Ca sĩ phạm phương thảo wiki là ai?

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Phạm Phương Thảo [sinh 15 tháng 9 năm 1952], quê tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, là nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bà có bằng Thạc sĩ Khoa học xã hội, trình độ Cao cấp lý luận chính trị và là Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khoá II. III, VII, Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, XI, XII[1].

Phạm Phương Thảo

Chức vụ

Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiệm kỳ20 tháng 5 năm 2004 – 22 tháng 6 năm 2011
7 năm, 33 ngàyTiền nhiệmVõ Văn CươngKế nhiệmNguyễn Thị Quyết TâmPhó Chủ tịch HĐNDTrương Thị Ánh

Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh

Nhiệm kỳ20 tháng 5 năm 2004 – 22 tháng 6 năm 2011
7 năm, 33 ngàyTiền nhiệmVõ Văn CươngKế nhiệmNguyễn Thị Quyết Tâm

Thông tin chung

Sinh15 tháng 9, 1952 [69 tuổi]
Long Điền Đông, Đông Hải, Bạc LiêuNơi ởThành phố Hồ Chí MinhHọc vấnThạc sĩ Khoa học xã hội

Bà Phạm Phương Thảo từng học tập tại Trường phổ thông Lý Tự Trọng của Khu ủy Khu Tây Nam bộ.[2]

  • Từ tháng 12/1966 đến tháng 7/1975: Bà tham gia công tác tại Tỉnh Đoàn Sóc Trăng, là Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh Đoàn [1971]. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn [1974]. Bà được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam năm 1969.
  • Từ tháng 7/1975 đến tháng/năm 1976: Bà là Cán bộ công tác tại Trung ương Đoàn.
  • Từ tháng 7/năm 1976 đến tháng 7/1987: Bà chuyển công tác về Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó Bà được bầu giữ chức Phó Bí thư Thành Đoàn [1977], Quyền Bí thư Thành Đoàn [1983] rồi Bí thư Thành Đoàn [1984].
  • Từ tháng 7/1987 đến tháng 12/1994: Bà được điều động về làm Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa III.
  • Từ tháng 12/1994 đến tháng 8/1996: Bà giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Từ tháng 8/1996 đến tháng 5/2001: Bà được Hội đồng nhân dân Thành phố bầu giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Từ tháng 5/2001 đến năm tháng 6/2004: Bà là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Từ tháng 6/2004 đến 22/6/2011: Bà là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Khóa VII kiêm Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh khóa XII.

Trong quá trình công tác Bà được tặng thưởng:

  • Huân chương Lao động hạng Nhất [3]
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng III
  • Huy chương Quyết thắng hạng I
  • Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng [4]
  • Huy chương "Vì thế hệ trẻ",..
  • "Khi đương chức cũng đâu phải một bước lên xe hơi, tôi vẫn đi bộ, đi xe đạp, xe máy, xe buýt như mọi người bình thường"
  • Thành phố Hồ Chí Minh "là nơi thử nghiệm những đề xuất sáng tạo táo bạo, là nơi phát xuất nhiều ý tưởng thăng hoa, thậm chí chưa từng có trong lý thuyết" - tác phẩm Hãy cứ đi về phía Nhân dân
  • "Chúng ta phải đảm bảo vừa phát triển, vừa bảo tồn. Cứ phát triển mà không bảo tồn thì Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là 'thành phố mất trí nhớ", không có bản sắc" - Phiên họp HDND TP sáng ngày 05/7/2010.
  • "Bức xúc nhất hiện nay của người dân Thành phố Hồ Chí Minh là kẹt xe, kẹt xe và… kẹt xe" - tại Chương trình Lắng nghe và trao đổi sáng ngày 04/02/2018 Đồng thời đồng chí đề nghị chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cần chủ động, tập trung hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là hệ thống tàu điện ngầm để Thành phố Hồ Chí Minh không bị kẹt xe hơn nữa.
  • "Giá trị thành công mà U23 Việt Nam mang lại là giá trị của sự săn lùng năng khiếu thể thao bóng đá, cộng với đào tạo. Người ta đã khổ công săn lùng những năng khiếu bóng đá ở các tỉnh thành và đào tạo. Vì vậy, tôi nghĩ vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho thể thao, văn hóa cần phải được quan tâm đầy đủ" - tọa đàm chủ đề Đào tạo nguồn nhân lực văn học - nghệ thuật ngày 05/02/2018
  • "Tôi mong chính quyền TP sẽ luôn luôn lắng nghe người dân, để người dân có nơi có chỗ bày tỏ những ý kiến xây dựng và chân thành của mình."[5]
  1. Đi qua thời gian - xuất bản tháng 9/2012[6]
  2. Kỹ Năng Hoạt động Của Đại biểu Nhân Dân Hỏi & Đáp - xuất bản tháng 11/2013[7]
  3. Chuyện ở Phường - xuất bản tháng 10/2014[8]
  4. Hãy cứ đi về phía Nhân dân - xuất bản năm 2015[9]
  5. Những Người Phụ Nữ Đẹp Mãi Trong Tôi - xuất bản tháng 10/2016[10]
  6. Tiếp Bước Người Đi Trước - xuất bản tháng 10/2017[11]
  7. Chuyện về ứng xử văn hóa - xuất bản năm 2018[12]

