Các chức vụ trong công ty tư nhân

Khi lên kế hoạch thành lập công ty mới, hẳn các bạn sẽ quan tâm đến các chức danh trong công ty. Đối với loại hình Công ty Cổ phần cũng vậy, chức danh trong Công ty Cổ phần thường phức tạp hơn, do đó, thông qua bài viết này, Quốc Luật sẽ làm rõ quyền và nghĩa vụ của từng chức danh trong Công ty Cổ Phần.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật kế toán 2015
  • Luật doanh nghiệp 2020

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỨC DANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

1. Chủ tịch hội đồng quản trị:

Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.

Quyền và nghĩa vụ:

  • Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.

Các chức vụ trong công ty tư nhân

2. Thành viên Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị được bầu thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Tiêu chuẩn và điều kiện để được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị được quy định khoản 1 điều 155 trong Luật doanh nghiệp 2020. 

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty nên các thành viên Hội đồng quản trị có sẽ có quyền và nghĩa vụ:

  • Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  • Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
  • Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
  • Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
  • Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật doanh nghiệp 2020;
  • Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
  • Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
  • Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật doanh nghiệp 2020;
  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
  • Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
  • Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
  • Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
  • Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
  • Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
  • Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Quyền và nghĩa vụ:

  • Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
  • Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

4. Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

Quyền và nghĩa vụ:

  • Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
  • Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định;
  • Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
  • Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

Các chức vụ trong công ty tư nhân

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách "bình luận" vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Quốc Luật ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

Chắc hẳn khi đi làm, đặc biệt là làm việc trong môi trường quốc tế  thì việc nắm bắt tên các chức vụ cũng như chức năng làm việc của những người trong công ty là một điều vô cùng cần thiết đối với dân văn phòng. Vậy nên, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các chức vụ trong công ty nhé!

Các chức vụ trong công ty tư nhân

Hình ảnh minh hoạ cho các chức vụ trong công ty

1. Các chức vụ lớn (Lead Management Positions)

Tên

Ý nghĩa

Ví dụ

CEO 

(Chief Executive Officer)

Giám đốc điều hành / Chủ tịch

 

(người có vị trí quan trọng nhất trong một công ty; người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý một công ty, đôi khi cũng là chủ tịch hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của công ty)

  • All selling and Administrative units must be headed-up by Senior Vice Presidents who will report directly to the CEO.

  •  
  • Tất cả các bộ phận Bán hàng và Hành chính phải do Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách, người sẽ báo cáo trực tiếp với Giám đốc điều hành.

COO

(Chief Operating Officer)

Giám đốc điều hành 

 

(người quản lý trong một tổ chức, người chịu trách nhiệm về cách mà toàn bộ tổ chức được điều hành)

  • As I remember, there used to have a managing director in the district, but several recent years that job was splitted between a chief financial officer and chief operations officer.

  •  
  • Như tôi nhớ lại, từng có một giám đốc điều hành trong quận, nhưng vài năm gần đây, công việc đó được phân chia giữa một giám đốc tài chính và giám đốc hoạt động.

CFO 

(Chief Financial Officer)

Giám đốc tài chính 

  • As the role of CFO, he had to be in charge of the financial situation of a company which employs more than 2000 staff.

  •  
  • Với vai trò Giám đốc tài chính, anh ấy phải phụ trách tình hình tài chính của một công ty sử dụng hơn 2000 nhân viên.

CTO 

(Chief Technology Officer)

Giám đốc công nghệ

 

(người có vị trí cao trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các vấn đề khoa học và kỹ thuật)

  • It was the chief technology officer that noticed the  fault of this new model.

  •  
  • Giám đốc công nghệ đã nhận thấy lỗi của mô hình thiết kế mới này.

Các chức vụ trong công ty tư nhân

Hình ảnh minh hoạ cho các chức vụ trong công ty

2. Các nhân sự chủ chốt (Key Personnel)

Tên 

Ý nghĩa

Ví dụ

Information manager

Quản lý thông tin

 

(người chịu trách nhiệm về các hệ thống cung cấp thông tin cho mọi người trong một công ty hoặc tổ chức phải được giữ kín)

  • It is true that some primary tools for information managers are email, Web searching, managing an intranet.

