Các loại giấy tờ khi làm căn cước công dân

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân

4 loại giấy tờ, thủ tục quan trọng người dân nên làm trước 31/12/2021

1. Căn cước công dân gắn chip

Thực tế không có quy định nào bắt buộc người dân phải làm CCCD gắn chip trước tháng 12/2021 tuy nhiên nhiều địa phương vẫn khuyến khích, vận động người dân làm CCCD gắn chip trước mốc thời gian này bởi lẽ ngày 31/12/2021 là hạn cuối người dân được giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân theo Thông tư 47/2021/TT-BTC.

Làm CCCD gắn chip sau 31/12/2021 lệ phí cấp căn cước sẽ trở về như cũ theo quy định tại Thông tư 59/2019/TT-BTC cụ thể:

Lệ phí chuyển đổi từ CMND 9 số, 12 số sang CCCD gắn chip: 30.000đ/ thẻ.

Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/ thẻ

Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/ thẻ.

Ngoài ra, hiện tại cuối năm nhiều địa phương cũng tái khởi động lại hoạt động cấp CCCD gắn chip nên đây là thời điểm thích hợp để người dân sắp xếp thời gian đi làm căn cước mà không còn cảnh chen lấn, xếp hàng lâu hay phải thức xuyên đêm để đợi cấp căn cước. Một điều quan trọng nữa là thời gian trả thẻ CCCD cũng sẽ nhanh hơn trước kia vì không bị gián đoạn bởi dịch bệnh nữa. Có thẻ CCCD gắn chip sớm người dân sẽ được tích hợp thông tin giúp nâng cao bảo mật thông tin cá nhân hơn.

2. Thẻ ATM gắn chip

Mới đây báo chí đăng tải thẻ từ ATM sẽ bị “khai tử” sau 31/12/2021 chắc hẳn khiến nhiều người hoang mang nhưng ngày 30/11/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Công văn 8458/NHNN-TT trong đó nhấn mạnh: Thẻ từ ATM vẫn tiếp tục được sử dụng sau ngày 31/12/2021.

Vậy có nghĩa là thẻ ATM sử dụng công nghệ từ mẫu cũ sau ngày 31/12 vẫn sẽ được hỗ trợ tại các điểm giao dịch nhưng người dân cũng nên cân nhắc đổi sang thẻ ATM gắn chip trước thời điểm 31/12/2021 vì loại thẻ này có lợi cho người sử dụng, giúp nâng cao mức độ bảo mật hơn thẻ từ, tốc độ giao dịch từ việc rút tiền hay thanh toán đều rất nhanh lại an toàn và đảm bảo được quyền lợi tối ưu của người dùng.

Hiện nay các ngân hàng cũng đã thông báo đến người dùng về quy trình cũng như cách thức đổi sang thẻ ATM gắn chip. Thủ tục đổi thẻ có thể thực hiện online tùy vào quy định của mỗi ngân hàng nên người dân hãy cân nhắc đổi sang thẻ ATM gắn chip để có lợi hơn khi sử dụng.

3. Đăng ký xe đã qua nhiều đời chủ, thiếu giấy tờ

Đây có thể là nội dung mà ít người biết đến nhưng lại đặc biệt quan trọng. Theo đó, Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định: Xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021.

Như vậy, sau ngày 31/12/2021 xe đã qua nhiều đời chủ mà không có/ thiếu giấy tờ mua bán sẽ không được đăng ký, sang tên.

Mốc thời gian 31/12/2021 là hạn chót để người dân lưu ý đi làm thủ tục này.

Hồ sơ thủ tục Giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người bao gồm:

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân để xuất trình

+ Nộp Giấy khai đăng ký xe

+ Nộp chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định

+ Nộp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (trong trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).

- Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký xe nơi cư trú.

- Thời hạn giải quyết: Sau 30 ngày, nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ phải đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.

4. Làm thủ tục đổi biển vàng cho xe kinh doanh vận tải

 Theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 của Bộ Công an thì:

 Xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày 01/8/2020 phải thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31-12-2021.

Trong đó, xe hoạt động kinh doanh vận tải bao gồm: xe taxi, xe chạy hợp đồng, xe buýt,...

