Các thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán năm 2024

Bạn đang cần tìm hiểu về 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, thông qua bài viết này công ty kiểm toán AMA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những chuẩn mực kế toán được Bộ Tài Chính ban hành thông qua 5 đợt bằng các quyết định và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Chuẩn mực kế toán là hệ thống bao gồm các văn bản về những quy định cách thức ban hành, phương pháp kế toán cơ bản để làm cơ sở cho những cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kế toán nhằm thực hiện quá trình lập cũng như giải thích các thông tin khi trình bày trên báo cáo tài chính. Những quy định này được các cơ quan tổ chức thẩm quyền có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành.

Chuẩn mực kế toán còn là căn cứ để các kiểm toán viên đưa ra những ý kiến về sự phù hợp của các báo tài chính và chế độ kế toán. Song song với đó thông qua các chuẩn mực kế toán mà các doanh nghiệp, cá nhân làm kế toán có thể thống nhất việc lập báo cáo tài chính, ghi nhận sổ sách, số liệu trên báo cáo tài chính được phản ánh một cách chính xác và phù hợp.

26 chuẩn mực kế toán qua các đợt

Đợt 1: Ngày 31/12/2001 ban hành 4 chuẩn mực

Chuẩn mực sốTên chuẩn mựcQuyết định ban hànhThông tư hướng dẫn02Hàng tồn kho149/2001/QĐ-BTC161/2007/TT-BTC03Tài sản cố định hữu hình04Tài sản cố định vô hình14Doanh thu và thu nhập khác

Đợt 2: Ngày 31/12/2002 ban hành 6 chuẩn mực

Chuẩn mực sốTên chuẩn mựcQuyết định ban hànhThông tư hướng dẫn01Chuẩn mực chung165/2002/QĐ-BTC161/2007/TT-BTC06Thuê tài sản10Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái15Hợp đồng xây dựng16Chi phí đi vay24Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đợt 3: Ngày 30/12/2003 ban hành 6 chuẩn mực

Chuẩn mực sốTên chuẩn mựcQuyết định ban hànhThông tư hướng dẫn05Bất động sản đầu tư234/2003/QĐ-BTC161/2007/TT-BTC07Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết08Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh21Trình bày báo cáo tài chính25Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con26Thông tin về các bên liên quan

Đợt 4: Ngày 15/02/2005 ban hành 6 chuẩn mực

Chuẩn mực sốTên chuẩn mựcQuyết định ban hànhThông tư hướng dẫn17Thuế thu nhập doanh nghiệp12/2005/QĐ-BTC20/2006/TT-BTC22Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự23Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm27Báo cáo tài chính giữa niên độ28Báo cáo bộ phận29Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán

Đợt 5: Ngày 28/12/2005 ban hành 4 chuẩn mực

Chuẩn mực sốTên chuẩn mựcQuyết định ban hànhThông tư hướng dẫn11Hợp nhất kinh doanh100/2005/QĐ-BTC21/2006/TT-BTC18Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng19Hợp đồng bảo hiểm30Lãi trên cổ phiếu

Rất mong những chia sẻ về 26 chuẩn mực kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC được dịch vụ kiểm toán AMA chia sẻ trên đây là hữu ích.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam năm 2023 gồm những chuẩn mực kế toán nào? Áp dụng theo văn bản pháp luật nào? Bài viết dưới đây của CyberBook sẽ cho các bạn những thông tin khái quát nhất về vấn đề này.

Chuẩn mực kế toán là những quy định về cách thức ban hành trong việc lập cũng như giải thích các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Đây là quy định được các tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành.

Ở Việt Nam, Bộ Tài Chính là cơ quan chịu trách nhiệm ban hành.

Điều 7. Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – Luật Kế toán 2015

1. Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.

2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.

3. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Hệ thống chuẩn mực kế toán VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam là phiên âm tiếng Việt của Vietnam Accounting Standards [VAS], được hình thành dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế [IAS/IFRS]. Hệ thống chuẩn mực kế toán được xem xét và ban hành vào khoảng từ năm 2000 đến 2005 bởi Bộ Tài chính. Với 26 chuẩn mực theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế mà lại vừa phù hợp với trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm được ban hành.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam và thế giới

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế [IFRS] là các chuẩn mực kế toán toàn cầu do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế [IASB] ban hành và quy định để hướng dẫn việc lập và trình bày các báo cáo tài chính. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam [VAS] sử dụng IFRS làm cơ sở, tuy nhiên hai chuẩn mực này cũng có những điểm khác biệt chính về thuật ngữ, phương pháp áp dụng và phạm vi trình bày.

Cách trình bày báo cáo tài chính

Một bộ báo cáo tài chính chuẩn dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả HĐKD; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu; và Thuyết minh BCTC, bao gồm tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng cũng như các thuyết minh khác.

