Các dạng bài tập tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất lớp 7 có đáp án

Table of Contents

Bài toán tìm giá trị lớn nhất của biểu thức ở chương trình Toán lớp 7 sẽ giúp các em nắm thêm kiến thức cũng như cách tìm giá trị lớn nhất của biểu thức cùng với vận dụng làm nhiều bài tập sẽ giúp ích cho các em tích lũy kinh nghiệm toán học. Cùng tham khảo ở dưới nhé.

I. Giá trị lớn nhất của biểu thức là gì?

- Để tìm giá trị lớn nhất của biểu thức X, ta làm như sau:

+ Chứng minh X ≤ n với n là hằng số

+ Chỉ ra dấu “ = ” có thể xảy ra với giá trị nào đó của biến

Kí hiệu: max X là giá trị lớn nhất của X.

II. Phương pháp giải bài toán tìm giá trị lớn nhất của biểu thức

1. Dạng 1: Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức dựa vào tính chất |a| ≥ 0. Ta biến đổi về dạng X ≤ y [với y là số đã biết] từ đó suy ra giá trị lớn nhất của X là y.

Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của một biểu thức

A = 2024 - |4x + 16|

Bài làm:

Ta có: A = 2024 - |4x + 16|

Vì |4x + 16|  ≥ 0, ∀x

⇒ - |4x + 16| ≤  0, ∀x

⇒ - |4x + 16| + 2024 ≤ 2024  , ∀x

⇒  2024 - | 4x + 16| ≤ 2024 , ∀x

Suy ra A ≤ 2024, ∀x

Vậy GTLN của A là 2024, khi |4x + 16| = 0. Tức là 4x + 16 = 0 hay x = -4

2. Dạng 2: Tìm giá trị của biểu thức của biểu thức chứa hai hạng tử là hai biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối. Ta sẽ sử dụng tính chất:

∀x, y ∈ , ta có:         

Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của một biểu thức

B =  | x + 2021| - | x + 2019|

Bài làm:

Ta có: B =  | x + 2021| - | x + 2019| ≤  |[x + 2021] - [ x + 2019]| [Áp dụng tính chất ở phần lý thuyết].

Vì |[x + 2021] - [ x + 2019]|  =  | x + 2021 - x - 2019|  = |2| = 2

Suy ra B ≤ 2

Vậy GTLN của B là 2 

III. Bài tập vận dụng tìm giá trị lớn nhất của biểu thức lớp 7

1. Phần trắc nghiệm tìm giá trị lớn nhất [GTLN] của biểu thức

Câu 1. Giá trị lớn nhất của biểu thức sau: A = -3 - |1,6 – x|

A. – 2

B. -3,2

C. -3                              

D. -1

ĐÁP ÁN

Đáp án: C

Câu 2Giá trị lớn nhất của biểu thức là 

A.2                                

B.  

C. 5                     

D.  

ĐÁP ÁN

Đáp án: D

Câu 3: Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức sau: B = 5 - |5x + 3|

A. 3

B. 4

C. 5                     

D. 6

ĐÁP ÁN

Đáp án : C 

Câu 4: Tìm GTLN của biểu thức sau: E = |x + 5000| - |x – 3000|

A. 8000

B. 5000

C. 7000                         

D. 6000

ĐÁP ÁN

Đáp án: A

Câu 5: Tìm GTLN của biểu thức sau: L = 15 - 4|x – 3|

A. 13

B. 14

C. 19                             

D. 15

ĐÁP ÁN

Đáp án: D

Câu 6:  Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức sau: P = 9 - |7x + 3|

A. 9

B. 7                               

C. 5                               

D. 3

ĐÁP ÁN

Đáp án: A  

Câu 7: Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức sau: Z = 2,25− |1+2x|

A. 2,26

B. 2,2          

C. 2,25                          

D. 1,24

ĐÁP ÁN

Đáp án: C

2. Phần tự luận tìm giá trị lớn nhất [GTLN] của biểu thức

Bài 1: Tìm GTLN của biểu thức D = |x + 4000| - |x – 1000|

ĐÁP ÁN

Ta có:

D = |x + 4000| - |x – 1000| ≤ |x + 4000 – [x – 1000]| [áp dụng tính chất ở phần lý thuyết]

Vì | x + 4000 – [x – 1000]| = | x + 4000 – x + 1000| = |5000| = 5000

Suy ra D ≤ 5000

Vậy GTLN của D là 5000.

Bài 2: Tìm giá trị lớn nhất của các biểu thức sau:    

ĐÁP ÁN

Do  |2x−3| ≥0 với ∀x nên ta có:

 3 + |2x−3| ≥ 3 + 0 = 3

Suy ra:  ≤  
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi: |2x−3|= 0 ⇔ x = 2x - 3 = 0 ⇔ x =  

Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức E là    khi x =   

Bài 3: Tìm giá trị của x và y để biểu thức    có giá trị lớn nhất.

