Các giải pháp xử lý nền đường dẫn vào cầu

Mục Lục

  • 1 Xử lý nền đất yếu và 5 biện pháp gia cố xử lý nền móng trên nền đất yếu
  • 2 Xử lý nền đất yếu, làm móng trên nền đất yếu trước khi xây dựng các công trình
    • 2.1 Một số đặc điểm của xử lý nền đất yếu của công ty Phương Nam
  • 3 Các biện pháp xử lý nền đất yếu, nền bị lún, lún nền nhà, lún móng nhà
    • 3.1 Các biện pháp xử lý về kết cấu công trình trên nền đất yếu.
  • 4 Các biện pháp xử lý về móng và làm móng trên nền đất yếu, xử lý nền đất yếu
  • 5 Các biện pháp xử lý nền đất yếu, làm móng trên nền đất yếu thông thường
    • 5.1 Các biện pháp cơ học xử lý nền đất yếu
    • 5.2 Các biện pháp vật lý xử lý nền đất yếu
    • 5.3 Các biện pháp hóa học lý xử lý nền đất yếu
  • 6 Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc vôi, cọc đất và cọc xi măng
  • 7 Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng đệm cát
  • 8 Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt trên nền đất yếu
  • 9 Phương pháp gia tải nén trước để xử lý nền đất yếu
  • 10 Kết luận xử lý nền đất yếu, làm móng trên nền đất yếu và các biện pháp gia cố xử lý nền móng trên nền đất yếu

Xử lý nền đất yếu là làm móng trên nền đất yếu và các biện pháp xử lý thường gặp trong công trình xây dựng. Cho đến nay ở nước ta, việc xây dựng xử lý nền móng trên đất yếu vẫn là một vấn đề tồn tại và là một bài toán khó đối với nhiều đội nhóm xây dựng, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu xử lý nền móng nghiêm túc, đảm bảo sự ổn định và độ lún nghiêng cho phép của công trình. Hãy cùng xulynenmong.vn tìm hiểu với bài viết sau đây nhé.

Hồ sơ năng lực Công ty TNHH Xây Dựng Xử Lý Nền Móng Phương Nam

Các dự án Nâng nhà lên cao, xử lý lún nghiêng, xử lý nhà nghiêng, xử lý nền móng, xử lý nền đất  yếu, gia cường móng, khoan cọc nhồi, chống nhà nghiêng, di dời nhà,… đã làm và đang làm

Xử lý nền đất yếu là nền đất không chịu được tải trọng, không đủ độ lún, độ dẻo và bị biến dạng nhiều, do vậy không thể xây dựng các công trình có trọng tải nặng như: nhà ở, công ty, chung cư, tường hàng rao,… Đất yếu là loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó sẽ bị lún tuỳ thuộc vào quy mô của công trình và tải trọng phía trên.

Trước khi thi công các công trình xây dựng mà gặp phải các loại nền đất yếu, thì tùy thuộc vào tính chất của lớp đất yếu đó, đặc điểm cấu tạo như thế nào mà người kỹ sư sẽ dùng phương pháp xử lý nền móng cho phù hợp để tăng sức chịu tải trọng của nền đất yếu, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác, xây dựng bình thường cho công trình.

Xử lý nền đất yếu, làm móng trên nền đất yếu trước khi xây dựng các công trình

Trong thực tế các công trình xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún nghiêng, sập khi đang xây dựng trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý nền móng hiệu quả, không đánh giá chính xác được các thành phần của địa chất nền đất ở đó để làm cơ sở và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp. Đây là một vấn đề hết sức nan giải, khó khăn, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết, giảm được tối đa các sự cố, hư hỏng của công trình khi xây dựng trên nền đất yếu.

Với đội ngũ kỹ sư xử lý nền móng, xử lý nền đất yếu nhiều kinh nghiệm đã trải qua nhiều công trình thực tế ở trong nước và nước ngoài [Campuchia và Lào]. CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG DỊCH VỤ XỬ LÝ NỀN MÓNG PHƯƠNG NAM sẽ cho các bạn các giải pháp hợp lý để giải đáp các câu thắc mắc của nhiều chủ nhà như: Làm móng trên nền đất yếu? nền bị lún? lún nền nhà? lún móng nhà? Các biện pháp xử lý nền móng là gì?

