Cá nhân xin giấy đi đường ở đâu

Công an Hà Nội đã công bố chi tiết quy trình xin Giấy đi đường tại vùng 1 cho 6 nhóm đối tượng đã công bố trước đó. 6 nhóm đối tượng này sẽ tiến hành thủ tục cần thiết để Công an Thành phố Hà Nội hoặc Công an xã, phường, thị trấn tại từng khu vực duyệt hồ sơ và cấp giấy đi đường có mã QR, kèm theo thông tin khai báo di biến động dân cư. Dưới đây là quy trình xin giấy đi đường chính xác, chi tiết tới người dân.

Hướng dẫn quy trình xin giấy đi đường mới nhất

  • 1. Hướng dẫn xin giấy đi đường Hà Nội đầy đủ, chi tiết
  • 2. Hướng dẫn xin giấy đi đường lĩnh vực Công thương Vùng 1
    • 2.1. Đối tượng áp dụng trong lĩnh vực Công thương
    • 2.2. Quy trình xin giấy cho đối tượng thuộc lĩnh vực Công thương
  • 3. Hướng dẫn xin giấy đi đường TP. Hồ Chí Minh

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy đi đường

1. Hướng dẫn xin giấy đi đường Hà Nội đầy đủ, chi tiết

Nhóm 6: là các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu phải liên hệ với Cảnh sát khu vực hoặc Công an phường nơi doanh nghiệp hoạt động/cá nhân cư trú. Khai báo thông tin với Cảnh sát khu vực, công an phường để tiếp nhận thông tin.

Sau khi được duyệt bạn phải gửi lại hồ sơ theo biểu mẫu được cung cấp.

Dưới đây là quy trình xin giấy đi đường theo trình tự tại Cảnh sát khu vực, công an phường.

Bước 1:

Liên hệ với cảnh sát khu vực, khai báo thông tin theo yêu cầu.

Bước 2:

Cảnh sát khu vực tiếp nhận thông tin, gửi lại biểu mẫu cho doanh nghiệp/cá nhân vào email.

Bước 3:

Doanh nghiệp/cá nhân hoàn thiện các biểu mẫu, cung cấp đầy đủ hồ sơ và gửi lại vào địa chỉ email của cảnh sát khu vực. Lưu ý, từng cột kê khai thông tin sẽ đều có lưu ý về giới hạn ký tự nhập, bạn đọc rõ chú ý để kê khai.

  • Tải mẫu danh sách xin giấy đi đường

Bạn có thể theo dõi chi tiết quy trình đề nghị cấp giấy đi đường đến khi hồ sơ hoàn thành theo hình ảnh dưới đây.

Cá nhân xin giấy đi đường ở đâu

Nhóm 1: Các đối tượng cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao, quốc tế thì do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu do Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố xét duyệt.

Cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực đang thực hiện theo 2 mẫu:

Mẫu 1: Danh sách cá nhân lập như dưới đây.

Cá nhân xin giấy đi đường ở đâu

Mẫu 2: Danh sách người điều khiển xe mô tô, danh sách người điều khiển xe ô tô, mỗi loại lập riêng theo mẫu số 2.

Cá nhân xin giấy đi đường ở đâu

Gửi danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường gửi tới Phòng Cảnh sát giao thông. Sau đó Phòng Cảnh sát giao thông sẽ duyệt và cấp Giấy đi đường.

  • Đối với Giấy đi đường có mã nhận diện cho người điều khiển ô tô: Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực qua email. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chuyển giấy đi đường có mã nhận diện cho các đối tượng để sử dụng.
  • Đối với Giấy đi đường có mã nhận diện cho người điều khiển mô tô: Phòng Cảnh sát giao thông in, ký, đóng dấu và gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để chuyển cho các đối tượng sử dụng.

Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng chỉ thị.

Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm cấp giấy đi đường theo chỉ thị.

Nhóm 5: Các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường gồm:

  • Cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu: Do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn duyệt, cấp thẻ.
  • Cá nhân thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vaccine và xét nghiệm Covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về): Cá nhân chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh kèm theo Căn cước công dân (Chứng minh thư nhân dân).
  • Cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao; cá nhân đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án: Mang theo giấy tờ chứng minh kèm theo thẻ Căn cước công dân (Chứng minh thư nhân dân), giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.

