất sữa của giống bò Holstein Friesian ở một số nước trên thế giới.

Năng suất sữa của đàn bò: Từ số liệu về năng suất sữa của giống bò lang trắng đen Holstein Friesian ở một số nước trên thế giới năm 2016 cho thấy hiện năng suất sữa của bò sữa tại TPHCM [chủ yếu là bò lang trắng đen HF] vẫn còn khá thấp chỉ mới đạt 5.657kg/con/365 ngày  và phn đấu đến 2020 là 7.700kg/con/365 ngày, cũng vẫn thấp hơn so với Úc hiện nay [2016] 7.500kg/con/305ngày [tương đương 8.975kg/con/365ngày], trong khi chăn nuôi bò sữa ở Úc chưa đạt mức thâm canh cao. Và nếu so với Hoa kỳ hiện nay, bình quân là 11.617kg/con/305ngày, sẽ thấy để nâng cao năng suất sữa của đàn bò sữa tại TPHCM [nhằm tăng tính cạnh tranh] cần phải làm nhiều điều hơn nữa. Đặc biệt trong công tác giống, nếu chỉ đơn thuần sử dụng tinh bò đực có năng suất sữa cao [hơn 11.000kg/con/chu kỳ] để phối giống cho đàn bò cái hiện nay, sẽ rất khó để đuổi kịp năng suất sữa bình quân của đàn bò sữa HF trên thế giới, dù là ở những nước có đàn bò sữa năng suất thấp. Điều này cho thấy cần chọn lọc và áp dụng thêm nhiều phương pháp, kỹ thuật mới hơn nữa trong công tác giống bò sữa.

Khả năng sinh sản của đàn bò sữa: hiện nay vẫn còn khá thấp với khoảng cách hai lứa đẻ trung bình là 434 ngày [14,27 tháng] và hệ số phối đậu thai là 3,3 liều tinh, phấn đấu đến năm 2020 giảm khoảng cách hai lứa đẻ xuống còn 400-425 ngày [# 13,1-14 tháng], số liều phối giống để đậu thai là 2,5-3,0 liều/con. Nếu so sánh với khả năng  sản xuất bình quân của giống bò sữa HF ở một vài nước trên thế giới như Hoa kỳ với năng suất sữa 9.029kg/con/305ngày, tuổi đẻ lứa đầu là 25 tháng và khoảng cách hai lứa đẻ là 13,1 tháng [số liệu theo dõi trên 80,3% đàn bò sữa cả nước năm 2014 và được Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA công bố năm 2016] hay ở Anh với năng suất sữa 8.911kg/con/305ngày, tuổi đẻ lứa đầu là 27 tháng và khoảng cách hai lứa đẻ là 13,3 tháng [số liệu của Tổ chức theo dõi sữa quốc gia của Anh-UK National of Milk Records NMR công bố năm 2016, theo dõi trên 500 đàn bò sữa Holstein Friesian trên cả nước]… có thể thấy mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, chúng ta cố gắng  đưa khả năng sinh sản đàn bò sữa HF tại TPHCM tiệm cận với khả năng sinh sản của đàn bò sữa HF trên thế giới. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý khác nhau mới có thể nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò sữa tại TPHCM lên như kỳ vọng. Để đạt điều này, hãy phân tích và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò sữa và các giải pháp kỹ thuật.

Mời tiếp tục theo dõi bài viết

SỮA BÒ A2 CÓ PHẢI LÀ SỮA TỐT NHẤT HIỆ N NAY ???

đăng 23:56, 21 thg 6, 2018 bởi Anh Dũng Chung

TS. Chung Anh Dũng lược dịch [22/06/2018]

Sữa A2 là sữa bò chỉ chứa biến thể A2 của protein beta-casein. Khi đề cập đến sữa A2, chúng ta chỉ nói về loại protein cụ thể chứa trong đó, được gọi là casein beta và không có gì khác [không phải là chất béo hoặc carbohydrates].