Từ ngày 31-12-2021, xe hoạt động kinh doanh vận tải không thực hiện đổi biển số màu vàng sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể, cá nhân bị phạt từ 2-4 triệu đồng; tổ chức, doanh nghiệp bị phạt từ 4-8 triệu đồng.

Từ quy định trên cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải chưa đổi biển vàng cần nhanh chóng đến cơ quan công an có thẩm quyền thực hiện thủ tục để tránh bị phạt.

Quỳnh Ny

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Mục lục bài viết

  • 1. Thẻ căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào ?
  • 2. Nội dung in trên thẻ căn cước công dân
  • 3. Cấu trúc sô định danh cá nhân
  • 4. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân (có gắn chíp)
  • 5. Thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chíp
  • 5.1 Đối với công dân làm căn cước công dân gắn chíp lần đầu:
  • 5.2 Thủ tục cấp đổi từ Căn cước công dân mã vạch
  • 6. Thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân
  • 7. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận làm thẻ căn cước công dân
  • 8. Có bắt buộc phải đăng kí cấp căn cước công dân không?

Luật sư tư vấn:

1. Thẻ căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào ?

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định.

2. Nội dung in trên thẻ căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

3. Cấu trúc sô định danh cá nhân

Căn cứ theo nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân đã quy định số định dân cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỉ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

4. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân (có gắn chíp)

Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân.

Căn cứ theo điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đó đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Bên cạnh đó, những ai đã có chứng minh thư nhân dân hoặc đã có thẻ căn cước công dân mã vạch thì sẽ đươc đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc thẻ đã cũ bị hết hạn thẻ.

5. Thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chíp

5.1 Đối với công dân làm căn cước công dân gắn chíp lần đầu:

Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu

Người dân mang theo giấy tờ sau đây: SỔ HỘ KHẨU

Sau đó điền thông tin vào tờ khai căn cước công dân mẫu CC01 tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bạn cũng có thể điền tờ khai này tại nhà hoặc tại nơi được phát để điền trực tiếp.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ

Sau khi người dân xuất trình Sổ hộ khẩu và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn thiện. Thì cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc thông tin được nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác về người yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Tại cơ quan tiếp nhận làm căn cước công dân, người dân sẽ được cán bộ thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dân, kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân theo mẫu CC02 rồi ký tên xác nhận thông tin.

Bước 4: Trả kết quả.

Người dân sẽ được nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Thời gian trả kết quả từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Nơi nhận kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện. Thời gian giải quyết không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc. Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân).

Đối với người dân đổi từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân có gắn chíp.

Bước 1: Người dân mang theo Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân. Sau đó, điền vào tờ khai Căn cước công dân - mẫu CC01 tại Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Trường hợp người dân bị mất Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thì cần làm thêm đơn CMND01, đơn này cần có dấu xác nhận của công an cấp xã.

Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với tờ khai. Nộp lại CMND cũ:

Đối với CMND 9 số mà còn rõ nét ảnh, số và chữ thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước chứng minh thư nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc chứng minh thư 9 số có trách nghiệm cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân;

Đối với trường hợp chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét ảnh, số và chữ thì người có thẩm quyền sẽ tiến hành thu, hủy chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân.

Đối với CMND 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả CMND đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

Trường hợp mất CMND 9 số làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số CMND 9 số đã mất cho công dân.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và nộp lệ phí.

Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết

Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc; Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc; Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc (Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014).

5.2 Thủ tục cấp đổi từ Căn cước công dân mã vạch

Về cơ bản việc cấp đổi Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip tương tự như đổi CMND 09 số, 12 số sangCăn cước công dân gắn chip. Tuy nhiên, khi đổi Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip thì Căn cước công dân mã vạch bị thu lại (khoản 3 Điều 24 Luật Căn cước công dân).

6. Thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân

Căn cứ theo điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì thẻ căn cước công dân trong trường hợp sau:

Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:

Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:

Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định.

7. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận làm thẻ căn cước công dân

Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định như sau:

Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì thực hiện phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.

2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ Căn cước công dân đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.…

8. Có bắt buộc phải đăng kí cấp căn cước công dân không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 thì:

CMND, CCCD mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ CCCD gắn chíp thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn. Vì vậy, người dân có CMND, CCCD đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chíp.

Nếu còn thắc mắc về Căn cước công dân gắn chip hoặc bất cứ vấn đề pháp lý nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!