Các phương pháp tính toán tải trọng nền tiêu chuẩn năm 2024

Tải trọng gió tiêu chuẩn lấy với chu kì lặp 10 năm, tiêu chuẩn cũ TCVN 2737-1995 lấy với chu kì lặp 20 năm. Điều này dẫn đến khi kiểm tra chuyển vị ngang do gió đối với công trình thép sẽ dễ đạt hơn so với tiêu chuẩn cũ. Phần này thì tiêu chuẩn VN tham khảo tương tự tiêu chuẩn cũ của Mỹ ASCE 7-05

Hệ số giảm áp lực gió 3s chu kì 10 năm sang 20 năm là 0.852.

Lưu ý số 2: bản đồ phân vùng áp lực gió

Áp lực gió tính theo TCVN 2737-2023 giảm chỉ còn 5 vùng cơ bản, bỏ qua các vùng ảnh hưởng bão ít như I-A, II-A và III-A .

Lưu ý số 3: thay đổi áp lực gió theo chiều cao, hệ số K[ze]

Hệ số kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao và địa hình k[ze] không còn phân bố quyến tính theo chiều cao Z của từng tầng như tiêu chuẩn cũ TCVN 2737-1995. Thay vào đó Ze sẽ lấy phụ thuộc vào H/B.

Công thức tính hệ số k[ze] của tiêu chuẩn TCVN 2737-2023lấy theo tiêu chuẩn Mỹ ASCE 7-16.

Công thức tính hệ số k[ze] lấy theo tiêu chuẩn Mỹ ASCE 7-16 mục 26.10/ trang 268.

Lưu ý số 4: hệ số khí động C

Hệ số khí động c tác dụng vào tường theo tiêu chuẩn cũ thông thường lấy 0.8 cho gió hút và 0.6 cho gió đẩy. Nay tiêu chuẩn mới TCVN 2737-2023 lấy phụ thuộc vào tỉ lệ H/D tra bảng phụ lục F4.

Gió đẩy lấy từ [0.7 → 0.8], gió hút [-0.3 → -0.7].

Hệ số khí động C tra theo phụ lục F, được được tham khảo theo EN 1991-1-4 và SP 20.13330.2016 nên có một số chỗ bị nhầm lẫn hoặc thiếu, kĩ sư cần đối chiếu với bản gốc.

Ví dụ trong tiêu chuẩn EN 1991-1-4 ghi chú trong trường hợp h/d >5 thì kể đến độ mảnh của công trình và sử dụng phụ lục F16 để tính hệ số khí động C. Tiêu chuẩn TCVN 2737-2023 thiếu ghi chú này gây nhầm lẫn và khó tiếp cận tiêu chuẩn mới.

Lưu ý số 5: hệ số Gust Gf [hệ số hiệu ứng giật]

Tiêu chuẩn cũ TCVN 2737-1995 thì nhà có H

Chủ Đề