Các chính sách về kế hoạch hóa gia đình năm 2024

Câu hỏi: Những trường nào hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình?

Lượt xem: 1150

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định như sau: "Điều 2. Những trường hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

  1. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
  2. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. 7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. 8. Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình). 9. Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên)." Như vậy nếu sinh con trong những trường hợp trên thì không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Ban Tổ chức Đảng ủy Khối

Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em (IPFCS): Nghị quyết 21-NQ/TW về Công tác dân số trong tình hình mới với việc chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển là bước ngoặt lớn của chính sách dân số Việt Nam trong thời kỳ mới.

Để hiểu được tại sao nước ta cần chuyển hướng chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển thì cần điểm qua một số đặc điểm mới, nổi bật của dân số nước ta hiện nay và xu hướng biến đổi đến giữa thế kỷ.

Các chính sách về kế hoạch hóa gia đình năm 2024

Công tác dân số trong tình hình mới đã chuyển trọng tâm từ chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình

sang dân số và phát triển. Ảnh: chinhphu.vn

Thực tế cho thấy, hơn 50 năm qua, với chính sách sinh đẻ có kế hoạch, mục tiêu của chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) là giảm sinh “đã đạt được một cách vững chắc”. So với thời điểm hoạch định chính sách DS-KHHGĐ (1961), dân số nước ta đã xuất hiện những đặc điểm và những xu hướng mới, tác động rất lớn đến sự phát triển bền vững của Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực, mang lại cả cơ hội và thách thức.

Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn, mật độ dân số rất cao. Theo dự báo, dân số Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm lại (giai đoạn 2009-2019 bình quân hàng năm khoảng 1%, sau đó sẽ dưới 1%). Năm 2025, nước ta sẽ có 100 triệu dân và tiếp tục tăng chậm lên đến khoảng 107-108 triệu vào giữa thế kỷ. Dân số đông là một thị trường lớn, hấp dẫn đầu tư nhưng cũng là thách thức lớn về an ninh lương thực, năng lượng,… Bên cạnh đó, mặc dù tỉ lệ dân thành thị thấp nhưng tốc độ di cư, đô thị hóa, tích tụ dân số đang diễn ra khá mạnh. Di dân góp phần thay đổi cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất lao động nhưng việc tích tụ dân số với mật độ rất cao cũng dẫn tới nhiều áp lực tới hạ tầng cơ sở; gây tắc ách giao thông, ô nhiễm môi trường…

Chúng ta đang trong thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” với số người trong độ tuổi lao động hơn gấp đôi số người phụ thuộc. Điều này mang lại nhiều “dư lợi” về lao động nhưng cũng là thách thức về tạo việc làm và việc làm có năng suất, thu nhập cao. Cơ cấu dân số “vàng” sẽ chấm dứt vào khoảng đầu thập niên 40 của thế kỷ này. Vì vậy, nếu không khai thác nhanh và hiệu quả, cơ hội “vàng” sẽ bị bỏ qua.

Với sự phát triển kinh tế - xã hội và những thành tựu về y học, tuổi thọ của người dân tăng lên, song chúng ta cũng đang phải đối mặt với tình trạng già hóa với tốc độ vào nhanh nhất thế giới. Dù tuổi thọ trung bình đã tăng lên (74 tuổi) nhưng số năm sống khỏe mạnh trong cả cuộc đời không cao. Hơn 70% người cao tuổi sống ở nông thôn, khu vực có trình độ phát triển thấp hơn đô thị, phải sống phụ thuộc vào con cái... Những đặc điểm trên làm trầm trọng thêm thách thức về già hóa trong quá trình phát triển.

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Số trẻ sơ sinh trai trên 100 trẻ sơ sinh gái cao (112,2/100), ảnh hưởng lớn đến cấu trúc dân số trong tương lai. Hiện tượng biết trước giới tính thai nhi ngày càng phổ biến, tỷ lệ phụ nữ mang thai biết trước giới tính thai nhi là 83%. Sự mất cân bằng giới tính khi sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng của Nho giáo, bất bình đẳng giới, lạm dụng kỹ thuật. Tình trạng này không được cải thiện, đương nhiên sẽ dẫn đến sự phát triển không bền vững về mặt xã hội.

Chất lượng dân số tăng lên nhưng chưa cao. Việt Nam chưa bao giờ lọt vào top 100 nước có “Chỉ số phát triển con người” (HDI) cao nhất. Nhiều năm nay, Tổng cục DS-KHHGĐ thực hiện các dự án nâng cao chất lượng dân số, như tư vấn tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh… đã thu được những kết quả tốt. Tuy nhiên, các thành công vẫn chỉ mới trong khuôn khổ các dự án.

Theo đó, Nghị quyết số 21-NQ/TW nhấn mạnh, việc chuyển đổi mục tiêu, nội dung trọng tâm của chính sách dân số là hoàn toàn cần thiết. Nó làm cho chính sách dân số phù hợp với tình hình dân số thực tế hiện nay và giúp cho công tác dân số hiệu quả hơn. Vì vậy, thay đổi chính sách dân số là nhu cầu cấp bách.