Một số đặc điểm của xử lý nền đất yếu của công ty Phương Nam

Nền đất yếu thường là đất sét có lẫn nhiều hữu cơ, chịu lún nghiêng kém;

Sức chịu tải trọng bé [0,5kg/cm2 đến 1kg/cm2];

Đất ở đay có tính nén lún lớn [a > 0,1cm2/kg];

Hệ số rỗng của đất có e lớn [e > 1,0];

Độ sệt của đất lớn [B>1];

Mô đun biến dạng của đất bé [E < 50kg/cm2];

Khả năng chống cắt [C] của nền đất bé, khả năng thấm nước cũng bé;

Nền đất có hàm lượng nước trong đất cao, độ bão hòa nước G>0,8, dung trọng bé.

Cần khảo sát địa chất đất xây dựng tại nền đất

Sau đây xulynenmong.vn sẽ liệt kê các loại nền đất yếu chủ yếu thường gặp:

Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước do phù sa hình thành, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực và lực chịu tải trọng bé;

Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy các chất thải hữu cơ có ở các đầm lầy [hàm lượng hữu cơ từ 20% – 80%];

Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét hoặc đất sét tương đối chặt, ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp;

Đất bazan: là loại đất yếu có độ rỗng lớn, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sụt, chịu tải trọng bé.

Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy;

Các biện pháp xử lý nền đất yếu, nền bị lún, lún nền nhà, lún móng nhà

Xử lý nền đất yếu, làm móng trên nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải trọng của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất…

Đối với công trình thủy lợi, việc xử lý nền đất yếu còn làm giảm tính thấm của đất, đảm bảo ổn định cho khối đất đắp.

Các kỹ thuật cải tạo thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, nhằm đưa ra các cơ sở lý thuyết và phương pháp thực tế để cải thiện tình trạng, khả năng chịu tải trọng của đất sao cho phù hợp với yêu cầu của từng loại công trình khác nhau.

Với những đặc điểm trên, muốn đặt nền móng cho các công trình xây dựng trên nền đất yếu này thì phải có các biện pháp kỹ thuật để cải tạo các tính năng chịu lực của đất. Nền đất sau khi xử lý nền móng gọi là nền nhân tạo.

Cần xử lý nền móng, cải tạo tính năng chịu lực của đất trước khi xây dựng

Việc xử lý nền móng khi xây dựng công trình trên nền đất yếu phụ thuộc vào điều kiện như: Đặc điểm công trình, Đặc điểm xung quanh công trình, đặc điểm của nền đất… Với từng điều kiện cụ thể mà người kỹ sư thiết kế đưa ra các biện pháp xử lý nề đất yếu hợp lý. Có nhiều biện pháp xử lý cụ thể khi gặp nền đất yếu như:

Các biện pháp xử lý về kết cấu công trình trên nền đất yếu.

Các biện pháp xử lý nền móng trên nền đất yếu.

Các biện pháp xử lý nền đất yếu.

Các biện pháp xử lý về kết cấu công trình trên nền đất yếu.

Kết cấu công trình có thể bị phá hỏng cục bộ hoặc hoàn toàn do các điều kiện biến dạng không thỏa mãn hoặc quá giới hạn cho phép: Lún hoặc lún nghiêng quá lớn do nền đất yếu, sức chịu tải trọng bé.

Các biện pháp về kết cấu công trình nhằm giảm áp lực tác dụng lên mặt nền móng hoặc làm tăng khả năng chịu tải trọng của kết cấu công trình. Những người kỹ sư thường dùng các biện pháp như sau:

Dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ, mỏng, nhưng phải đảm bảo khả năng chịu lực của công trình nhằm mục đích làm giảm trọng lượng của chính bản thân công trình, tức là giảm được tĩnh tải trọng tác dụng lên nền móng.

Để làm tăng thêm sự linh hoạt đa dạng của kết cấu nền móng công trình bằng cách dùng kết cấu tĩnh định hoặc phân cắt các bộ phận của công trình bằng các khe lún để loại bỏ được ứng suất phụ phát sinh trong kết cấu khi xảy ra lún lệch, lún không đều hoặc lún nghiêng.

Để làm tăng thêm khả năng chịu tải trọng cho kết cấu nên móng công trình để đủ sức chịu các ứng lực sinh ra do lún lệch và lún không đều bằng các đai bê tông cốt thép nhằm để tăng khả năng chịu ứng suất kéo khi chịu uốn, đồng thời có thể gia cố tại các vị trí đã dự đoán xuất hiện ứng suất cục bộ lớn.