  •  
  • Đúng là một số công cụ chính cho người quản lý thông tin là email, tìm kiếm trên Web, quản lý mạng nội bộ.

Office manager

Quản lý văn phòng

 

(một người có công việc chịu trách nhiệm tổ chức công việc của văn phòng)

  • The office manager has to take charge of organizing, coordinating office operations, as well as providing administrative support.

  •  
  • Người quản lý văn phòng phải chịu trách nhiệm tổ chức, điều phối các hoạt động của văn phòng, cũng như hỗ trợ hành chính.

Receptionist

Lễ tân

 

(một người làm việc ở những nơi như khách sạn, văn phòng hoặc bệnh viện, người chào đón và giúp đỡ du khách cũng như trả lời điện thoại)

  • I used to be a receptionist at some hotels and I know that receptionists often receive information about guests’ enquiries as to what standard equipment is in the room.

  •  
  • Tôi đã từng là lễ tân tại một vài khách sạn và tôi biết rằng lễ tân thường nhận được thông tin về những thắc mắc của khách về trang thiết bị tiêu chuẩn trong phòng.

Product manager

Giám đốc sản xuất

 

(một người có công việc lập kế hoạch và kiểm soát việc tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể)

  • Our product manager has yet to tell the team about the goals for a series of products.

  •  
  • Giám đốc sản phẩm của chúng tôi vẫn chưa thông báo cho nhóm về mục tiêu của một loạt sản phẩm.

Human resources manager

Quản lý nhân lực, nhân sự

 

(người phụ trách bộ phận giải quyết việc làm, đào tạo, hỗ trợ, hồ sơ, v.v. của nhân viên trong công ty)

  • I think you should apply for the position of human resources manager in that firm because it matches your expertise.

  •  
  • Tôi nghĩ bạn nên ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng nhân sự ở hãng đó vì nó phù hợp với chuyên môn của bạn.

Business analyst & systems analyst

Business analyst

 

(một người kiểm tra các hoạt động công nghiệp và kinh doanh phức tạp để tìm cách cải thiện chúng, đặc biệt là bằng cách giới thiệu các chương trình và thiết bị máy tính)

  • People often mistake business analysts with systems analysts but it turns out that there exists certain differences.

  •  
  • Mọi người thường nhầm lẫn nhà phân tích kinh doanh với nhà phân tích hệ thống nhưng hóa ra có những khác biệt nhất định.

Systems analyst

 

(một người kiểm tra cách thức hoạt động của một doanh nghiệp hoặc tổ chức để đạt được kết quả mong muốn, đặc biệt là người thiết kế hệ thống máy tính để giúp các công ty hoạt động tốt hơn)

Accountant

Nhân viên kế toán

 

(một người hoặc công ty có công việc chuẩn bị hồ sơ tài chính của mọi người, công ty hoặc tổ chức)

  • If possible, let’s have a talk with the company’s chief accountant to find the solution for the current situation.

  •  
  • Nếu có thể, hãy nói chuyện với kế toán trưởng của công ty để tìm ra giải pháp cho tình huống hiện tại.

Sales representative

Đại diện bán hàng

 

(người có công việc là bán sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, đặc biệt là bằng cách đến thăm hoặc gọi điện cho khách hàng)

  • The company has already employed 50 sales representatives to pitch the product.

  •  
  • Công ty đã thuê 50 đại diện bán hàng để quảng cáo sản phẩm.

Các chức vụ trong công ty tư nhân

Hình ảnh minh hoạ cho SALES REPRESENTATIVE

Bài học về các chức vụ trong công ty có thể sẽ khiến bạn đọc hơi “choáng” vì kiến thức khá khó nhớ. Tuy nhiên thì nó rất hữu ích nên cố gắng vào các bạn nhé. Chúc các bạn học tập tốt và mãi yêu thích tiếng anh!