Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Mô hình công nghiệp hóa của một số nước đông á - bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào việt nam

  • doc
  • 124 trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận văn

Trần Lan Hương

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ MÔ HÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA................................................................................
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ MÔ HÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA..............................................................................................

1.1.1. Các quan niệm về công nghiệp hóa, vai trò và nội dung của công nghiệp hóa.....
1.1.2. Các quan niệm và đặc trưng của mô hình công nghiệp hóa..........................
1.2.

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHIỆP HÓA.........................

1.3.

MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỚI...................................

1.3.1. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển................................................................
1.3.2. Mô hình công nghiệp hóa rút ngắn...............................................................
1.3.3. Mô hình công nghiệp hóa hỗn hợp...............................................................
1.3.4. Mô hình công nghiệp hóa XHCN.................................................................
1.3.5. Một số đánh giá chung về các mô hình công nghiệp hóa.............................
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC
ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM...............................................
2.1.

MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á............

2.1.1. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản......................................................
2.1.2. Mô hình công nghiệp hóa của Hàn Quốc.....................................................
2.1.3. Mô hình công nghiệp hóa của Đài Loan.......................................................
2.1.4. Nhận xét chung về mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan.......................................................................................................
2.2.

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA.......................

2.2.1. Những bài học thành công............................................................................
2.2.2. Bài học từ những hạn chế của quá trình công nghiệp hóa ở một số nước
Đông Á.........................................................................................................
CHƯƠNG 3. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ MÔ
HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á VÀO
VIỆC TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC THI MÔ HÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM...................................
3.1.

MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM...................................

3.1.1. Công nghiệp hóa của Việt Nam giai đoạn trước đổi mới.............................
3.1.2. Công nghiệp hóa của Việt Nam giai đoạn từ đổi mới đến năm 2010...........
3.1.3. Định hướng công nghiệp hóa của nước ta giai đoạn 2011-2020...................
3.2.

KHẢ NĂNG VẬN DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á VÀO VIỆC TỔ
CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC THI MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA
HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM...................................................................

3.2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam và một số nước
Đông Á khi bước vào công nghiệp hóa........................................................
3.2.2. Vận dụng kinh nghiệm của một số nước Đông Á vào việc tổ chức điều hành
và thực thi mô hình công nghiệp hóa của Việt Nam trong bối cảnh mới............
KẾT LUẬN............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................101

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CN
CNH
CNH-HĐH
MITI

: Công nghiệp
: Công nghiệp hóa
: Công nghiệp hóa hiện đại hóa
: Ministry of International Trade and Industry [Bộ Công nghiệp

NICs
R&D
TNCs
UNIDO

và thương mại quốc tế]
: Các nước công nghiệp mới
: Research & Development [Nghiên cứu và phát triển]
: Transnational companies [Công ty xuyên quốc gia]
: Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1.

Một số tiêu chí đánh giá trình độ công nghiệp hóa trên thế giới..........

Bảng 1.2.

Tiêu chí đánh giá trình độ công nghiệp hóa ở Việt Nam......................

Bảng 2.1:

Các giai đoạn công nghiệp hóa của Nhật Bản......................................

Bảng 2.2:

Các giai đoạn công nghiệp hóa của Nhật Bản......................................

Bảng 2.3:

Thương mại công nghệ và chi phí R&D của tất cả các ngành từ năm
1953 cho tới năm 1984 [%]..................................................................

Bảng 2.4:

Các giai đoạn thực thi công nghiệp hóa ở Hàn Quốc...........................

Bảng 2.5:

Nhập khẩu công nghệ của Hàn Quốc [1982-1991]..............................

Bảng 2.6:

Phát triển công nghiệp và cơ cấu ngành ở Hàn Quốc giai đoạn 1980-1996
.............................................................................................................

Bảng 2.7:

Mức độ đa dạng hóa của 10 Chaebol hàng đầu [1982]........................

Bảng 2.8:

Nợ nước ngoài của Hàn Quốc [tỷ USD]..............................................

Bảng 2.9:

Các giai đoạn thực thi công nghiệp hóa của Đài Loan.........................

Bảng 2.10: Chi tiêu cho R&D của Đài Loan..........................................................
Bảng 2.11: So sánh việc tổ chức thực thi công nghiệp hóa của Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Loan................................................................................
Bảng 2.12. Chính sách công nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..............
Bảng 3.1.