ĐÁP ÁN

Vì |2x+7| ≥0 ; |5y+9| ≥ 0 với ∀ x, y nên ta có: ;  ;

|2x+7| + |5y+9| ≥0 ;  ∀x, y 

⇒ |2x+7| + |5y+9| + 14 ≥ 0 + 14; ∀ x, y 

⇒  ≤   , ∀x, y;

Suy ra:     ≤  , ∀x, y;

Dấu “=” xảy ra khi  
Vậy F đạt GTLN là khi x=  và y=  

Bài 4: Giá trị lớn nhất của biểu thức G = -2 - |1,6 – x|

ĐÁP ÁN

G = -2 - |1,6 – x|

Vì |1,6 – x| ≥ 0; ∀ x

⇒ -|1,6 – x| ≤ 0; ∀ x

⇒ - 2 -|1,6 – x| ≤ - 2 – 0 = -2; ∀x

Do đó G ≤ - 2; ∀ x

Dấu “=” xảy ra khi 1,6 – x = 0 ⇒ x = 1,6

Vậy giá trị lớn nhất của G là -2 khi x = 1,6.

Bài 5: Tìm GTLN của biểu thức J = |x + 500| - |x – 300|

ĐÁP ÁN

Ta có:

D = |x + 500| - |x – 300| ≤ |x + 500 – [x – 300]| [áp dụng tính chất ở phần lý thuyết]

Vì | x + 500 – [x – 300]| = | x + 500 – x + 300| = |800| = 800

Suy ra D ≤ 800

Vậy GTLN của D là 800.

Bài 6:  Tìm giá trị lớn nhất P = 3 - |7x + 5|

ĐÁP ÁN

Ta có: P = 3 - |7x + 5|

Vì |7x + 5| ≥ 0 , ∀ x;

⇒ -|7x + 5| ≤ 0, ∀ x

⇒ -|7x + 5| + 3 ≤ 3, ∀ x

⇒ 3 - |7x + 3| ≤ 3, ∀ x

Suy ra B ≤ 3, ∀ x

Vậy GTLN của B là 3, khi |7x + 5| = 0, nghĩa là 7x + 5 = 0 ⇒ x =  

Bài 7: Giá trị lớn nhất của biểu thức  là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

Ta có: |2x - 3| ≥ 0 ,∀ x

⇒ |2x – 3| + 5 ≥ 0 + 5 = 5, ∀ x

, ∀ x [lấy 1 chia cả hai vế, bất đẳng thức đổi dấu]

Suy ra  R  , ∀ x 

Dấu “=” xảy ra khi 2x – 3 = 0 hay x =  

Vậy giá trị lớn nhất của R là  khi x =  

Trên đây là cách tìm giá trị lớn nhất của biểu thức cùng một số dạng bài tập thường gặp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn thuận lợi trong quá trình học tập và giúp cho các bạn có thể dễ dàng giải một số dạng toán liên quan đến bài viết này.

Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Hướng dẫn Giải:

A = |x + 22| + |x + 12| + |x + 1944|

A = |x + 22| + |- x – 12| + |x + 1994| ≥ |x + 22| + |- x – 12 + x + 1994|

A ≥ |x + 22| + |1982|

A ≥ |x + 22| + 1982

=> A ≥ 1982

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi: [-x – 12][x + 1994] ≥ 0 và x + 22 = 0

=> [-x – 12][x + 1994] ≥ 0 và x = – 22.

=> x = – 22 là thỏa mãn.

Vậy, với x = -22 thì A đạt giá trị nhỏ nhất là: 1982.

Tìm hiểu về bài tập tìm giá trị nhỏ nhất và phương pháp làm bài

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức là dạng toán nằm trong chương trình nâng cao lớp 7 hoặc câu khó của đề thi học kì 2 Toán 7.

Bài tập trên chúng tôi vừa đưa ra là dạng bài tập cơ bản, chưa cần sử dụng nhiều kĩ năng làm bài. Bởi lũy thừa cao nhất vẫn nằm ở bậc nhất. Còn đối với lũy thừa cao hơn thì phương pháp giải nó không còn giống nữa.

Đây là dạng bài tập tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức có chứa dấu trị tuyệt đối. Trị tuyệt đối là dấu tương đối đặc biệt trong toán học. Do đó cách giải của dạng này cũng đặc biệt không kém.

Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp giải bài tập với lũy thừa của x là bậc 1. Mấu chốt để làm bài này là biểu thức nằm trong dấu trị tuyệt đối thì biểu thức đó cũng bằng biểu thức đối của nó.

Ví dụ, có biểu thức a thì │a│=│-a│. Từ đó, học sinh sẽ tìm cách biến đổi có điều kiện cho biểu thức để tìm ra giá trị nhỏ nhất có thể. Mỗi bài toán sẽ có một cách biến đổi linh hoạt nhưng đều dựa vào quy tắc ở trên.

Hi vọng các bạn có thể lĩnh hội và hoàn thành thật tốt dạng toán này nhé!

Bài tập vận dụng

Trong phần này chúng tôi sẽ đưa ra những bài tập ví dụ tương tự. Các bạn hãy áp dụng lý thuyết ở trên và phần bài tập ví dụ để hoàn thiện những bài tập này nhé. Tìm giá trị nhỏ nhất của những biểu thức sau:

A = │x + 1015│ + │x+2021│ + │x + 4050│

B = 0,5 – │x – 3,5│

C = 5 – │6x – 3│ + │12 + 6x│

D = -2│5x – 2│ + 4

Trần Thị Nhung

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Video liên quan

Chủ Đề