Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán

Căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 530: Lấy mẫu kiểm toán [gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 530] ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, Chuẩn mực kiểm toán số 530 được quy định như sau:

1. Quy định chung đối với Chuẩn mực kiểm toán số 530

1.1. Phạm vi áp dụng

- Chuẩn mực kiểm toán số 530 áp dụng khi kiểm toán viên quyết định dùng phương pháp lấy mẫu kiểm toán khi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán [sau đây gọi là“kiểm toán viên”] trong việc lấy mẫu theo phương pháp thống kê và phi thống kê khi thiết kế và lựa chọn mẫu kiểm toán, thực hiện thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết, và đánh giá các kết quả thu được từ kiểm tra mẫu.

- Chuẩn mực kiểm toán kiểm toán số 530 bổ sung cho Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500: Bằng chứng kiểm toán [Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC] quy định trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra các kết luận hợp lý làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán. Phương pháp lấy mẫu kiểm toán là một trong các phương pháp mà Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC đưa ra để kiểm toán viên có thể áp dụng trong việc lựa chọn các phần tử thử nghiệm.

- Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán số 530 trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính và cung cấp các dịch vụ liên quan.

Đơn vị được kiểm toán [khách hàng] và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán số 530 để phối hợp công việc với kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán giải quyết các mối quan hệ trong quá trình kiểm toán.

Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

Chuẩn mực kiểm toán số 530: Lấy mẫu kiểm toán [Phần 1] [Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet]

1.2. Mục tiêu

Mục tiêu của kiểm toán viên khi sử dụng phương pháp lấy mẫu kiểm toán là cung cấp cơ sở hợp lý để kiểm toán viên đưa ra kết luận về tổng thể được lấy mẫu.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Lấy mẫu kiểm toán [sau đây gọi là “lấy mẫu”]: Là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể.

- Tổng thể: Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu nhằm rút ra kết luận về toàn bộ dữ liệu đó.

- Rủi ro lấy mẫu: Là rủi ro mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên việc kiểm tra mẫu có thể khác so với kết luận đưa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục kiểm toán. Rủi ro lấy mẫu có thể dẫn tới hai loại kết luận sai như sau:

+ Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả cao hơn so với hiệu quả thực sự của các kiểm soát đó [đối với thử nghiệm kiểm soát], hoặc kết luận rằng không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại có [đối với kiểm tra chi tiết]. Kiểm toán viên quan tâm chủ yếu đến loại kết luận sai này vì nó ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không phù hợp.

+ Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả kém hơn so với hiệu quả thực sự của các kiểm soát đó [đối với thử nghiệm kiểm soát], hoặc kết luận rằng có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại không có [đối với kiểm tra chi tiết]. Loại kết luận sai này ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì thường dẫn tới các công việc bổ sung để chứng minh rằng kết luận ban đầu là không đúng.

- Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến rủi ro lấy mẫu [xem hướng dẫn tại đoạn A1 Chuẩn mực kiểm toán số 530 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC].

- Sai phạm cá biệt: Là một sai sót hay sai lệch được chứng minh là không đại diện cho các sai sót hay sai lệch của tổng thể.

- Đơn vị lấy mẫu: Là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể [xem hướng dẫn tại đoạn A2 Chuẩn mực kiểm toán số 530 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC].

- Lấy mẫu thống kê: Là phương pháp lấy mẫu có các đặc điểm sau:

+ Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu.

+ Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu.

Một phương pháp lấy mẫu không có đặc điểm [i] và [ii] nêu trên được coi là lấy mẫu phi thống kê.

- Phân nhóm: Là việc phân chia một tổng thể thành các tổng thể con, mỗi tổng thể con là một nhóm các đơn vị lấy mẫu có cùng tính chất [thường là chỉ tiêu giá trị].

- Sai sót có thể bỏ qua: Là một giá trị được kiểm toán viên đặt ra mà dựa vào đó kiểm toán viên mong muốn đạt được mức độ đảm bảo hợp lý rằng sai sót thực tế của tổng thể không vượt quá giá trị đặt ra [xem hướng dẫn tại đoạn A3 Chuẩn mực kiểm toán số 530 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC].

- Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua: Là một tỷ lệ sai lệch được kiểm toán viên đặt ra đối với các thủ tục kiểm soát nội bộ mà dựa vào đó kiểm toán viên mong muốn đạt được mức độ đảm bảo hợp lý rằng tỷ lệ sai lệch thực tế của tổng thể không vượt quá tỷ lệ sai lệch đặt ra.

Có bao nhiêu phương pháp chọn mẫu?

Có hai phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu không xác suất và chọn mẫu xác suất. Mẫu được lựa chọn theo phương pháp xác suất mang tính đại diện cao hơn cho quần thể.

Phương pháp chọn mẫu CMA là gì?

Kỹ thuật chọn mẫu CMA là kỹ thuật chọn mẫu thống kê được sử dụng phổ biến trong kiểm tra cơ bản. Vì là chọn mẫu thống kê nên quá trình chọn mẫu được thực hiện trên cơ sở tính toán các công thức toán học.

Thế nào là rủi ro lấy mẫu?

[c] Rủi ro lấy mẫu: Là rủi ro mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên việc kiểm tra mẫu có thể khác so với kết luận đưa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục kiểm toán.

Tại sao phải chọn mẫu kiểm toán?

Lý do và lưu ý khi chọn mẫu kiểm toán. Do đó để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán cũng như tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức, Kiểm toán viên sẽ thực hiện chọn các mẫu với số lượng nhất định và đảm bảo được tính đại diện cao cho cả tổng thể nghiệp vụ kiểm tra.

Chủ Đề