Theo tài liệu, hơn 10.000 năm trước, và trước khi chúng được thuần hóa, bò chỉ sản sinh ra protein beta casein A2 và không phải là protein casein A1 beta. Tuy nhiên, khoảng 8.000 năm trước một đột biến gen đơn tự nhiên đã xảy ra ở bò Holsteins, dẫn đến sản xuất protein casein beta A1 trong giống bò này. Đột biến này trong gen casein beta dẫn đến 12 biến thể di truyền, trong đó A1 và A2 là phổ biến nhất. Sự đột biến này được truyền cho nhiều giống khác, chủ yếu là do giống bò Holsteins được sử dụng để cải thiện di truyền sản xuất [sữa] của các giống khác. Từ từ, biến thể casein A1 beta trở thành ưu thế trong sữa.

Trong khi đàn bò sữa ở phần lớn châu Á, châu Phi, và một phần của Nam Âu, bò sữa vẫn sản xuất A2 một cách tự nhiên, thì phiên bản A1 của protein là phổ biến trong đàn gia súc ở thế giới phương Tây. Một điểm tham chiếu là các sản phẩm sữa A2 được sản xuất từ ​​bò sữa chỉ sản xuất protein beta casein A2, trong khi sữa bò ngày nay chứa cả hai protein casein A2 và A1. Các biến thể casein beta phổ biến nhất trong gia súc phương Tây là A1, A2 và B. Nói chung, sữa từ giống bò Guernsey, Jersey, đàn gia súc châu Á, sữa mẹ, và những thứ sữa khác [cừu, dê, lừa, yaks, lạc đà, trâu, cừu, vv] chứa chủ yếu là casein A2 beta. Trong khi, sữa từ giống bò Holstein Friesian [giống bò Hà Lan, theo cách gọi phổ biến tại Việt Nam và cũng là giống bò sữa phổ biến nhất Việt Nam hiện nay] chứa chủ yếu là casein A1 beta. Giống bò Holstein [giống bò sữa phổ biến nhất ở Úc, Bắc Âu và Hoa Kỳ] mang dạng A1 và A2 của casein beta với số lượng tương đương nhau. Hơn 50% giống Jersey mang biến thể casein A2 beta, nhưng với sự thay đổi đáng kể trong đàn, và hơn 90% giống Guernsey mang biến thể casein A2 beta.

Hai nhóm protein chính có mặt trong sữa bò - khoảng 82% protein là casein và khoảng 18% là protein whey. Cả hai nhóm đều có lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời.

Casein là một nhóm protein. Trong số các casein, casein beta là protein phong phú thứ hai [khoảng một phần ba các casein] và có sự cân bằng dinh dưỡng tuyệt vời của các axit amin.

Nhóm casein beta có hai biến thể phổ biến: casein beta A1 và A2. Hầu hết sữa có chứa một hỗn hợp của các protein này. Khoảng 60% casein beta là A2 và 40% là A1.

Tỷ lệ casein beta A2 và A1 trong sữa có thể thay đổi theo các giống bò sữa khác nhau.

Sữa A2 là sữa chỉ chứa casein beta A2 và có phải là sữa tốt nhất hiện nay???

Tiếp thị sữa A2 Cuộc tranh luận về sữa A1 so với A2 đã trở lại vào cuối những năm 1980. Tiêu thụ sữa bò thường có chứa cả hai phiên bản A1 beta casein và A2 beta casein có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 1, bệnh mạch vành [CHD] và, có thể, tâm thần phân liệt và tự kỷ ở những người bị thiếu hụt miễn dịch. Tuyên bố đã được thực hiện rằng sữa A2 là lành tính trong khía cạnh này. Tuy nhiên, những lý lẽ này - được nâng cao bởi những người ủng hộ lợi ích của sữa A2 - không phải là sữa A1 gây ra những bệnh này, mà là casein beta A1 được tiêu hóa theo một cách khác so với casein beta A2, dẫn đến sự giải phóng peptide [phân đoạn protein] từ beta-casomorphin-7 [BCM-7]. Nếu BCM-7 đi qua ruột và vào máu của những người bị thiếu hụt miễn dịch, họ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe. Do đó, việc tiêu thụ casein A1 beta đã được công chúng chú ý đặc biệt ở New Zealand và Úc, nơi sữa A2 được bán trên thị trường bởi Công ty Sữa A2 [trước đây là Công ty A2] là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh thấp hơn.

