Các nguyên nhân làm tăng bilirubin trực tiếp

Các nguyên nhân làm tăng bilirubin trực tiếp

Xét nghiệm bilirubin. Ảnh minh họa - Nguồn Interet


Chào em,

Kết quả xét nghiệm của em có nồng độ bilirubin toàn phần (T.P) của em tăng nhẹ, ở mức này thì chưa đủ để gây vàng da vàng mắt rõ, còn gọi là vàng da dưới lâm sàng. Bilirubin toàn phần trong máu gồm 2 thành phần chính là bilirubin trực tiếp và bilirubin gián tiếp.

Do đó, khi bilirubin toàn phần tăng mà bilirubin trực tiếp thấp có nghĩa là bilirubin gián tiếp tăng. Nguyên nhân thường gặp gây tăng bilirubin gián tiếp là tán huyết, do thuốc. Em nên kiểm tra lại ở bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, em nhé.

Thân mến.


Mời tham khảo thêm:


>> Nồng độ bilirubin toàn phần cao hơn bình thường, em mắc bệnh gì không BS?


>> Chỉ số bilirubin toàn phần tăng, đắng miệng, có vấn đề về mật?


Bilirubin còn gọi là sắc tố mật, là sản phẩm thoái hoá của nhân porphyrin trong Hemoglobin của hồng cầu.

Đời sống trung bình của 1 tế bào hồng cầu là khoảng 120 ngày. Khi hồng cầu chết đi, một lượng hemoglobin được giải phóng. Hemoglobin tiếp tục thoái hoá tạo thành bilirubin tự do.

Bilirubin tự do (bilirubin gián tiếp) có đặc điểm là độc, không hoà tan trong nước nên không có mặt trong nước tiểu. Khi Bilirubin tự do ở trong máu được albumin vận chuyển tới gan, bilirubin tự do kết hợp với acid glucoronic ở trong gan để tạo thành bilirubin liên hợp (bilirubin trực tiếp). Bilirubin liên hợp có đặc điểm là không độc, tan trong nước nên có mặt trong nước tiểu.

Bilirubin toàn phần trong máu bao gồm bilirubin tự do (bilirubin gián tiếp) và bilirubin liên hợp (bilirubin trực tiếp).

Chỉ số bilirubin mức bình thường trong cơ thể khi mang giá trị xét nghiệm sau:

Bilirubin toàn phần:

- Trẻ sơ sinh: < 10mg/dL hay < 17μmol/L.
- 1 tháng: 0,3 – 1,2 mg/dL hay 5,1 – 20,5 μmol/L.
- Người lớn: 0,2 – 1,0 mg/dL hay 3,4 – 17,1 μmol/L.

Bilirubin trực tiếp: 0,0 – 0,4 mg/dL hay 0 - 7 μmol/L.

Bilirubin gián tiếp: 0,1 – 1 mg/dL hay 1- 17 μmol/L.

Tỉ lệ bilirubin trực tiếp/bilirubin toàn phần: < 20%.

Xét nghiệm định lượng trong máu dùng để:

- Thăm dò tình trạng thiếu máu để xác định căn nguyên là do tan máu hay do tạo hồng cầu không hiệu quả.
- Đánh giá mức độ nặng – nhẹ của một số bệnh lý về gan.
- Trong thăm dò các tắc mật (trong và ngoài gan).
- Đánh giá mức độ tăng ưu thế thuộc về thành phần bilirubin trực tiếp hay gián tiếp. Từ đó có thể gợi ý các định hướng chẩn đoán một số bệnh liên quan.

Xét nghiệm định lượng bilirubin trong nước tiểu dùng để:

- Chẩn đóan các loại bệnh vàng da do tan máu: Không thấy có bilirubin trong nước tiểu.
- Chẩn đoán các các loại bệnh vàng da do bệnh gan hay do ứ mật: Có bilirubin trong nước tiểu.

Các nguyên nhân chính khiến tăng nồng độ bilirubin toàn phần thường gặp:

- Có thai.
- Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non.
- Hoạt động thể lực mạnh.
- Các nguyên nhân gây tăng bilirubin không liên hợp.
- Các nguyên nhân gây tăng bilirubin liên hợp.
- Suy giáp.