Các biện pháp xử lý về móng và làm móng trên nền đất yếu, xử lý nền đất yếu

Các biện pháp xử lý về móng khi xây dựng công trình trên nền đất yếu, các kỹ sư có thể sử dụng một số phương pháp xử lý về nền móng thường dùng như:

Thay đổi độ sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải trọng của nền; Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho nền móng nên giảm được độ lún của móng; Đồng thời tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, chắc chắn và ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng cần phải cân nhắc đến hai yếu tố kinh tế và kỹ thuật.

Nên thay đổi kích thước và hình dáng nền móng sẽ có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực của tải trọng tác dụng lên mặt nền và do đó cũng cải thiện được đáng kể các điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền. Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún lệch của công trình. Tuy nhiên đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này cần phải căng nhắc nếu thấy không hoàn toàn phù hợp.

Ta cần thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình ở tại đó: Có thể thay thế móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hoặc móng hộp; trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn còn lớn thì cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng.

Độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì biến dạng nhỏ và độ lún sẽ nhỏ. Có thể sử dụng thêm biện pháp tăng chiều dày của móng lên, tăng cốt thép dọc chịu tải trọng, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi nền móng bản có kích thước lớn.

Các biện pháp xử lý nền đất yếu, làm móng trên nền đất yếu thông thường

Các biện pháp cơ học xử lý nền đất yếu

Bao gồm nhiều phương pháp làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, phương pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc [cọc cát, cọc bê tông cọc đất, cọc tre cọc vôi,…], phương pháp thay đất, phương pháp nén trước, phương pháp vải địa kỹ thuật, phương pháp cọc vôi, phương pháp cọc xi măng, phương pháp đệm cát…

Các biện pháp vật lý xử lý nền đất yếu

Gồm các phương pháp hạ mực nước ngầm xuống, phương pháp dùng giếng cát, phương pháp bấc thấm, phương pháp điện thấm…

Các biện pháp hóa học lý xử lý nền đất yếu

Gồm các phương pháp keo kết đất bằng xi măng, phương pháp vữa xi măng, phương pháp Silicat hóa, phương pháp điện hóa…

Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát khác so với các loại xử lý bằng cọc cứng khác [bê tông, bê tông cốt thép, cọc gỗ, cọc tre, …] là một bộ phận của kết cấu nền móng, làm nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng xuống đất nền, mạng lưới cọc cát làm nhiệm vụ gia cố nền đất yếu nên còn gọi là nền cọc cát.

Việc sử dụng cọc cát để gia cố nền móng thì có những ưu điểm nổi bật như sau: Các cọc cát làm nhiệm vụ như 1 giếng cát, giúp nước có lỗ rỗng thoát ra nhanh, làm tăng nhanh quá trình cố kết và độ lún nền ổn định diễn ra nhanh hơn; Nền đất được ép chặt do ống thép tạo lỗ, sau đó lèn chặt đất vào lỗ làm cho đất được nén chặt thêm, nước trong đất bị ép thoát vào cọc cát.

Do vậy làm tăng khả năng chịu tải trọng cho nền đất sau khi xử lý; Cọc cát thi công đơn giản hơn và vật liệu rẻ tiền [cát] nên giá thành rẻ hơn so với dùng các loại vật liệu khác giảm được chi phí. Cọc cát thường được dùng để gia cố nền đất yếu có chiều dày lớn hơn 3m.

Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc vôi, cọc đất và cọc xi măng

Các cọc vôi thường được dùng để xử lý, nén chặt các lớp của nền đất yếu như: Than bùn, bùn, đất sét và đất sét pha ở trạng thái dẻo nhão. Việc sử dụng cọc vôi có những tác dụng sau:

Sau khi cọc vôi được đầm chặt, đường kính cọc vôi sẽ tăng lên thêm 20% làm cho đất xung quanh nén chặt lại.

Khi vôi được tôi trong lỗ khoan thì nó toả ra một nhiệt lượng lớn làm cho nước lỗ rỗng bốc hơi làm giảm độ ẩm và tăng nhanh quá trình nén chặt.