Tổng hợp số liệu những chỉ tiêu về kết quả công nghiệp hóa ở nước ta.......

Bảng 3.2.

Định hướng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đến
năm 2020.............................................................................................

HÌNH
Hình 1.1:

Các giai đoạn công nghiệp hóa............................................................

Hình 3.1:

Vị trí của Việt Nam trong các giai đoạn công nghiệp hóa....................

i

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp hóa là chặng đường phát triển tất nhằm chuyển từ một nền kinh
tế nông nghiệp mang tính tự cấp, tự túc khép kín với lao động thủ công là chủ yếu
sang một nền kinh tế công nghiệp. Theo trục thời gian, các nước lần lượt tiến hành
công nghiệp hóa nhưng có sự khác nhau về mô hình lựa chọn, nội dung chiến lược,
giải pháp thực hiện và các bước đi cụ thể do mỗi nước có những đặc điểm khác
nhau, mỗi thời đại có những điều kiện khác nhau nên mô hình công nghiệp hóa mà
mỗi nước lựa chọn cũng không giống nhau. Tuy nhiên, những nước đi sau hoàn
toàn có thể rút ngắn được thời gian đạt tới mục tiêu công nghiệp hóa so với các
nước đi trước. Trong đó, các nước ở Đông Á chính là hình mẫu cho sự thành công
trong việc tận dụng thời cơ để thực hiện việc bứt phá phát triển, vượt qua bẫy trung
bình, đuổi kịp các nền kinh tế đi trước.
Vì vậy, việc nghiên cứu Mô hình công nghiệp hóa của một số nước Đông
Á - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam là rất cần thiết,
nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam cũng đang lựa chọn mô hình công
nghiệp hóa hiện đại hóa rút ngắn.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về công nghiệp hóa.
Thứ hai, phân tích mô hình công nghiệp hóa của một số nước Đông Á qua
các giai đoạn đồng thời rút ra những kinh nghiệm có thể học hỏi.
Thứ ba, xác định những nội dung quan trọng của mô hình công nghiệp hóahiện đại hóa rút ngắn của Việt Nam hiện nay, chỉ ra khả năng vận dụng những kinh
nghiệm từ mô hình công nghiệp hóa của các nước Đông Á vào Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mô hình công nghiệp hóa của một số
nước Đông Á.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu mô hình công nghiệp
hóa của ba nước Đông Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và rút ra những bài học

ii

liên quan đến việc lựa chọn, xác định mô hình công nghiệp hóa, việc tổ chức và
thực hiện mô hình công nghiệp hóa ở những nước này vào Việt Nam

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp đối
chứng so sánh để làm rõ mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp thu thập và xử lý
số liệu.

5. Đóng góp khoa học của luận văn
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những đóng góp sau:
Thứ nhất: hệ thống hóa cơ sở lý luận về công nghiệp hóa trong đó làm rõ hơn
nữa những những nội dung mới của công nghiệp hóa trong bối cảnh mới.
Thứ hai, đi sâu phân tích mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan: cách thức, bước đi, tổ chức thực hiện mô hình công nghiệp hóa. Trên cơ
sở đó rút ra những bài học thành công và hạn chế của từng mô hình.
Thứ ba, tổng quan đánh giá những kết quả công nghiệp hóa của nước ta từ
khi đổi mới đến nay qua đó chỉ ra những bài học có thể vận dụng vào quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong giai đoạn tới.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận sẽ được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa và mô hình công nghiệp hóa
Chương 2: Mô hình công nghiệp hóa của một số nước Đông Á
Chương 3: Mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam và khả năng vận dụng
những kinh nghiệm từ mô hình công nghiệp hóa của một số
nước Đông Á

iii

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ MÔ HÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA

