Các lỗi thường gặp của học sinh khi tham gia giao thông

Tụ tập dưới lòng đường, chạy xe dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, điều khiển xe khi chưa đủ tuổi, vượt đèn đỏ... là những vi phạm an toàn giao thông phổ biến của học sinh. Nếu không chấn chỉnh, hành vi trên sẽ thành thói quen khó đổi của thế hệ trẻ.

Học sinh vượt đèn đỏ gây nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Ảnh: C.T

Vi phạm tràn lan

Tại ngã ba đường Phan Bội Châu - Nguyễn Hoàng [trước bến xe Tam Kỳ, TP. Tam Kỳ], không khó bắt gặp hình ảnh những cô cậu học trò đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 vô tư vượt đèn đỏ.

Ngay nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 - tuyến ĐT617 [Núi Thành] hay ngã ba đường Nguyễn Tất Thành - Huỳnh Ngọc Huệ [Đại Lộc], cảnh tượng học sinh không dừng trước đèn đỏ chẳng còn hiếm gặp. Hành vi nêu trên được xem là thiếu văn hóa, gây nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông [TNGT].

Quan sát chung quanh nhiều trường THPT, học sinh đi xe máy, gửi xe tại các điểm trông xe tự phát do người dân lập gần trường để tránh sự kiểm soát của thầy cô. Hầu hết đều chưa có bằng lái xe, chưa đủ tuổi sử dụng và chưa có ý thức điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn.

Ra khỏi cổng trường, các em chạy xe máy thường không đội mũ bảo hiểm [MBH], tụ tập đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng trên đường. Thực trạng này rất đáng lo ngại, diễn ra phổ biến và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây TNGT cho lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Đáng lo là các nhóm học sinh còn tụm năm tụm bảy tràn xuống lòng, lề đường đùa giỡn nhau gây mất an toàn giao thông [ATGT].

Viện lý do giữ hình tượng, sợ hỏng tóc, có em không đội MBH nhưng vẫn lạng lách, miệng thì cười hô hố ra vẻ ta đây, mặc kệ tính mạng bản thân đang bị đe dọa. Điều kiện kinh tế khá giả, một số phụ huynh mua xe lớn hơn 50cm3 cho con đi học, dù theo quy định học sinh chưa đủ tuổi để điều khiển. Học sinh thiếu kỹ năng lái xe, chưa có kinh nghiệm phán đoán và xử lý tình huống dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự cơ động Công an huyện Nam Giang - Thiếu tá Phan Văn Quang chia sẻ, một số trường hợp học sinh đi xe phân khối lớn, không đội MBH gặp cảnh sát giao thông đang chốt chặn kiểm soát trên đường liền quay đầu rồ ga chạy thục mạng. Nếu học sinh bị lập biên bản xử lý, phụ huynh liền đến đóng phạt ngay nên đã gieo vào đầu con em tâm lý dựa dẫm, coi thường luật pháp.

Quyết liệt chấn chỉnh

Theo Sở GD-ĐT, học sinh sử dụng mô tô, xe máy điện để đi học đang khá phổ biến, bộc lộ nguy cơ mất an toàn, đã có một số vụ tai nạn do các em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện gây ra. Lỗi vi phạm chủ yếu là điều khiển xe mô tô dung tích 50cm3 trở lên ở độ tuổi 16 đến dưới 18; không có giấy đăng ký xe; không đội MBH khi sử dụng xe đạp điện, xe máy; dàn hàng ngang, kéo theo bạn bè đi xe đạp…

Trước thực trạng này, nhiều trường học đã tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền, nhắc nhở và đề nghị ký cam kết không giao xe máy cho con chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe; đội MBH khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện. Nhà trường còn yêu cầu học sinh ký cam kết, nhưng thực tế học sinh vi phạm trật tự ATGT vẫn diễn ra tràn lan.

Giám đốc Sở GTVT Văn Anh Tuấn - Phó Trưởng ban Thường trực Ban ATGT tỉnh cho hay, ngay từ đầu năm 2021, lãnh đạo Ban ATGT tỉnh đã yêu cầu các cấp, ngành liên quan chấn chỉnh quyết liệt vi phạm ATGT nơi học đường.

Ban ATGT tỉnh đã đề nghị Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục quán triệt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh chấp hành tốt pháp luật về ATGT; nghiêm túc thực hiện các quy định tổ chức đưa, đón học sinh bằng ô tô. Tiếp tục thực hiện các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATGT, lái xe mô tô an toàn, giao lưu “Giao thông học đường”, “ATGT cho nụ cười trẻ thơ”, “ATGT cho nụ cười ngày mai”.