Nhóm 6: Xem nội dung quy trình chi tiết phía trên Nhóm 1.

2. Hướng dẫn xin giấy đi đường lĩnh vực Công thương Vùng 1

Ngoài 6 đối tượng theo nội dung bên trên thì với một số đối tượng thuộc lĩnh vực Công thương sẽ có quy trình xin giấy nhận diện khác.

Doanh nghiệp chỉ gửi hồ sơ đúng theo lĩnh vực ngành nghề Sở Công Thương quản lý, Sở Công Thương sẽ trả lại hồ sơ không hợp lệ, không đúng đối tượng, sai các ký tự biểu mẫu để đơn vị cập nhật, thực hiện qua hệ thống email của đơn vị.

2.1. Đối tượng áp dụng trong lĩnh vực Công thương

Lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thiết yếu thuộc lĩnh vực Công Thương:

  • Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh siêu thị
  • Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích
  • Đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ
  • Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi
  • Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, LPG
  • Doanh nghiệp, đơn vị tham gia chương trình bình ổn thị trường của TP Hà Nội
  • Doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhu yếu phẩm thiết yếu khác thuộc lĩnh vực Công Thương (tã, bỉm, sữa, băng vệ sinh,…)

Lĩnh vực logistics

Lĩnh vực xuất nhập khẩu

Lĩnh vực thương mại điện tử

2.2. Quy trình xin giấy cho đối tượng thuộc lĩnh vực Công thương

Bước 1:

Các doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ bên dưới đây.

1. Công văn đề nghị của doanh nghiệp đơn vị (có ký tên, đóng dấu), lưu ý doanh nghiệp, đơn vị cung cấp phương thức (tên, địa chỉ, điện thoại, email…)

2. Tạo danh sách các mẫu theo tên Nội dung hỗ trợ_Lĩnh vực_ Công ty, ví dụ Giấy đi đường_ Tên cửa hàng kinh doanh_Tên Công ty….

  • Tải mẫu Danh sách nhân viên đi làm
  • Tải mẫu Danh sách phương tiện vận chuyển hàng hóa xe máy
  • Tải mẫu Danh sách phương tiện vận chuyển hàng hóa ô tô

Bước 2:

Gửi tất cả tài liệu và hồ sơ vào địa chỉ email .

Bước 3:

Sở Công thương tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ thì Sở Công Thương gửi Công an Thành phố xem xét, cấp xác nhận theo quy định.
  • Nếu doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực quản lý hoặc hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương lập danh sách nêu rõ lý do hiển thị trên website congthuong.hanoi.gov.vn tại mục Phòng chống Covid để doanh nghiệp, đơn vị biết, theo dõi.

Bước 4:

Sau khi nhận được kết quả xử lý hồ sơ từ Công an Thành phố, Sở Công Thương sẽ gửi kết quả cho doanh nghiệp qua email doanh nghiệp đã đăng ký với Sở.

3. Hướng dẫn xin giấy đi đường TP. Hồ Chí Minh

Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng Phòng tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, nếu kéo dài thời gian giãn cách đến ngày nào thì gia hạn và kéo dài thời hạn giấy đi đường đã được cấp đến ngày đó. Cho nên người dân TP. Hồ Chí Minh vẫn sẽ dùng mẫu giấy đi đường như cũ, giống dưới đây để di chuyển.

Cá nhân xin giấy đi đường ở đâu

Việc này gây khó khăn rất lớn cho công ty trong quá trình đi lại, thực hiện dịch vụ thẩm định giá cho ngân hàng, khách hàng và doanh nghiệp. Bà Phượng đề nghị được hướng dẫn để công ty làm thủ tục xin cấp giấy đi đường cho nhân viên.

Về vấn đề này, Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội đề nghị bà Phượng nghiên cứu các quy định sau:

- Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của UBND TP. Hà Nội về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

- Thông báo của Công an TP. Hà Nội về đối tượng, trình tự, thủ tục duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện, thẻ đi mua hàng thiết yếu theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 trong Vùng 1, cụ thể như sau:

“1. Nhóm 1: Các cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao, quốc tế:

a. Đối tượng: (1) Cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính quyền, lực lượng vũ trang, MTTQ, đoàn thể, chính trị xã hội đóng trên địa bàn Thành phố (bao gồm cả các cơ quan trực thuộc và tương đương); (2) Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

b. Thẩm quyền cấp giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nhóm 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu:

a. Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.

b. Thẩm quyền cấp giấy đi đường: Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố.

c. Quy trình cấp:

- Bước 1: Cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (Sở quản lý theo chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ: Sở Thông tin và Truyền thông quản lý doanh nghiệp lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; Sở giao thông quản lý doanh nghiệp vận tải; Sở Công thương quản lý doanh nghiệp lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, siêu thị…).