1.1.1. Các quan niệm về công nghiệp hóa, bản chất và nội dung của công
nghiệp hóa
1.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa
Quan niệm về công nghiệp hóa ở những thời kỳ khác nhau cũng có sự khác
biệt nhất định. Ở Việt Nam, quan niệm chính thống về công nghiệp hóa được đưa ra
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam [1960]
nhưng quan niệm này dường như đã đồng nhất công nghiệp hóa với cách mạng kỹ
thuật. Xuất phát từ bối cảnh phát triển mới, những nội dung trong công nghiệp hóa
cũng có sự thay đổi, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa.
1.1.1.2. Vai trò của công nghiệp hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các
nước đang phát triển
Trang bị, trang bị lại công nghệ cho tất cả các hoạt động trong nền kinh tế.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu nội
bộ của từng ngành theo hướng hiện đại.
Tạo những chuyển biến cơ bản về thể chế và xã hội.
Tạo thế và lực để chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia
có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế.
1.1.1.3. Nội dung của công nghiệp hóa
Thứ nhất, đây là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ cho tất cả các
hoạt động, chuyển từ chỗ sử dụng các công cụ thủ công sang sử dụng máy móc thiết
bị ngày càng hiện đại.
Thứ hai, công nghiệp hóa cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc

iv

dân và cơ cấu nội tại mỗi ngành kinh tế.
Thứ ba, công nghiệp hóa cũng là quá trình tạo ra những chuyển biến cơ bản về
thể chế và xã hội.
Thứ tư, công nghiệp hóa cũng là quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
1.1.1.4. Các giai đoạn của công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là một quá trình dài với những giai đoạn phát triển khác nhau:
Giai đoạn không: độc canh, nông nghiệp tự cấp tự túc, phụ thuộc vào viện trợ.
Giai đoạn 1: chế tác giản đơn dưới sự chỉ dẫn của nước ngoài.
Giai đoạn 2: Có công nghiệp hỗ trợ, nhưng vẫn dưới sự chỉ dẫn của nước ngoài.
Giai đoạn 3: Làm chủ được quản lý và công nghệ, có thể sản xuất được
hàng hóa chất lượng cao.
Giai đoạn 4: Có đầy đủ năng lực đổi mới và thiết kế sản phẩm với vai trò đi
đầu toàn cầu.
1.1.2. Các quan niệm và đặc trưng của mô hình công nghiệp hóa
1.1.2.1. Các quan niệm về mô hình công nghiệp hóa
Mô hình công nghiệp hóa là một tổng thể bao gồm nhiều thành phần, nhiều
mối quan hệ lô-gic [mục tiêu, bước đi, cách thức thực hiện] được kết hợp trong
một cấu trúc nhất định đại diện cho một quá trình công nghiệp hóa trên thực tế.
1.1.2.2. Đặc trưng của mô hình công nghiệp hóa
Mô hình công nghiệp hóa có tính lịch sử và không có một mô hình công
nghiệp hóa chung cho tất cả các nước, cho tất cả các thời kỳ khác nhau.
Mô hình công nghiệp hóa có thể điều chỉnh, kiểm soát được. Tức là, khi điều
chỉnh một hay toàn bộ các thành phần, các mối quan hệ tạo nên cấu trúc của mô
hình công nghiệp hóa, hay các đầu vào của mô hình thì kết quả đầu ra sẽ thay đổi theo.
1.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHIỆP HÓA

Đã có nhiều nhà kinh tế đưa ra những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành
công nghiệp hóa. Cụ thể:
Tiêu chí đánh giá công nghiệp hóa của Tổ chức chương trình phát triển
công nghiệp Liên Hiệp Quốc [UNIDO]

v

Tiêu chí đánh giá công nghiệp hóa của H.Chenery nhà kinh tế học người Mỹ
Tiêu chí đánh giá công nghiệp hóa của A.Inkeles
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá công nghiệp hóa của các nhà kinh tế trên

thế giới và xuất phát từ thực tiễn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam với những đặc thù riêng, luận văn đề xuất những ngưỡng số liệu của một số
chỉ tiêu thống kê kết quả công nghiệp hóa ở Việt Nam được thể hiện thông qua 3
mục tiêu công nghiệp hóa.
1.3. MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỚI
Theo trục thời gian, các nước trên thế giới đã tiến hành công nghiệp hóa với
những mô hình khác nhau:
Mô hình công nghiệp hóa cổ điển
Mô hình công nghiệp hóa rút ngắn
Mô hình công nghiệp hóa hỗn hợp
Mô hình công nghiệp hóa XHCN
Từ những mô hình công nghiệp hóa đã từng tiến hành có thể rút ra một
số đánh giá chung về các mô hình công nghiệp hóa
Thứ nhất, mỗi mô hình công nghiệp hóa đều ra đời và tồn tại trong những bối
cảnh kinh tế, chính trị và xã hội nhất định. Chính những hoàn cảnh khách quan ấy
đã quy định toàn bộ tiến trình công nghiệp hóa cùng những thành công cũng như
hạn chế của chúng.
Thứ hai, mỗi mô hình công nghiệp hóa đều có những khía cạnh hợp lý, nên
cách thức để sử dụng được các yếu tố hợp lý của mỗi mô hình là hết sức cần thiết để
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của các nước đi sau.
Thứ ba, dù tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình nào, những nước đi sau
đều có thể thực hiện công nghiệp hóa có hiệu quả hơn các nước đi trước nếu biết
vận dụng và học hỏi những kinh nghiệm từ những nước đi trước.