Tuy nhiên, những gợi ý rằng A2 casein beta cung cấp mức độ bảo vệ từ phát triển tâm thần phân liệt, tự kỷ, tiểu đường và CHD chưa được chứng minh. Sữa A2 đang được bán trên thị trường như một sự lựa chọn lành mạnh hơn so với sữa thông thường. Công ty sữa A2 tuyên bố rằng một phần tư người tiêu dùng sữa ở các nước phương Tây báo cáo một số loại khó chịu sau khi uống sữa thường xuyên, trích dẫn một bài báo năm 2010 từ Trung tâm đổi mới cho sữa của Mỹ. Công ty sữa A2 cho biết lợi ích của các sản phẩm sữa của nó bao gồm tiêu hóa dễ dàng hơn cho những người được cho là không dung nạp lactose.

Tóm lại, mặc dù tuyên bố của Công ty Sữa A2 rằng nhiều nghiên cứu ủng hộ lợi ích sức khỏe của sữa A2, bằng chứng khoa học là rất ít.

Các nghiên cứu lâm sàng của con người được tiến hành cho đến nay không cung cấp bằng chứng về bất kỳ lợi ích nào của sữa A2.

Bằng chứng mạnh mẽ nhất cho bất kỳ lợi ích có thể có của sữa A2 là các nghiên cứu trên chuột, chứng minh BCM-7 được tạo ra trong quá trình tiêu hóa của biến thể casein A1 beta, gây ra phản ứng miễn dịch viêm.

§ Phần lớn các cộng đồng khoa học đồng ý rằng không có bằng chứng chứng minh rằng sữa A2 tốt hơn cho sức khỏe và tác động thụ hưởng của A2 là giai thoại và không dựa trên bằng chứng đáng tin cậy.

§ Mặc dù các nghiên cứu đã công bố đánh giá lợi ích của sữa chỉ chứa các protein A2, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy lợi ích của nó đối với việc tiêu thụ sữa A2 và các sản phẩm sữa có chứa sự kết hợp giữa casein A1 và A2 [sữa thông thường hiện đang sản xuất tại Việt Nam].

§ Khoa học hiện tại hỗ trợ việc tiếp tục tiêu thụ sữa bò và các sản phẩm từ sữa.

§ Tất cả sữa bò cung cấp dinh dưỡng hoàn chỉnh cho trẻ sơ sinh. Nó chứa các vi chất thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển sức khỏe con người, cũng như cho động vật sơ sinh.

§ Tất cả sữa bò tự nhiên cung cấp chín dưỡng chất thiết yếu trong một gói ngon, thuận tiện và giá cả phải chăng. Cho dù bạn chọn loại sữa nào, bạn vẫn đang có lợi cho sức khỏe.

§ Tất cả sữa bò là một phần của chế độ ăn uống cân bằng và là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Sữa chứa beta casein chủ yếu là an toàn và lành mạnh như bất kỳ loại sữa nào khác.