Thủ trưởng các tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu cử 01 cán bộ đại diện cơ quan, đơn vị làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để cung cấp các thông tin, danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, người điều khiển ô tô theo biểu mẫu của Công an Thành phố (Danh sách cá nhân - Biểu mẫu số 01; Danh sách người điều khiển xe mô tô, danh sách người điều khiển xe ô tô: mỗi loại lập riêng theo Biểu mẫu số 02) để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện.

- Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp giấy đi đường

Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, người điều khiển ô tô đề nghị cấp giấy đi đường của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu kèm theo các biểu mẫu của Công an Thành phố, gửi Phòng Cảnh sát Giao thông (qua thư điện tử đã xác thực trên hệ thống) để duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện.

-  Bước 3: Duyệt giấy đi đường

Căn cứ vào danh sách đã được duyệt của Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, Phòng Cảnh sát Giao thông cấp giấy đi đường.

- Bước 4: Cấp giấy đi đường

Đối với giấy đi đường có mã nhận diện của phương tiện và người điều khiển ô tô: Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (qua thư điện tử đã được hệ thống xác nhận). Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chuyển giấy đi đường có mã nhận diện cho các các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt để tổ chức in, cấp giấy đi đường và sử dụng.

- Đối với giấy đi đường có mã nhận diện cho người điều khiển mô tô: Phòng Cảnh sát giao thông in, ký, đóng dấu và gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để gửi trả cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt.

3. Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch:

a. Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện tham gia công tác phòng chống dịch.

b. Thẩm quyền cấp giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông:

a. Đối tượng: Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông.

b. Thẩm quyền cấp giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Nhóm 5: Đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường:

(1) Cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu: Do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn duyệt, cấp thẻ mua hàng thiết yếu theo đúng đối tượng quy định.

(2) Cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vaccine và xét nghiệm COVID-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về): Không áp dụng giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD (CMTND).

(3) Cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao; cá nhân đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án: Không áp dụng giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD (CMTND) và giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.

6. Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu:

a. Đối tượng: Các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

b. Thẩm quyền cấp giấy đi đường: Công an xã, phường, thị trấn.

c. Quy trình:

-  Bước 1: Cung cấp thông tin

Thủ trưởng các đơn vị cử 01 cán bộ đại diện làm việc trực tiếp với Công an xã/phường/thị trấn để cung cấp thông tin cần thiết theo quy định, cung cấp địa chỉ thư điện tử và thực hiện việc xác thực thư điện tử trên hệ thống với UBND xã/phường, thị trấn.

-  Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp giấy đi đường

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách cán bộ, công chức, công vụ đề nghị cấp giấy đi đường (theo Biểu mẫu số 03) và các tài liệu có liên quan gửi về UBND các xã, phường, thị trấn qua địa chỉ thư điện tử đã xác thực trên hệ thống.

-  Bước 3: Duyệt giấy đi đường

Trên cơ sở danh sách đề nghị của các cơ quan, tổ chức; căn cứ vào diện các đối tượng theo quy định, UBND các xã/phường/thị trấn duyệt danh sách cấp giấy đi đường và chuyển cho Công an xã/phường/thị trấn cấp giấy đi đường có mã nhận diện (ký, đóng dấu).

-  Bước 4: Cấp giấy đi đường

Công an xã/phường/thị trấn trực tiếp gửi giấy đi đường có mã nhận diện tới các cơ quan, tổ chức theo địa chỉ đăng ký”.

Đồng thời đề nghị bà Phượng liên hệ các số điện thoại: 069.219.4299;  069.219. 4295 và   069.219.4296 của Công an TP. Hà Nội hoặc Tổng đài 024.1022, nhánh số 4 để được hướng dẫn, giải đáp kịp thời.

Chinhphu.vn