vi

CHƯƠNG 2
MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC
ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á
2.1.1. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản
2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Nhật Bản khi bước vào công nghiệp hóa
Về điều kiện tự nhiên: Nhật Bản là một quốc đảo ở Châu Á. Nhìn chung, đất
đai ở Nhật Bản cằn cỗi, ít tài nguyên, người dân rất vất vả để tồn tại và phát triển.
Về kinh tế - chính trị - xã hội: Nhà nước Meiji được thành lập và có một mục
tiêu rõ ràng đó là phương Tây hóa và hiện đại hóa nhanh chóng Nhật Bản.
2.1.1.2. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản
Quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản có thể được chia thành hai giai đoạn
cơ bản :
Giai đoạn đầu [1868-1919]: Trong đó, [1868-1900]- Xuất khẩu sản phẩm
truyền thống và thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp thông thường; [1900-1919]Xuất khẩu hàng công nghiệp thông thường.
Giai đoạn thứ hai [1920-1970]: Trong đó, [1920-1960]- thay thế nhập khẩu

hàng công nghiệp chế tạo; [1960-1970]- Xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo
Những yếu tố mang lại thành công cho Nhật Bản khi thực thi công nghiệp hóa:
Vai trò điều hành và sự trợ giúp có hiệu quả của nhà nước trong tiến trình
công nghiệp hóa
Việc huy động hiệu quả nguồn vốn trong nước, tận dụng tối đa nguồn vốn
bên ngoài và sử dụng nguồn vốn táo bạo, có hiệu quả trong công nghiệp hóa
Huy động và sử dụng tốt nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hóa
Có chiến lược đúng đắn trong việc nhập khẩu, hấp thụ công nghệ
Sự phối hợp hiệu quả giữa các xí nghiệp công ty nhỏ và xí nghiệp công ty
lớn ở Nhật Bản.

vii

Nhật Bản cũng có những hạn chế trong quá trình thực thi công nghiệp hóa:
Thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển chủ yếu là dựa vào thị trường thế giới.
Thứ hai, những vấn đề về xã hội và môi trường cũng xuất hiện nhiều hơn.
2.1.2. Mô hình công nghiệp hóa của Hàn Quốc
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hàn Quốc khi bước vào công nghiệp hóa
Hàn Quốc bước vào công nghiệp hóa từ điểm xuất phát thấp, cụ thể: Nền
kinh tế Hàn Quốc những năm 1950 còn mang nặng tính phụ thuộc; Tư bản dân tộc
non yếu và bị chèn ép, tay nghề của người lao động thấp; Nền kinh tế Hàn Quốc
đầu thập kỷ 50 mang những nét đặc trưng của một nước nghèo, kém phát triển.
2.1.2.2. Mô hình công nghiệp hóa của Hàn Quốc
Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc đã trải qua các giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu [1953-1964]
Giai đoạn công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu [1964-1971]
Giai đoạn tập trung phát triển công nghiệp nặng và hóa chất [1972-1981]
Giai đoạn điều chỉnh và nâng cấp công nghệ [1982-1995]
Những yếu tố mang lại thành công của Hàn Quốc trong thực thi công nghiệp hóa:
Có sự lựa chọn chiến lược và điều chỉnh chiến lược công nghiệp hóa đúng đắn.
Về vai trò định hướng và tổ chức thực thi công nghiệp hóa của nhà nước
Có chiến lược khai thác nguồn vốn cả trong nước và bên ngoài cho công
nghiệp hóa:
Phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả trong công nghiệp hóa.
Chú trọng đổi mới công nghệ và tăng cường ứng dụng, triển khai công nghệ
mới trong công nghiệp hóa:
Những hạn chế trong mô hình công nghiệp hóa của Hàn Quốc:
Về đầu tư phát triển, do thiếu chú trọng về dự báo thị trường nên có sự mất
cân đối giữa khả năng sản xuất và dung lượng tiêu thụ của thị trường.
Trong điều hành nền kinh tế, chức năng kiểm soát của nhà nước còn bộc lộ
nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng các Chaebol làm khuynh đảo nền kinh tế và không
theo mục tiêu phát triển của nhà nước.