§ Hướng dẫn chế độ ăn uống của Hoa Kỳ năm 2015 dành cho người Mỹ đề xuất ba phần ăn một ngày làm thực phẩm từ sữa như là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Tác giả bài báo Gonca Pasin, RD, Ph.D., là giám đốc điều hành của Quỹ nghiên cứu sữa California [CDRF], có trụ sở tại Davis, Ca. Tổ chức nghiên cứu sữa California là một tổ chức quản lý nghiên cứu phi lợi nhuận dẫn đầu và cung cấp các chương trình nghiên cứu và khoa học để hỗ trợ ngành công nghiệp sữa California và Mỹ bền vững và sáng tạo hơn. Để biết thêm thông tin về CDRF, hãy truy cập www.cdrf.org

BIẾN ĐỔI GEN TRÊN HEO GIÚP PHÒNG BỆNH TAI XANH

đăng 20:36, 21 thg 6, 2018 bởi Anh Dũng Chung

TS. Chung Anh Dũng lược dịch [22/06/2018]

Đại học Edinburgh đã phát hiện ra rằng việc thay đổi mã di truyền ở heo có thể ngăn chặn con vật bị nhiễm một trong những bệnh gây chết nhiều nhất trên heo là Hội chứng hô hấp và sinh sản hay còn gọi là bệnh tai xanh tại Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Roslin của Đại học Edinburgh đã hợp tác với công ty di truyền động vật toàn cầu hàng đầu, Genus PLC, để sản xuất heo với những thay đổi ADN đặc trưng. Họ sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen để loại bỏ một phần nhỏ của gen CD163 khi sản xuất một con heo và tập trung vào phần của thụ thể mà virus thường gắn vào, để phần còn lại của phân tử còn nguyên vẹn. Loại bỏ chỉ một phần của CD163 cho phép các thụ thể để giữ lại chức năng bình thường của nó trong cơ thể và giảm nguy cơ của các khía cạnh bên, các nhà nghiên cứu cho biết.

Sau thí nghiệm, kết quả cho thấy các xét nghiệm với virus - Hội chứng hô hấp và sinh sản ở heo [PRRS] - phát hiện thấy heo không bị nhiễm bệnh và sức khoẻ của chúng không bị suy giảm sau khi xét nghiệm máu dương tính. PRRS gây ra các vấn đề về hô hấp và tử vong ở động vật trẻ và chi phí cho ngành chăn nuôi heo khoảng 2,5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm trong doanh thu bị mất ở Mỹ và Châu Âu. Vắc-xin đa số không ngăn chặn sự lây lan của vi-rút ở heo. Nghiên cứu được đồng tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ sinh học, đã được công bố trên Tạp chí Virology.

Đại học cho biết việc chỉnh sửa gen sẽ giúp giảm tổn thất trong ngành nông nghiệp, đồng thời cải thiện sức khỏe và phúc lợi của động vật. "Những kết quả này rất thú vị, nhưng nó vẫn có thể là vài năm trước khi chúng ta ăn bánh mì thịt xông khói từ heo PRRS," giáo sư Christine Tait-Burkard thuộc Đại học Edinburgh của Đại học Edinburgh cho biết. “Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta cần thảo luận rộng rãi hơn về khả năng chấp nhận của thịt biến đổi gen vào chuỗi thức ăn của chúng ta, để giúp thông báo cho các nhà lãnh đạo chính trị về cách thức các kỹ thuật này cần được quy định. “Nếu những nghiên cứu này thành công và công chúng đang chấp nhận công nghệ này, thì chúng tôi sẽ tìm cách hợp tác với các công ty chăn nuôi heo để tích hợp những chỉnh sửa gen này vào các cổ phiếu giống thương mại”.

Động vật biến đổi gen hiện đang bị cấm trong chuỗi thức ăn ở châu Âu.

Nguồn: University study finds pig DNA modication can preventdisease

By Ashley Williams

//www.globalmeatnews.com/Article/2018/06/21/DNA-modification-in-pigs-can-prevent-disease?utm_source=newsletter_daily&utm_medium=email&utm_campaign=21-Jun-2018&c=eQ0j7hAlvTI6f1%2BJQIX4Ipij66TDFBpv&p2=

21-Jun-2018 - Last updated on 21-Jun-2018 at 08:38 GMT

ỨNG DỤNG CNSH-DI TRUYỀN PHÂN TỬ ĐỂ CẢI THIỆN KÍCH CỠ Ổ ĐẺ HEO

đăng 20:46, 16 thg 6, 2018 bởi Anh Dũng Chung

Tiến sĩ Chunyan Zhang, Phd, Genetician Genesus Inc.[15/06/2018]

Kích cỡ ổ đẻ là yếu tố rất quan trọng quyết định khả năng sinh lời của heo  nái. Một hạn chế lớn đối với việc tăng kích cỡ ổ đẻ là mất phôi xảy ra trong tuần thứ 2 đến tuần thứ 3 của thai kỳ [Geisert và Schmitt, 2002, J Anim Sci. 80, E54-E65].

Nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự mất mát này và một nguyên nhân có thể gây tử vong phôi sớm có thể là sự tồn tại của một số alen có hại [các dạng gen khác nhau] cho các gen thiết yếu dẫn đến tử vong thai nhi ngay sau khi heo nái mang thai. Tần suất của các alen có hại này có thể giảm trong một quần thể sau khi lựa chọn dài hạn cho kích cỡ ổ đẻ lớn, chẳng hạn như trong các dòng mẹ. Tuy nhiên, trong các giống chưa được chọn để tăng kích cỡ lứa đẻ [eg.Duroc], các alen có hại này có thể bị bỏ qua [hoặc ẩn] và ở tần suất cao hơn so với các quần thể được chọn.

Thông thường những alen gây hại này khiến thai nhi chết khi chúng có mặt ở trạng thái đồng hợp tử [gọi là gen  lặn, một bản sao có hại từ mỗi bố mẹ, ví dụ aa]. Khi chúng có mặt trong trạng thái dị hợp tử [các alen được thừa kế từ bố và mẹ là  giống khác nhau, chẳng hạn như Aa], cá thể sống sót và có kiểu hình bình thường. Động vật dị hợp tử này, được gọi là chất mang rất khó xác định và do đó có thể tiếp tục lan truyền các alen có hại trong quần thể.

Công nghệ gen bây giờ cung cấp một cách tiếp cận hiện đại để phát hiện các alen có hại đó được cho là tương đối phổ biến trong một quần thể không được chọn nhưng không bao giờ xuất hiện ở trạng thái đồng hợp tử lặn ở động vật sống. Cách tiếp cận này chỉ yêu cầu dữ liệu kiểu gen trên kiểu hình bình thường [tức là ở con sống] để phát hiện các alen có hại thông qua phân tích thống kê. Cách tiếp cận này ban đầu được sử dụng trong bò sữa và phát hiện alen liên quan đến dị tật sinh sản [VanRaden et al., 2011, J Dairy Sci. 94, 6153-6161]. Nhiều nghiên cứu gần đây đã bắt đầu tìm kiếm ở heo  và tìm thấy một số alen liên quan đến những lứa đẻ ít hơn và nhiều heo con chết khi sinh ra  hơn   trong dòng mẹ và  các dòng thương phẩm [Häggman và Uimari, 2017, J Anim Breed Genet. 134, 129-135; Howard et al ., 2017, GSE 49, 57; Derks và cộng sự, 2017, BMC Genomics. 18, 858].

Trong cơ sở dữ liệu gen Genesus, chúng tôi có hàng ngàn con heo với dữ liệu kiểu gen thông tin [60K, 80K, 650K và chuỗi rộng] cho phép chúng tôi tìm kiếm những alen có hại có liên quan đến kích cỡ ổ đẻ và tiếp tục ước tính ảnh hưởng của chúng lên khả năng sinh sản của heo, tập hợp lớn các kiểu hình. Nỗ lực ban đầu của chúng tôi tập trung vào heo đực Duroc sử dụng kiểu gen SNP 650K. Một số khu vực của bộ gen đã được tìm thấy có khả năng chứa alen có hại. Ví dụ, đối với SNP quan trọng nhất, chúng tôi dự đoán rằng cần có 45 đồng hợp tử lặn [aa] nhưng không ai quan sát thấy. Khu vực chứa SNP này có liên quan đáng kể với nhiều phôi chết khô[P

Chủ Đề