  1. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XII”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ V.H, Trường Lý Tự Trọng Khu Tây Nam bộ: Một thời để nhớ, Sài Gòn Giải phóng Online, Thứ Bảy, 10/12/2005 19:49, truy cập 5/12/2020.
  3. ^ “Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh được tặng huân chương lao động”.
  4. ^ “Đ/c Phạm Phương Thảo nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng: Lặng lẽ phấn đấu, khẳng định”.
  5. ^ “Yêu nước, phải giữ hình ảnh cho thành phố”.
  6. ^ “Đi qua thời gian”. Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ “Kỹ Năng Hoạt động Của Đại biểu Nhân Dân Hỏi & Đáp”. Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ “Chuyện ở Phường”. Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.
  9. ^ “Hãy cứ đi về phía Nhân dân”. Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.
  10. ^ “Những Người Phụ Nữ Đẹp Mãi Trong Tôi”. Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ “Tiếp bước người đi trước”. Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ “Chuyện về ứng xử văn hóa”. Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.

  • Phó Bí thư Thành ủy
  • Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố
  • 17 tháng 7 năm 2006.8086252304 Trang của Hội đồng nhân dân[liên kết hỏng]
  • Trang của Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh
Tiền nhiệm:
Võ Văn Cương
Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
2005-2011
Kế nhiệm:
Nguyễn Thị Quyết Tâm

  Bài viết về chính khách Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phạm_Phương_Thảo&oldid=67476885”

Tết Nguyên đán, Phạm Phương Thảo không nhận lời mời biểu diễn mà dành thời gian với gia đình ở quê nhà Nghệ An. Cô thích cảm giác quây quần bên người thân, hát những điệu ví, giặm trong bữa cơm năm mới. Tết với Phạm Phương Thảo là lúc cô bù đắp cho gia đình sau những tháng ngày biền biệt xa quê. "Trong mắt cha mẹ, dù có thế nào, tôi vẫn luôn là cô con gái nhỏ cần được chở che, bao bọc", ca sĩ tâm sự.

Ở tuổi U40, Phạm Phương Thảo từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ và hai mối tình dang dở. Cô không còn mơ ước về một người đàn ông lịch lãm, tài hoa như khi vừa tròn 20 tuổi, cũng không có nhu cầu dựa dẫm vào bất kỳ ai. Nhiều người bạn của cô như NSƯT Thanh Lam, ca sĩ Ngọc Anh, Tân Nhàn đều nói Phạm Phương Thảo "đa đoan", nhiều duyên nợ, lắm mối tơ lòng. Tất cả những điều này tạo nên một Phạm Phương Thảo đa sầu đa cảm trong âm nhạc và cuộc sống.

Phạm Phương Thảo hát ca khúc "Chàng vinh quy" do cô sáng tác.

Vào nghề từ năm 2003, Phạm Phương Thảo được chú ý khi giành giải ba, đồng thời trở thành "Gương mặt được yêu thích nhất" cuộc thi Sao Mai 2003. Tuy nhiên, khi bắt đầu gặt hái thành công, cô đột ngột lập gia đình. Ông xã làm việc tại Lào, vì thế, ca sĩ gác lại nhiều dự án âm nhạc để vun vén gia đình. Năm 2009, vợ chồng cô ly hôn sau 5 năm chung sống. Cô chia tay nhẹ nhàng, không có người thứ ba, thế nhưng khi chồng đi bước nữa, Phạm Phương Thảo không giấu được cô từng "đau đến xé lòng".

"Từ bé, tôi có nhiều suy nghĩ khác thường. Tôi hay tỉ tê với mẹ rằng không muốn lấy chồng. Sau này, khi lên xe hoa, tôi nói với hai cụ: 'Con chỉ lấy chồng một lần này thôi, nếu con không hạnh phúc, con sẽ không bao giờ kết hôn lần nữa", Phạm Phương Thảo kể.

Nhiều bạn bè khuyên cô không nên kết hôn với ai nữa, yêu ai thì sinh con. Thế nhưng, cô không chuẩn bị điều gì cả mà mà chờ đón mọi thứ đến một cách tự nhiên. "Trước kia, tôi từng nghĩ sẽ có thật nhiều con. Thế nhưng, có những điều tôi cố gắng mãi cũng không đạt được. Tôi từng nhiều lần vào sinh ra tử để có con nhưng không thành. Hiện tại, tôi không còn quá khao khát có một đứa trẻ. Tôi coi các cháu mình như con và hết lòng chăm sóc chúng", ca sĩ tâm sự.