Lần cập nhật cuối: 07:15 06/01/2019 GMT+7

Đặt câu hỏi

Các nguyên nhân làm tăng bilirubin trực tiếp
Các nguyên nhân làm tăng bilirubin trực tiếp
Rất hữu ích

Các nguyên nhân làm tăng bilirubin trực tiếp
Các nguyên nhân làm tăng bilirubin trực tiếp
Hữu ích

Các nguyên nhân làm tăng bilirubin trực tiếp
Các nguyên nhân làm tăng bilirubin trực tiếp
Bình thường

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng thường gặp nhưng trong một số trường hợp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 

1. Đặc điểm của vàng da do tăng Bilirubin trực tiếp

    • Xuất hiện muộn, ngày càng tăng
    • Vàng da xám có vàng mắt và niêm mạc, gan to
    • Thay đổi màu phân ( vàng thẫm hoặc trắng ) và màu nước tiểu( vàng thẫm). Nếu đến muộn và không được điều trị có thể thấy ngứa da, xuất huyết.
    • Có triệu chứng nhiễm trùng: Sốt không thường xuyên nhưng dai dẳng.

2. Nguyên nhân gây vàng da do tăng Bilrubin trực tiếp

Bilirubin trực tiếp được sản xuất từ gan nếu bị ứ lại trong máu thì những nguyên nhân xảy ra là từ gan và mật. Hay gặp là:

2.1  Tại đường mật

Teo đường mật bẩm sinh, có thể teo đường mật trong gan, ngoài gan hoặc teo toàn bộ. Teo đường mật ngoài gan đơn thuần ít gặp hơn. Dị dạng ống mật chủ hoặc túi mật.

– Triệu chứng lâm sàng

Da vàng sạm xuất hiện muộn có thể từ 7-10 ngày sau khi đẻ, vàng niêm mạc, ngày càng tăng.

Nước tiểu vàng thẫm có thể thấy nước bọt, nước mắt cũng vàng.

Phân bạc màu hoặc màu trắng ngay từ sau khi đẻ; hoặc sau thời gian có phân su màu xanh đen nhạt. Thỉnh thoảng phân có thể màu vàng hơn một chút do bị nhuộm mật. Stercobilin vẫn âm tính.

Thời gian đầu thể trạng chung vẫn phát triển tốt sau mới thấy hơi thở nồng, ngứa da hoặc xuất huyết dưới da; xuất huyết các phủ tạng như não, đường tiêu hóa… Biểu hiện thiếu vitamin A,D… gan to ra dần vì ứ mật, có thể thất lách to.

– Xét nghiệm

    • Bilirubin toàn phần tăng, chủ yếu là trực tiếp
    • Các phản ứng viêm bình thường
    • Stercobilinogen và urobilinogen (-)
    • Chức năng gan lúc đầu bình thường sau bị sau giảm
    • Chụp đường mật và siêu âm gan mật để chẩn đoán chính xác.

2.1  Về bệnh gan

– Viêm gan đặc hiệu như viêm gan virut, giang mai, toxoplasma, herpes… Biểu hiện là vàng da tăng Bilirubin trực tiếp, gan lách to và có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

– Viêm gan tạp khuẩn: Xuất hiện sau các nhiễm khuẩn toàn thân như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn da, rốn… Do các cầu khuẩn, trực khuẩn, Coli thường có vàng da, gan to sau một thời gian nhiễm khuẩn nặng.

3. Trước một trẻ sơ sinh có vàng da nên làm gì?

– Phân biệt vàng da của tăng Bilirubin trưc tiếp hay gián tiếp trên lâm sàng và xét nghiệm.

– Nếu vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp thì phải theo dõi sát hàng ngày. Nếu tăng nhanh nên nghĩ tới bệnh lí, điều trị sớm bằng:

+ Ánh sáng liệu pháp là chủ yếu

+ Thay máu chỉ định khi cần thiết nếu điều trị ánh sáng ít kết quả.

– Nếu vàng da tăng Bil trực tiếp thì nên nghĩ đến bệnh về gan và đường mật.

+Vàng da sạm, phân trắng, gan to, dị dạng đường mật.

+Gan to, phân nước tiểu vàng thẫm, có nhiễm khuẩn bằng viêm gan. Điều trị đặc hiệu.

Để được tư vấn chi tiết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cũng như các phương pháp điều trị, quý khách vui lòng liên hệ với phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua Zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám bác sĩ qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được giải đáp.