Sau khi xử lý bằng cọc vôi nền đất được cải thiện rất nhiều: Độ ẩm của đất giảm 5% – 8%; Lực dính sẽ tăng lên khoảng 1,5 lần – 3 lần.

Việc chế tạo cọc đất, cọc xi măng cũng giống như đối với cọc đất, cọc vôi, ở đây xilô chứa xi măng và phun vào đất với tỷ lệ định trước.

Lưu ý sàng xi măng trước khi đổ vào xilô để đảm bảo xi măng không bị vón cục và các hạt xi măng có kích thước đều < 0,2mm, để không bị tắc ống phun.

Hàm lượng xi măng có thể từ 7% đến 15% và kết quả cho thấy gia cố đất bằng xi măng tốt hơn so với vôi và đất bùn gốc cát thì hiệu quả cao hơn đất bùn gốc sét.

Qua kết quả thí nghiệm xuyên cho ta thấy được sức kháng xuyên của đất nền tăng lên từ 4 đến 5 lần so với khi chưa được gia cố.

Ở nước ta đã sử dụng loại cọc đất và cọc xi măng này để xử lý gia cố nền móng một số công trình và hiện nay đang có triển vọng sử dụng loại cọc đất và cọc xi măng này để gia cố nền móng là rất tốt.

Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng đệm cát

Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát, lớp đệm cát được sử dụng hiệu quả cho các lớp trên nền đất yếu ở trạng thái bão hoà nước [đất sét nhão, đất sét pha nhão, đất cát pha, đất bùn, đất than bùn…] và chiều dày các lớp đất yếu bé hơn 3m.

Xem thêm:

Xử lý lún nghiêng, xử lý nền móng, nâng nhà

Xử lý nhà bị lún nghiêng và cách xử lý hiệu quả

Thi công xử lý nền móng và 9 cách xử lý nền móng trên nền đất yếu

Xử lý nhà nghiêng và cách khắc phục nhà bị nghiêng

4 bước xử lý lún nghiêng

Biện pháp tiến hành phương pháp xử lý bằng đệm cát: Đào bỏ một phần hoặc toàn bộ lớp nền đất yếu [trường hợp lớp đất nền bị yếu có chiều dày nhỏ] và thay vào đó bằng cát hạt trung, cát hạt thô đầm chặt.

Việc thay thế lớp đất nền yếu bằng tầng đệm cát có những tác dụng chủ yếu như sau:

Phương pháp xử lý lớp đệm cát thay thế lớp nền đất yếu nằm trực tiếp dưới đáy nền móng, đệm cát đóng vai trò như một lớp chịu tải trọng, tiếp thu tải trọng công trình và truyền tải trọng đó xuống các lớp đất yếu bên dưới.

Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát làm giảm được độ lún và chênh lệch lún của công trình vì có sự phân bộ lại ứng suất do tải trọng ngoài gây ra trong nền đất dưới tầng đệm cát.

Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát  làm giảm được chiều sâu chôn móng nên giảm được khối lượng vật liệu làm móng nhằm giúp tiết kiệm được chi phí hơn các phương pháp khác.

Giảm được áp lực của công trình truyền xuống đến trị số mà nền đất yếu có thể tiếp nhận được.

Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát làm tăng khả năng ổn định của công trình, kể cả khi có tải trọng ngang tác dụng, vì cát được nén chặt làm tăng lực ma sát và sức chống trượt.

Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát làm tăng nhanh quá trình cố kết của đất nền, do vậy làm tăng nhanh khả năng chịu tải trọng của nền và tăng nhanh thời gian ổn định về lún cho công trình.

Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát về mặt thi công đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp nên được sử dụng tương đối rộng rãi.

Phạm vi áp dụng tốt nhất khi lớp nền đất yếu có chiều dày nhỏ hơn 3m. Không nên sử dụng phương pháp này khi nền đất có mực nước ngầm cao và nước có áp vì sẽ tốn kém về việc hạ mực nước ngầm và đệm cát sẽ kém ổn định.

Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt trên nền đất yếu

Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt khi gặp trường hợp nền đất yếu nhưng có độ ẩm nhỏ [G < 0,7] thì có thể sử dụng phương pháp đầm chặt lớp đất mặt để làm cường độ chống cắt của đất và làm giảm tính nén lún.

Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt lớp đất mặt sau khi được đầm chặt sẽ có tác dụng như một tầng đệm đất, không những có ưu điểm như phương pháp đệm cát mà cón có ưu điểm là tận dụng được nền đất thiên nhiên để đặt móng, giảm được khối lượng đào đắp.

Để đầm chặt lớp đất mặt, người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý, thường hay dùng nhất là phương pháp đầm xung kích: Theo phương pháp này quả đầm trọng lượng 1 tấn đến 4 tấn [có khi lên đến 5 đến 7 tấn] và đường kính phải lớn hơn 1m. Để hiệu quả tốt hơn khi ta chọn quả đầm nên đảm bảo áp lực tĩnh do quả đầm gây ra không nhỏ hơn 0,2kg/ cm2 với loại đất sét và 0,15kg/cm2 với đất loại cát.

Phương pháp gia tải nén trước để xử lý nền đất yếu

Phương pháp gia tải nén trước, phương pháp này có thể sử dụng để xử lý nền đất yếu như than bùn, đất có bùn sét và đất sét pha dẻo nhão, cát pha bão hoà nước.

Dùng phương pháp này có các ưu điểm như sau:

– Tăng nhanh sức chịu tải của nền đất yếu;

– Tăng nhanh thời gian cố kết, tăng nhanh độ lún ổn định theo thời gian.

Các biện pháp thực hiện phương pháp gia tải nén trước:

– Chất tải trọng như [cát, sỏi, gạch, đá…] bằng hoặc lớn hơn tải trọng công trình dự kiến thiết kế trên nền đất yếu, để chọn nền chịu tải trọng trước và lún trước khi xây dựng các công trình.

– Dùng giếng cát hoặc bấc thấm để thoát nước ra khỏi lỗ rỗng, tăng nhanh quá trình cố kết của đất nền, tăng nhanh tốc độ lún theo thời gian.

Tuỳ yêu cầu cụ thể của công trình, điều kiện địa chất ở công trình tại đó, địa chất thuỷ văn của nơi xây dựng mà dùng biện pháp xử lý sao cho thích hợp, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp cả hai biện pháp đã kể trên.

Phương pháp xử lý nền móng bằng bấc thấm là phương pháp kỹ thuật thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm kết hợp với gia tải trước.

Khi chiều dày nền đất yếu rất lớn hoặc khi độ thấm của đất rất nhỏ thì có thể bố trí đường thấm thẳng đứng để tăng tốc độ cố kết. Phương pháp này thường dùng để xử lý nền đường đắp trên nền đất yếu.

Phương pháp bấc thấm có tác dụng thấm thẳng đứng để tăng nhanh quá trình thoát nước trong các lỗ rỗng của nền đất yếu, làm giảm độ rỗng, độ ẩm, tăng dung trọng. Kết quả là làm tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất yếu, tăng sức chịu tải và làm cho nền đất đạt độ lún quy định trong thời gian cho phép.

Phương pháp bấc thấm có thể sử dụng độc lập, nhưng trong trường hợp cần tăng nhanh tốc độ cố kết, các kỹ sư có thể sử dụng kết hợp đồng thời biện pháp xử lý bằng bấc thấm với gia tải tạm thời, tức là đắp cao thêm nền đường so với chiều dày thiết kế 2m đến 3m trong vài tháng rồi sẽ lấy phần gia tải đó đi ở thời điểm mà nền đường đạt được độ lún cuối cùng như trường hợp nền đắp không gia tải.

Bấc thấm được cấu tạo gồm 2 phần: Lõi chất dẽo [hay bìa cứng] được bao ngoài bằng vật liệu tổng hợp [thường là vải địa kỹ thuật Polypropylene hay Polyesie không dệt…]

Bấc thấm có các tính chất vật lý đặc trưng như sau:

Cho nước trong lỗ rỗng của đất thấm qua lớp vải địa kỹ thuật bọc ngoài vào lõi chất dẽo.

Lõi chất dẽo chính là đường tập trung nước và dẫn chúng thoát ra ngoài khỏi nền đất yếu bão hòa nước.

Lớp vải địa kỹ thuật bọc ngoài là Polypropylene và Polyesie không dệt hay vật liệu giấy tổng hợp, có chức năng ngăn cách giữa lõi chất dẽo và đất xung quanh, đồng thời là bộ phận lọc, hạn chế cát hạt mịn chui vào làm tắc thiết bị.