Sở GD-ĐT phối hợp với các ban ngành của địa phương tiếp tục xây dựng mô hình “Cổng trường ATGT”; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của học sinh; trang bị văn hóa giao thông và các kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

Sở GD-ĐT triển khai nhiều giải pháp, trọng tâm là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về ATGT. Tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật về ATGT; quán triệt phụ huynh không giao xe gắn máy cho con em chưa đủ điều kiện điều khiển; tăng cường giám sát học sinh sử dụng xe máy đến trường.

Đáng chú ý, đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự ATGT là một tiêu chí đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học sinh; đưa giáo dục ATGT nơi học đường thành nội dung đánh giá thi đua trong năm học đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và các phòng GD-ĐT.

Đặc biệt, gia đình phải vào cuộc nhắc nhở, giáo dục con em tuân thủ quy định ATGT, để không còn phải thấp thỏm, lo sợ sự an toàn của chúng mỗi lần đi đến trường và trở về nhà.

Không khó để bắt gặp hình ảnh các nhóm học sinh túm năm tụm bảy đứng trước cổng trường, thậm chí tràn xuống lòng, lề đường đùa giỡn nhau gây mất an toàn giao thông.

Tuy nhiên, các em có thể sẽ không biết:

- Bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng nếu đi xe máy, kể cả xe máy điện mà dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường hay tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường [điểm đ khoản 3 Điều 6].

- Bị phạt từ 60.000 đồng - 80.000 đồng nếu đi xe đạp, xe đạp máy mà đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông [điểm a khoản 2 Điều 8].

2 - Chạy xe dàn hàng ngang trên đường

Tình trạng học sinh chạy xe dàn hàng 3, hàng 4 phổ biến không chỉ ở nông thôn mà còn cả thành thị, gây mất trật tự giao thông và ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khác.

Tương tự với lỗi trên, học sinh có thể:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng - 60.000 đồng nếu đi xe đạp, xe đạp máy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên [điểm g khoản 1 Điều 8].

- Phạt tiền từ 80.000 đồng - 100.000 đồng nếu đi xe máy, xe máy điện dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên [điểm b khoản 2 Điều 6].

Các mức xử phạt học sinh vi phạm giao thông [Ảnh minh họa]

3 - Không đội mũ bảo hiểm

Giữ hình tượng, sợ hỏng tóc,… mà không đội mũ bảo hiểm là những suy nghĩ sai lầm của giới học sinh, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay, chỉ trừ người đi xe đạp, bất cứ ai điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe đạp máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Do vậy, học sinh sẽ bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng nếu đi xe máy, xe đạp máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách [điểm d khoản 4 Điều 8].

4 - Vượt đèn đỏ

Hình ảnh học sinh còn khoác trên mình chiếc áo đồng phục vượt đèn đỏ không phải là hình ảnh hiếm thấy. Đây là hành vi thiếu văn hóa, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Học sinh vượt đèn đỏ bị phạt:

- Từ 300.000 đồng - 400.000 đồng nếu đi xe máy, xe máy điện [điểm c khoản 4 Điều 6]. Mức phạt này cũng áp dụng với trường hợp vượt đèn vàng trái quy định.

- Từ 60.000 đồng - 80.000 đồng nếu đi xe đạp, xe đạp máy [điểm h khoản 2 Điều 8].

5 - Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi

Có nhiều lý do để học sinh đi xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, nhưng vì lý do gì thì hành vi này cũng có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân mình và những người xung quanh khi không đủ khả năng và kinh nghiệm xử lý tình huống.

Trong trường hợp này, các em có thể bị phạt:

- Cảnh cáo với học sinh từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện [khoản 1 Điều 21].

- Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng với học sinh từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên [điểm a khoản 4 Điều 21].

6 - Lạng lách, đánh võng

Tình trạng này phổ biến với các học sinh nam thích chứng tỏ tay lái của mình. Đây là hành vi bị xử phạt cao nhất trong các lỗi học sinh thường vi phạm khi tham gia giao thông. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 05 triệu đồng - 07 triệu đồng nếu đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị [điểm b khoản 9 Điều 6].

- Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng nếu đi xe đạp, xe đạp máy lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường [điểm a khoản 4 Điều 8].