Việc chuyển trọng tâm này nhằm “giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số”. Kết luận 119-KL/TW cũng chỉ rõ các nội dung gồm: Duy trì mức sinh thay thế; Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Tận dụng cơ cấu dân số vàng; Thích ứng với quá trình già hóa dân số; Điều chỉnh phân bố dân số hợp lý; Nâng cao chất lượng dân số.

Các chính sách về kế hoạch hóa gia đình năm 2024

Dân số Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm lại, dự báo đạt 100 triệu dân vào năm 2025.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: nld.com.vn

Tập trung giải quyết các mối quan hệ dân số và phát triển

Như vậy, trọng tâm của chính sách dân số sẽ là tập trung giải quyết các mối quan hệ dân số và phát triển chứ không chỉ là kế hoạch hóa gia đình. Ví dụ như, trước đây chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình tập trung vào nội dung kế hoạch hóa gia đình với mục tiêu giảm sinh, thì nay chính sách dân số với 6 nội dung trên với phạm vi rộng lớn hơn nhiều. “Duy trì mức sinh thay thế” hay bảo đảm mức trung bình mỗi cặp vợ chồng chỉ có khoảng 2,1 con, tức là cần phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Do đó, việc “chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển” về bản chất là sự mở rộng chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đây là một chủ trương lớn của Đảng. Thực hiện được điều này sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn cho chính sách dân số của Việt Nam. Vì vậy, ngay từ bây giờ các nhà quản lý và các nhà khoa học cần nghiên cứu về vấn đề này một cách sâu sắc để góp phần triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW của Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới đi vào cuộc sống một cách hiệu quả.

Thứ hai, chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển tuyệt đối không phải là “từ bỏ kế hoạch hóa gia đình” mà kế hoạch hóa gia đình được thực hiện theo hướng xã hội hóa một cách có hiệu quả. Vấn đề là cần tổ chức kế hoạch hóa gia đình theo phương thức mới. Trước đây, mức sinh ở cả nước cũng như ở từng địa phương đều rất cao, yêu cầu giảm sinh là mục tiêu cốt lõi và thống nhất trong cả nước, không phân biệt vùng, miền, như vậy là hợp lý. Nhưng, thực tiễn cho thấy, mức sinh ở các địa phương do điều kiện kinh tế - xã hội không đồng đều nên kết quả thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình cũng rất khác nhau. Vì vậy, hiện nay theo yêu cầu mới, mục tiêu mức sinh phải được phân biệt theo từng địa phương. Nghị quyết số 21-NQ/TW đã nêu: “Giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh còn cao; duy trì kết quả đã đạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp” là rất hợp lý. Từ những kết luận nêu trên, việc truyền thông, phương thức cung cấp phương tiện, dịch vụ giữa các địa phương cũng đòi hỏi phải bố trí khác nhau.

Thứ ba, lồng ghép các hoạt động về dân số vào kế hoạch hóa phát triển. Nghị quyết số 21-NQ/TW nêu rõ: “Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục đưa công tác dân số và phát triển thành một nội dung trọng tâm trong công tác, hoạt động thường kỳ; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số và phát triển vào nghị quyết chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội”. Tức là, trong mọi kế hoạch hóa phát triển đều phải tiến hành dự báo và tính đến cơ cấu dân số mà trước hết là kế hoạch hóa lao động, việc làm để tận dụng cơ cấu “dân số vàng”; kế hoạch hóa giáo dục và đào tạo cũng như y tế cần tính đến cơ cấu dân số theo tuổi biến đổi nhanh; phong trào di cư, đô thị hóa; chính sách an sinh xã hội cần tính đến già hóa dân số...

Thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động về dân số và phát triển, làm cho mọi tầng lớp xã hội, nhất là cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, đặc biệt là đối với những nhà hoạch định chính sách ngày càng nhận thức đúng, đầy đủ về việc “chuyển trọng tâm từ dân số - kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển”. Từ đó, từng bước đổi mới tư duy về chính sách dân số, nhất là tư duy kế hoạch hóa gia đình đã ăn sâu, bám rễ trong mỗi gia đình Việt Nam. Việc đa dạng hóa các kênh truyền thông, truyền tải những thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền là yêu cầu cấp bách hiện nay. Đây cũng là chủ trương được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương: “Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động về dân số và phát triển”, là một trong những giải pháp then chốt, cần đi trước một bước.

Như vậy, nếu trước đây, chính sách DS-KHHGĐ, chỉ tập trung vào 01 nội dung là KHHGĐ với mục tiêu giảm sinh thì nay, chính sách dân số mới với nhiều nội dung hơn, phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Ở đây cần lưu ý, chúng ta chuyển trọng tâm, chứ không phải là “từ bỏ KHHGĐ” mà KHHGĐ được thực hiện theo phương thức mới.

Rõ ràng, xây dựng và thực hiện chính sách dân số mới mà trọng tâm là “Dân số và phát triển” là một chủ trương mới và rất lớn của Đảng. Thực hiện điều này thực sự là một bước ngoặt lớn cho chính sách dân số của Việt Nam kể từ năm 1961. Đồng thời đòi hỏi nỗ lực lớn trong việc đổi mới tư duy về chính sách dân số và triển khai thực hiện./.