Ca sĩ Phạm Phương Thảo.

Sau khi chia tay chồng, ca sĩ đến với người khác nhưng hạnh phúc không quá 5 năm. Tính cách khẳng khái, "thẳng như ruột ngựa" cùng cái "tôi" lớn của cô khiến nhiều người e sợ. "Tôi không có nhu cầu tìm một người đàn ông luôn ở cạnh hay chỉ để đưa mình đi diễn. Dù dễ xiêu lòng trước người đàn ông có tài, điều tôi muốn nhất là người ấy chỉ có tôi trong lòng. Đó là sự ích kỷ của tôi trong tình yêu. Có lẽ vì thế không có người nào bên tôi quá 5 năm", cô rưng rưng. Ca sĩ thừa nhận mình yêu muộn hơn các bạn đồng trang lứa nên không có nhiều trải nghiệm, đôi lúc vụng dại. Cô lý giải sự lận đận trong chuyện tình cảm đến từ "nợ kiếp trước". Tuy vậy, với mỗi người đến và đi khỏi cuộc đời mình, cô đều trân trọng những niềm vui, nỗi buồn họ mang lại.

Khi nhắc lại những chuyện đã qua, Phạm Phương Thảo không hối hận, tiếc nuối. Cô chỉ chạnh lòng khi nghĩ đến bố mẹ: "Khi còn nhỏ, mẹ không muốn tôi làm ca sĩ, mẹ khuyên: 'Các ca sĩ toàn bỏ chồng thôi con'. Tôi không lấn cấn điều gì cả, chỉ luôn nghĩ rằng nếu mình có cuộc sống gia đình yên ấm hơn, bố mẹ sẽ yên lòng. Con cái đau một, bố mẹ sẽ đau mười. Với tôi, không hạnh phúc cũng là một sự bất hiếu".

Tập thơ "Đi hết xuân thì" của Phạm Phương Thảo.

Người đàn bà đa đoan trong âm nhạc và thi ca

Phạm Phương Thảo làm thơ, viết nhạc để cân bằng cảm xúc. Ra mắt tập thơ Đi hết xuân thì hồi tháng 8 năm ngoái, cô giãi bày nhiều nỗi niềm của phụ nữ khi yêu. Tập thơ kể chuyện cô gái quê Phương Thảo, từ thưở lên tám đã dám nói với mẹ về ước mơ không chồng mà sinh bốn con: "Em là con gái miền trong/ Không muốn lấy chồng nhưng lại thích con/ Mới hồi lên tám lon ton/ Đã mòn cái nghĩ sau này đẻ thôi". Người đàn bà trung niên chấp nhận những long đong, lận đận trong tình cảm: "Thân này vẫn phải cài then/ Chờ người quân tử phá then nhà trời/ Thì xin một cuộc đứt hơi/ Thì xin lại được chơi vơi vì tình".

Với âm nhạc, cô sáng tác nhiều ca khúc như Chàng vinh quy, Mong manh em, Mơ duyên, Gái Nghệ, thể hiện tâm hồn lãng mạn, mong manh. Cái tôi trữ tình trong thơ ca, âm nhạc của Phạm Phương Thảo lãng mạn, mộng mơ nhưng đôi lúc đành hanh, sâu cay. Ý tứ khi dạt dào đầy yêu thương, lúc lại cô đơn, buồn tủi. Tất cả từng được ca sĩ đưa vào trong liveshow kỷ niệm 20 năm ca hát mang tên Mơ duyên.

Những ngày đầu xuân Kỷ Hợi, Phạm Phương Thảo đi chùa, cầu mong một năm mới may mắn. "Nhiều người thích bình yên, nhưng tôi sợ sự bình yên đến mức phẳng lặng, như vậy sẽ rất tẻ nhạt. Tôi quan niệm hạnh phúc bao gồm cả niềm vui và nỗi buồn. Sau những sóng gió, điều quan trọng nhất với tôi lúc này là gia đình và âm nhạc", Phạm Phương Thảo bộc bạch.

Ca khúc "Mong manh em" do Phạm Phương Thảo sáng tác, Ngọc Anh thể hiện.

Phạm Phương Thảo sinh năm 1982 ở Nghệ An. Cô trưởng thành từ đoàn ca múa kịch Hương Sen ở quê nhà. Năm 2003, nữ ca sĩ đoạt giải Ba cuộc thi Sao Mai phong cách dân gian và được giải "Ca sĩ được yêu thích nhất". Phạm Phương Thảo là một trong những gương mặt trẻ nhất được phong tặng danh hiệu NSƯT [năm 2016]. Ngoài ca hát, Phạm Phương Thảo đã thành công khi lấn sân sang lĩnh vực sáng tác với những ca khúc nổi tiếng như Đất mẹ ngày về, Gái Nghệ, Cho em thôi chòng chành, Trăng sáng một mình...

Hà Thu

Video liên quan

Chủ Đề