Thông thường, các em học sinh rất ít để ý đến các hành vi vi phạm có thể bị xử phạt này, do vậy, hơn ai hết, các bậc phụ huynh nên nắm rõ những quy định này để có thể phối hợp cùng nhà trường nâng cao ý thức chấp hành giao thông cho con em của mình.

*** Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Nghị định 46/2016/NĐ-CP đang còn hiệu lực áp dụng. Hiện nay Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP, áp dụng từ 01/01/2020. 

Xem chi tiết: Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Thùy Linh

hòa khánh

Câu 1:

* Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:

- Đi dàn hàng 4, hàng 5 và cười đùa khi tham gia giao thông.

- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

* Những quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:

- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định

- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước

- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

- Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên

- Người điều kh

Trả lời hay

423 Trả lời 17:13 04/01

  • Ẩn Danh

    Hình 1: Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.

    Hình 2: Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

    Việc bạn đi xe đạp điện để chân lên xe đạp và đẩy bạn đi là sai. Hành vi kéo, đẩy xe gây nguy hiểm cho người lưu thông và vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Nếu chẳng may xe hư, hoặc hết xăng thì người tham gia giao thông nên tìm biện pháp khác thích hợp hơn để đảm bảo an toàn và giữ gìn văn hóa giao thông.

    Trả lời hay

    213 Trả lời 14:56 03/01

    • Chồn

      Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:

      - Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.

      - Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

      Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:

      - Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định

      - Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước

      - Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

      - Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

      - Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

      - Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

      - Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên

      - Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô

      - Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu

      - Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy

      - Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

      - Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

      - Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

      Trả lời hay

      97 Trả lời 14:55 03/01

      • Sunny

        - Hình số 1 : các bạn đi xe dàn hàng 5 là sai vì có thể gây cản trở việc đi lại của các phương tiện khác trên đường.

        - Hình số 2 : một bạn đi xe đạp điện để chừng lên xe đạp và đẩy bạn đi là sai vì có thể gây ngã và không tuân thủ luật giao thông.

        Các bạn tham gia giao thông nên tung thủ về quy định an toàn giao thông. Không nên như các bạn ở trên.

        Khi đi xe máy điện thì phải đeo mũ bảo hiểm.

        không nên đi dàn hàng 3,hàng 4.

        Không nên nói chuyện điện thoại khi đang tham gia giao thông.

        Khi đi xe đạp thì không nên buông cả hai tay.

        Trả lời hay

        60 Trả lời 14:56 03/01

        • Trần Thị Ngọc Hằng


          Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:

          - Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.

          - Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

          Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:

          - Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định

          - Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước

          - Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

          - Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

          - Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

          - Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

          - Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên

          - Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử

          Trả lời hay

          47 Trả lời 10:55 05/01

          • Vịt Con

            Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện an toàn

            Đối với xe đạp điện

            Luật Giao thông đường bộ 2008 đưa ra các quy định đối với người đi xe đạp điện như sau

            Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm

            Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

            Người đi xe đạp điện không được thực hiện các hành vi:

            Đi xe dàn hàng ngang;

            - Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

            - Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

            - Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

            - Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

            - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

            Cách đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông

            Người điều khiển xe đạp phải điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình và đi đúng phần đường, làn đường quy định.

            Người điều khiển xe đạp phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

            Người điều khiển xe đạp phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật.

            Đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua.

            Ở những chỗ cắt nhau có đông người qua lại, khi muốn qua đường thì tốt nhất nên dắt xe đi trên phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu giao thông

            Trả lời hay

            37 Trả lời 14:59 03/01

            • duong 6a3 thieu nguyen quang

              Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:

              - Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.

              - Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

              Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:

              - Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định

              - Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước

              - Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

              - Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

              - Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

              - Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

              - Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi d

              Trả lời hay

              11 Trả lời 14:34 10/01

              • Võ Khắc Quân

                Câu 1

                * Trong hình các bạn học sinh đã ko tuân theo luật giao thông

                — Ở hình 1 các bạn đã đi hàng 3,4

                — Và hình 2 các bạn đi xe đạp điện ko nên đẩy các bạn đi xe đạp

                Trả lời hay

                7 Trả lời 20:22 11/01

                • Nguyễn Khánh

                  Câu 1

                  Hình 1

                  *Lỗi vi phạm ở trên là:

                  -Đi xe điện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

                  -Đi dàn hàng 4,5 và cười đùa khi tham gia giao thông.

                  Trả lời hay

                  3 Trả lời 18:29 07/01

                  • Huy Triệu

                    hmmmmmm

                    0 Trả lời 19:12 05/01

                    • Tải thêm

                      Video liên quan

                      Chủ Đề