Lõi chất dẽo có 2 chức năng: Vừa đỡ lớp bao bọc ngoài, và tạo đường cho nước thấm dọc chúng ngay cả khi áp lực ngang xung quanh lớn.

Biện pháp thi công xử lý nền đất yếu với bấc thấm

Nếu so sánh hệ số thấm nước giữa bấc thấm với đất sét bão hòa nước cho thấy rằng, bấc thấm có hệ số thấm [K = 1 x 10-4m/s] lớn hơn nhiều lần so với hệ số thấm nước của đất sét [k = 10 x 10-5m/ngày đêm]. Do đó, các thiết bị dưới tải trọng nén tức thời đủ lớn có thể ép nước trong lỗ rỗng của đất thoát tự do ra ngoài.

Kết luận xử lý nền đất yếu, làm móng trên nền đất yếu và các biện pháp gia cố xử lý nền móng trên nền đất yếu

Làm móng trên nền đất yếu có nhiều tác hại và nguy cơ gây mất an toàn cao cho các công trình xây dựng. Việc nghiên cứu nền đất yếu và xác định biện pháp xử lý phù hợp có một ý nghĩa quan trọng đối với các kỹ sư và chủ nhà.

Trong thực tế, cần căn cứ vào điều kiện địa chất thực tế tại công trình cụ thể để sử dụng các biện pháp xử lý về kết cấu công trình, các biện pháp xử lý về móng hay các biện pháp xử lý nền móng, hoặc sử dụng kết hợp tổ hợp nhiều biện pháp, giải pháp phù hợp có liên quan.

Công ty TNHH xây dựng xử lý nền móng Phương Nam tự hào là đơn vị xử lý nền đất yếu, bằng bấc thấm,  bằng cọc tre, bằng đệm cát, xử lý nền đất bằng cọc cát với công nghệ mới ở Việt Nam

Cùng đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, làm việc có trách nhiệm, chuyên nghiệp, uy tín, an toàn thực hiện các dự án lớn nhỏ khắp trong và ngoài nước từ năm 2002 đến nay, với phương châm hoạt động “Uy tín – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp – Chất lượng – An toàn tuyệt đối – Giá thành tiết kiệm – Bảo hành trọn đời”.

Trước khi tốt nghiệp kỹ sư xây dựng tại Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM [Đại Học Quốc Gia]. Đội thi công nâng nhà lên cao đã đi vào hoạt động từ năm 2002, với sự mở cửa ngày càng mạnh mẽ của đất nước và sự đầu tư về bất động sản của các doanh nghiệp nước ngoài về nhà ở, CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG XỬ LÝ NỀN MÓNG PHƯƠNG NAM đã được thành lập. 

Với mong muốn và định hướng: là Công ty thi công xử lý nền đất yếu TPHCM, hàng đầu có thương hiệu và năng lực đủ sức làm những công trình phức tạp cũng như với yêu cầu cao về tiến độ và chất lượng cao.

Đến nay, chỉ sau gần 18 năm CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG XỬ LÝ NỀN MÓNG PHƯƠNG NAM đã trở thành một trong những Công ty thi công xử lý nền đất yếu, xử lý nhà nghiêng, di dời nhà, xử lý nền móng, nâng nhà lên cao, có uy tín tại Việt Nam đã thi công các công trình phức tạp trong nước và quốc tế [tại các nước Campuchia và nước Lào] và được mệnh danh là thần đèn nâng nhà lên cao.

Bạn hãy liên hệ đến CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG XỬ LÝ NỀN MÓNG PHƯƠNG NAM để được tư vấn tận tình, với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, xử lý qua nhiều công trình như:

Xử lý nền đất yếu, xử lý nhà lún, xử lý lún nghiêng, xử lý nhà nghiêng, xử lý nền móng, nâng nhà lên cao, di dời nhà, gia cố đà sàn cột, hệ kết cấu và xây thêm tầng, bơm vữa xử lý nền móng, thi công cọc xi măng đất, gia cố nền móng, gia cường móng, nâng nền nhà giá cả, chi phí hợp lý tại các tỉnh và các quận tại TPHCM như:

Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Tân Bình, Bình Tân, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè, Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Phan Thiết, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng, Cam Ranh, Nha Trang, Khánh Hòa, Phú Yên, Qui Nhơn, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Chủ Đề