viii

2.1.3. Mô hình công nghiệp hóa của Đài Loan
2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Đài Loan khi bước vào
công nghiệp hóa
Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: Nhìn chung về điều kiện tự nhiên, địa lý,
Đài Loan có nhiều mặt không thuận lợi. Nhưng với vị trí biển đảo, Đài Loan là nơi
có thể trở thành trung tâm thu hút các hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt trong xu
thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Về kinh tế - chính trị - xã hội: Đến cuối năm 1952, nền kinh tế Đài Loan đã
được khôi phục, đạt mức cao nhất trước chiến tranh. Tình hình kinh tế đã cơ bản ổn
định tạo điều kiện cho Đài Loan bước vào công nghiệp hóa.
2.1.3.2. Mô hình công nghiệp hóa của Đài Loan
Các giai đoạn công nghiệp hóa của Đài Loan
Giai đoạn công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu [1953-1964]
Giai đoạn công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu [1964-1973]
Giai đoạn điều chỉnh chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng vào
kỹ thuật cao [1974-1990]
Những yếu tố đem lại thành công trong việc thực thi công nghiệp hóa của
Đài Loan:
Lựa chọn chiến lược và điều chỉnh chiến lược công nghiệp hóa đúng đắn
Vai trò quan trọng của của nhà nước trong việc tổ chức và thực thi công
nghiệp hóa:
Có chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn cho công nghiệp hóa:
Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao trong công nghiệp hóa
Có chính sách phát triển khoa học - công nghệ hợp lý
Những hạn chế trong việc thực thi mô hình công nghiệp hóa của Đài Loan:
Đài Loan cũng phải đối mặt với tình trạng môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Đây cũng chính là vấn đề thực tiễn đặt ra với các nước đang phát triển trong
công nghiệp hóa hiện nay.

ix

2.1.4. Nhận xét chung về mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan
Xem xét mô hình công nghiệp hóa của một số nước Đông Á, một điều có
thể thấy rõ đó là những nước này đã thực hiện thành công mô hình công nghiệp
hóa rút ngắn với những bước đi và thời gian thực hiện ngắn hơn nhiều so với
những nước đi trước. Để đạt được sự rút ngắn hiệu quả như vậy, những yếu tố chủ
quan về vai trò của nhà nước, về việc huy động và sử dụng vốn hiệu quả, khai thác
nguồn nhân lực và có chiến lược phát triển khoa học công nghệ đúng đắn, đóng góp
rất lớn vào thành công của những nước này.
2.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA
2.2.1. Những bài học thành công
Thứ nhất, bài học về vai trò của nhà nước trong việc tạo dựng môi trường
thuận lợi cho công nghiệp hóa và mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong
công nghiệp hóa
Thứ hai, bài học từ việc phát huy tối đa nội lực, khai thác có hiệu quả nguồn
vốn và công nghệ từ bên ngoài
Thứ ba, bài học từ chiến lược phát triển nguồn nhân lực, coi con người là
nhân tố trung tâm của công nghiệp hóa
Thứ tư, bài học về sự mềm dẻo và năng động trong việc điều chỉnh chiến
lược công nghiệp hóa trong từng giai đoạn
2.2.2. Bài học từ những hạn chế của quá trình công nghiệp hóa ở một số nước
Đông Á
Thứ nhất, nông nghiệp chưa được quan tâm phát triển đúng mức trong quá
trình công nghiệp hóa.
Thứ hai, sự phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài. Thực tế cho thấy, nguồn lực
bên ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của các
nước. Việc lệ thuộc vào bên ngoài sẽ khiến những nước này khó khăn hơn trên
con đường phát triển kinh tế, nền kinh tế dễ gặp phải những khó khăn, suy thoái.
Thứ ba, công nghiệp hóa dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng

x

gia tăng.

CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ
KHẢ NĂNG VẬN DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ MÔ
HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á
3.1. MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM
3.1.1. Công nghiệp hóa của Việt Nam giai đoạn trước đổi mới
Mô hình công nghiệp hóa được triển khai ở các nền kinh tế XHCN lúc đó
được gọi là Mô hình công nghiệp hóa Xô Viết - lấy công nghiệp nặng làm nền
tảng. Tuy có đạt được một số kết quả nhất định, nhưng mô hình công nghiệp hóa
này đã bộc lộ nhiều bất cập. Nhìn chung, công cuộc công nghiệp hóa đất nước trước
đổi mới không đem lại nhiều thay đổi so với trước.
3.1.2. Công nghiệp hóa của Việt Nam giai đoạn từ đổi mới đến năm 2010
Quan niệm công nghiệp hóa phát triển thành quan niệm công nghiệp hóa,
hiện đại hóa [Đại hội Đảng khóa VII-1991]. Đây là một bước tiến quan trọng trong
nhận thức về công nghiệp hóa. Theo đó, hiện đại hóa được coi là một nội hàm quan
trọng của chiến lược công nghiệp hóa.
Quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hiện đại hóa [1991] phát triển thành
quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn [Đại hội Đảng khóa IX-2001].
Lần đầu tiên, tư tưởng công nghiệp hóa rút ngắn được chính thức nêu trong văn
kiện Đại hội Đảng.
Đại hội Đảng khóa X [2006] đã có những bổ sung mới vào nhận thức về
công nghiệp hóa trong thời hiện đại Khẳng định phát triển kinh tế tri thức là
yếu tố quan trọng, là nhiệm vụ chính thức của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Qua các kỳ Đại hội Đảng ta thấy được nội dung công nghiệp hóa,

xi

hiện đại hóa ở nước ta không ngừng được đổi mới, hoàn thiện để ngày càng sát hơn
với sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và đặc thù của Việt Nam.

xii

3.1.3. Định hướng công nghiệp hóa của nước ta giai đoạn 2011-2020
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa vào lợi thế so sánh, phát huy lợi thế
để tham gia có hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng chủ động, tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế, dựa vào hội nhập để tạo ra lợi thế và các cơ hội.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề bảo đảm yêu cầu phát triển bền
vững.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự phát triển công bằng, tự do và toàn
diện của con người.
Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020
Đại hội XI của Đảng [2011] đã đưa ra mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đến năm 2020: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng
thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao
hơn trong giai đoạn sau.
3.2. VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á VÀO VIỆC THỰC THI MÔ
HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
3.2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam và một số nước Đông
Á khi bước vào công nghiệp hóa
3.2.1.1. Những điểm tương đồng
Về trình độ phát triển kinh tế: đều từ một nền kinh tế thấp kém, chủ yếu dựa
vào nông nghiệp.
Về trình độ kỹ thuật công nghệ: chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp
thâm dụng lao động.
Về cơ chế kinh tế: đều phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước, xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế

xiii

tư nhân được khuyến khích phát triển.
3.2.1.2. Những điểm khác biệt
Về chế độ chính trị - xã hội
Mục tiêu công nghiệp hóa hiện nay của Việt Nam là lấy hiệu quả kinh tế - xã
hội làm tiêu chuẩn cơ bản, khác với mục tiêu công nghiệp hóa vì tăng trưởng kinh tế
của các nước NICs Đông Á.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay ngoài mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội, còn phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về bối cảnh quốc tế mới
Nền kinh tế thế giới đang chuyển nhanh sang thời đại phát triển dựa vào tri
thức, tạo ra lợi thế phát triển mới và thời cơ nhảy vọt cho các nền kinh tế đi sau.
Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ. Sự ra đời của các liên
minh kinh tế khu vực tạo điều kiện tăng tốc độ tự do hóa thương mại.
3.2.2. Vận dụng kinh nghiệm của một số nước Đông Á vào việc tổ chức điều
hành và thực thi mô hình công nghiệp hóa của Việt Nam trong bối cảnh mới
Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường nhằm nâng
cao hiệu quả vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
Đa dạng hóa nguồn vốn cho đầu tư phát triển, chú trọng cả nguồn vốn trong
nước và nguồn vốn nước ngoài
Có chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa như: Đầu tư phát triển cho phát triển giáo dục đào tạo, tăng
quy mô và chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp. Thực hiện xã hội hóa hoạt
động giáo dục đào tạo để khai thác các nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển
giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Có chiến lược phát triển khoa học công nghệ đúng đắn: Tạo môi trường
thuận lợi cho các hoạt động chuyển giao công nghệ, có các biện pháp khuyến khích
và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các
doanh nghiệp