Bộ báo cáo tài chính dựa trên Chuẩn mực kế toán Việt Nam [VAS] bao gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả HĐKD; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Dựa theo IFRS, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xây dựng dựa trên Bảng cân đối kế toán đầu và cuối năm tài chính và có thể bao gồm một số thông tin từ Số cái kế toán. Còn dựa theo VAS, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên sổ quỹ tiền mặt và sổ quỹ tài khoản ngân hàng tương ứng.

Hệ thống tài khoản

Bộ Tài chính Việt Nam phát hành bảng hệ thống tài khoản thống nhất dùng cho Báo cáo tài chính theo VAS của Doanh nghiệp bao gồm Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC.

IFRS không có quy định về hệ thống tài khoản, doanh nghiệp có thể tạo ra hệ thống tài khoản phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.

Các chuẩn mực kế toán mới nhất 2023

Tính đến hiện tại, Bộ Tài chính đã có 05 đợt ban hành và công bố chuẩn mực kế toán Việt Nam [tổng cộng gồm 26 chuẩn mực kế toán]. Cụ thể như sau:

I. 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành trong đợt 1

1. Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho.

2. Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình.

3. Chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình.

4. Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác.

Các chuẩn mực này được ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính [được hướng dẫn thực hiện bởi Thông tư 161/2007/TT-BTC, Thông tư 202/2014/TT-BTC].

II. 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành trong đợt 2

5. Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung.

6. Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản.

7. Chuẩn mực số 10 – ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

8. Chuẩn mực số 15 – Hợp đồng xây dựng.

9. Chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay.

10. Chuẩn mực số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Các chuẩn mực này được ban hành kèm theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2022 của Bộ Tài chính [được hướng dẫn thực hiện bởi Thông tư 161/2007/TT-BTC, Thông tư 202/2014/TT-BTC].

III. 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành trong đợt 3

11. Chuẩn mực số 05 – Bất động sản đầu tư.

12. Chuẩn mực số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết.

13. Chuẩn mực số 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh.

14. Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính.

15. Chuẩn mực số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.

16. Chuẩn mực số 26 – Thông tin về các bên liên quan.

Các chuẩn mực này được ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính [được hướng dẫn thực hiện bởi Thông tư 161/2007/TT-BTC, Thông tư 202/2014/TT-BTC].

IV. 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành trong đợt 4

17. Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

18. Chuẩn mực số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.

19. Chuẩn mực số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

20. Chuẩn mực số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ.

21. Chuẩn mực số 28 – Báo cáo bộ phận.

22. Chuẩn mực số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán.

Các chuẩn mực này được ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ Tài chính [được hướng dẫn thực hiện bởi Thông tư 20/2006/TT-BTC].

V. 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành trong đợt 5

23. Chuẩn mực số 11 – Hợp nhất kinh doanh.

24. Chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

25. Chuẩn mực số 19 – Hợp đồng bảo hiểm.

26. Chuẩn mực số 30 – Lãi trên cổ phiếu.

Các chuẩn mực này được ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ Tài chính [được hướng dẫn thực hiện bởi Thông tư 21/2006/TT-BTC].

Lời kết

Trên đây là những khái niệm, thông tin khái quát nhất về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 2023. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các chuẩn mực này, bạn đọc có thể xem tại đây. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin bổ ích cho doanh nghiệp.

Tính đến 1 3 2005 Việt Nam có bao nhiêu chuẩn mực kế toán?

Đầu tháng 3/2005, Bộ Tài chính vừa ban hành thêm 6 chuẩn mực kế toán, đưa tổng số chuẩn mực kế toán quốc gia được ban hành lên con số 22. Việc xây dựng và áp dụng chuẩn mực kế toán đang đem lại nhiều lợi ích gì cho các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia.

Các văn bản hướng dẫn về các chuẩn mực kế toán hiện nay tại Việt Nam do ai ban hành?

Các chuẩn mực này được ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ Tài chính [được hướng dẫn thực hiện bởi Thông tư 21/2006/TT-BTC]. 1. Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.

Thông tư 200 và 133 khác nhau như thế nào?

+ Thông tư 200 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. + Thông tư 133 chỉ áp dụng cho doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Như vậy thì DN quy mô vừa và nhỏ có thể chọn sử dụng 1 trong 2 Thông tư trên và phải nhất quán trong cùng 1 năm tài chính.

Bộ Tài chính ban hành bao nhiêu chuẩn mực kế toán?

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 1366/QĐ-BTC ngày 06/7/2022 về phê duyệt Chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2. Như vậy, đến nay, đã có 11 chuẩn mực kế toán công Việt Nam được công bố.

Chủ Đề