xiv

Kết hợp tốt giữa hướng nội và hướng ngoại, chú trọng phát triển thị trường
trong nước và thúc đẩy xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Việt Nam cần
học tập kinh nghiệm của Nhật Bản và các nước NICs Đông Á, mau chóng chuyển từ
lợi thế so sánh cấp thấp sang lợi thế so sánh cấp cao hơn [sản xuất ra sản phẩm cần
nhiều vốn, lao động phải được đào tạo, công nghệ trung bình và cao, năng suất lao
động cao và giá trị gia tăng trong sản phẩm lớn].
Gắn tăng trưởng với sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, chống ô nhiễm
môi trường
Để vận dụng những kinh nghiệm trong công nghiệp hóa của những nước
Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan vào thực tiễn quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, cần phải có những điều kiện nhất định:
Thứ nhất, cần phải có một nhà nước mạnh có khả năng tổ chức, điều hành
quá trình công nghiệp hóa theo mục tiêu xác định. Để làm được như vậy, việc cải
cách thể chế và nâng cao năng lực của nhà nước trong điều hành phát triển kinh tế.
Thứ hai, về phía các doanh nghiệp, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tự nỗ lực, cải thiện năng lực cạnh tranh, trang bị
thêm cho mình những khả năng cần thiết để sẵn sàng trong quá trình hội nhập.

1

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp hóa là chặng đường phát triển tất yếu của các nền kinh tế chậm
phát triển, nhằm chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp mang tính tự cấp, tự túc
khép kín với lao động thủ công là chủ yếu sang một nền kinh tế công nghiệp, vận
hành theo cơ chế thị trường dựa trên sự phân công lao động xã hội phát triển ở trình
độ cao.
Theo trục thời gian, các nước lần lượt tiến hành công nghiệp hóa nhưng có
sự khác nhau về mô hình lựa chọn, nội dung chiến lược, giải pháp thực hiện và các
bước đi cụ thể do mỗi nước có những đặc điểm khác nhau, mỗi thời đại có những
điều kiện khác nhau nên mô hình công nghiệp hóa mà mỗi nước lựa chọn cũng
không giống nhau. Tuy nhiên, những nước đi sau hoàn toàn có thể rút ngắn được
thời gian đạt tới mục tiêu công nghiệp hóa so với các nước đi trước nhờ những nước
đi sau có thể tiếp cận đến các nguồn lực để tiến hành công nghiệp hóa [vốn, thị
trường, công nghệ và nguồn nhân lực] với thời gian ngắn hơn [so với các nền kinh
tế đi trước]. Đồng thời, các nền kinh tế đi sau còn có khả năng tránh khỏi những sai
lầm mà các nước đi trước mắc phải nhờ việc học hỏi kinh nghiệm. Nhưng rút
ngắn quá trình công nghiệp hóa chỉ là một khả năng khách quan, không phải là
điều tất yếu, đương nhiên cho mọi nước đi sau.
Lịch sử thế giới cho đến nay mới chỉ ghi nhận một số nước tận dụng được cơ
may do thời đại tạo ra để bứt lên. Trong thời đại phát triển cổ điển thì đó là những
nước như Mỹ cùng với một số nước Tây Âu và Nhật Bản nhóm các nước công
nghiệp hóa theo mô hình cổ điển rút ngắn, đó là những nước đi sau dựa trên khuôn
mẫu và kỹ thuật công nghệ của những nước đi trước để rút ngắn thời gian của các
giai đoạn trong toàn bộ quá trình công nghiệp hóa của mình. Trong thời đại phát
triển hiện đại, khả năng rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa cũng xuất hiện ở một
số nước Đông Á những nước đã thực hiện được một sự phát triển thích ứng với
tiến trình phát triển hiện đại và đạt được một sự thần kỳ trong phát triển mà thế giới
vẫn gọi sự thần kỳ Đông Á, các nước ở Đông Á đã thành công trong việc tận dụng

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề