Các thuộc tính cơ bản của nhân cách filetype ppt

Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Với tư cách là một thực thể xã hội, con người luôn có mối quan hệ tích cực, qua lại với môi trường xung quanh – nơi con người sống và hoạt động. Trong môi trường xã hội phong phú và đa dạng đó con người bao giờ cũng hướng tới một mục tiêu nào đó có ý nghĩa đối với bản thân mình. Sự hướng tới mục tiêu đó diễn ra trong một thời gian tương đối lâu dài và khá ổn định do đó có thể trở thành động lực thúc đẩy con người hành động nhằm chiếm lĩnh mục tiêu đó, quy định phương hướng cơ bản trong hành vi, quy định bộ mặt đạo đức của cá nhân, quy định mục đích của cả cuộc đời, đó là xu hướng của cá nhân. Trong cuộc sống và hoạt động, mỗi cá nhân đặt ra cho mình những mục tiêu và viễn cảnh khác nhau, có thái độ lựa chọn khác nhau với những giá trị xã hội xung quanh. Xu hướng của mỗi người khác nhau là khác nhau. Xu hướng là thuộc tính của nhân cách.

Xu hướng của cá nhân là ý định hướng tới đối tượng trong một thời gian lâu dài nhằm thoả mãn những nhu cầu hay hứng thú hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình. [A.G. Côvaliốp].

1.2. Vai trò của xu hướng 

Xu hướng quy định phương hướng cơ bản trong hành vi, quy định bộ mặt đạo đức cũng như mục đích cuộc đời của cá nhân do đó chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc nhân cách.

Xu hướng tạo động cơ của hoạt động, định hướng, chi phối, điều khiển, điều chỉnh hoạt động.

Xu hướng và tính cách: Xu hướng quy định tính cách của con người phát triển theo hướng nào. Tính cách của con người được ổn định và vững vàng khi xu hướng được ổn định. Thường thì cuối tuổi thanh niên tính cách tương đối ổn định.

Xu hướng và năng lực: Đây là mối quan hệ hai chiều. Xu hướng xác định chiều hướng phát triển của năng lực. Ngược lại, năng lực giúp cho những mục tiêu của xu hướng có khả năng biến thành hiện thực. Sau đó những kết quả đạt được nhờ năng lực sẽ trở lại củng cố, kích thích xu hướng.

Xu hướng và khí chất: Xu hướng có thể góp phần phát triển những mặt tốt, hạn chế, khắc phục những thiếu sót của từng kiểu khí chất.

1.3. Những mặt biểu hiện chủ yếu của xu hướng 

a. Nhu cầu

– Khái niệm:

Để tồn tại và phát triển, mỗi cơ thể sống đều cần có những điều kiện và phương tiện nhất định do môi trường đem lại. Giống như các cơ thể sống khác, để tồn tại và hoạt động, con người cũng cần có những điều kiện và phương tiện nhất định. Tất cả những đòi hỏi ấy gọi là nhu cầu của cá nhân. Nhu cầu biểu thị sự gắn bó của cá nhân với thế giới xung quanh. Ngược lại, tất cả mọi hoạt động của con người đều nhằm thoả mãn hàng loạt nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống của con người.

Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển.  

– Đặc điểm:

+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng [tính đối tượng của nhu cầu]

Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó cụ thể.  Cũng là sự đòi hỏi để thoả mãn nhu cầu nhưng ban đầu đối tượng có thể chưa cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, đối tượng của nhu cầu càng được xác định cụ thể, ý nghĩa của nhu cầu đối với đời sống của cá nhân và xã hội càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu càng chóng nảy sinh, củng cố và phát triển.

Đối tượng của nhu cầu ở những người khác nhau là khác nhau. Người có nhu cầu này , người có nhu cầu khác. Ngay trong cùng một loại nhu cầu, đối tượng của nhu cầu ở người này cũng khác đối tượng nhu cầu của người khác.

Chính tính đối tượng của nhu cầu đã thúc đẩy con người hoạt động, sáng tạo ra thế giới đối tượng để thoả mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người. Cũng nhờ đặc điểm này mà nhu cầu kích thích sản xuất phát triển, tạo nên mối quan hệ giữa “cung và cầu”, thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh. Càng có nhiều nhu cầu và càng có nhiều đối tượng của nhu cầu sẽ càng kích thích sản xuất phát triển.

+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nó quy định. Chính điều kiện sống quy định nội dung đối tượng của nhu cầu hay nói cách khác nhu cầu là sự phản ánh những điều kiện sống. Xã hội càng phát triển, sản xuất càng phát triển do đó nhu cầu càng phát triển và ngược lại nhu cầu càng phát triển, kích thích sản xuất càng phát triển.

Nội dung của nhu cầu do điều kiện thoả mãn nó quy định. Điều kiện thoả mãn nhu cầu của con người nằm trong xã hội, do đó nhu cầu của con người mang tính xã hội. Các nhu cầu lao động, học tập, tiếp thu tri thức, nghiên cứu khoa học, thưởng thức văn học nghệ thuật, nhu cầu giao tiếp… mang tính xã hội rõ rệt. Ngay trong những nhu cầu thuần tuý mang tính cá nhân hoặc những nhu cầu dường như chỉ liên quan đến những chức năng sinh vật của cơ thể con người trên thực tế vẫn mang tính xã hội. [Con người không thoả mãn một cách tuỳ tiện, bản năng như con vật mà ít nhiều đều có ý thức].

Nội dung cụ thể của nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thoả mãn nó. C. Mác viết: “Đói là đói, song cái đói được thoả mãn bằng thịt chín với cách dùng dao và dĩa thì khác hẳn cái đói bắt buộc Phải nuốt bằng thịt sống với cách dùng tay, móng và răng”.

Nhu cầu con người phụ thuộc vào điều kiện và phương thức thoả mãn nhu cầu do đó muốn cải tạo nhu cầu phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của xã hội, gia đình, bản thân. Muốn cải tạo những nhu cầu xấu ở con người cần cải tạo cơ sở đã làm nảy sinh ra nó. Muốn nảy sinh những nhu cầu tốt phải tạo ra những điều kiện và phương thức sinh hoạt tương ứng với nó.

+ Nhu cầu mang tính chu kì

Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn, không có nghĩa là nhu cầu ấy chấm dứt mà nó vẫn
tiếp tục tái diễn, nếu người ta vẫn còn sống vả phát triển trong điều kiện và phương thức sinh hoạt như cũ. Sự tái diễn đó thường mang tính chu kì. Tính chu kì này do sự biến đổi có tính chu kì của hoàn cảnh xung quanh và của trạng thái cơ thể gây ra.

b. Hứng thú

– Khái niệm:

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái Cảm. Hứng thú luôn có hai yếu tố. Đối tượng phải có ý nghĩa đối với đời sống cá nhân [yếu tố nhận thức]. Đối tượng có khả năng hấp dẫn, tạo ra những khoái cảm [yếu tố cảm xúc]. Chính vì đặc điểm này mà hứng thú lôi cuốn con người hướng về phía nó, tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận và đi sâu tìm hiểu nó. Đây là đặc trưng quan trọng của hứng thú giúp ta phân biệt nhu cầu và hứng thú và không thể đồng nhất nhu cầu và hứng thú tuy nhu cầu và hứng thú có mối quan hệ mật thiết.

– Vai trò của hứng thú:

+ Hứng thú làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ.  Khi có hứng thú với một đối tượng nào đó, cá nhân có sự tập trung cao độ của chú ý, tình cảm, hướng toàn bộ quá trình nhận thức vào đối tượng khiến quá trình này nhạy bén và sâu sắc. Khi hứng thú, chú ý không chủ định xuất hiện nhanh, chú ý có chủ định được duy trì dễ dàng.

Tính tích cực trí tuệ của học sinh được định hướng và duy trì bởi hứng thú. Học sinh không thể chiếm lĩnh được đối tượng mà nó không hứng thú. Nó có thể ghi nhớ những sự kiện do ảnh hưởng của sự sợ hãi hay để lẩn tránh sự nhục nhã của thất bại nhưng sự học tập như thêm không có hiệu quả. Muốn đứa trẻ có thể biểu hiện sự tưởng tượng và phương pháp sáng tạo trong lĩnh vực nào đó thì nó cần phải ham mê sâu sắc lĩnh vực này và điều đó chỉ có thể đảm bảo được nhờ hứng thú. Nếu nhận thức chiều sâu của đối tượng trở thành sự cần thiết, thiết thân với đứa trẻ thì những nỗ lực thường xuyên vượt ra ngoài phạm vi tri thức hiện có sẽ trở thành cuộc phiêu lưu đầy xáo động đối với nó.

+ Hứng thú làm tăng sức làm việc

Do ý nghĩa và đặc biệt do sự hấp dẫn của đối tượng mà cá nhân làm việc say sưa, dẻo dai, bền bỉ, khả năng khắc phục khó khăn lớn.

+ Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động sáng tạo.

Khi hứng thú, con người không chỉ dừng lại ở chỗ tích cực tìm hiểu, thưởng thức, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đối tượng mà còn tích cực hoạt động theo hướng phù hợp với hứng thú đó. Hứng thú không chỉ dừng ở sự thích thú vẻ bề ngoài, sự tò mò mang tính hiếu kì. Hứng thú chân chính luôn thúc đẩy con người hành động, hành động sáng tạo để chiếm lĩnh đối tượng đó.

c. Lí tưởng

– Khái niệm

Khi nói đến lí tưởng trong đời sống cá nhân người ta thường nghĩ tới đó là một mục tiêu cao đẹp, được phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chuẩn có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong một thời gian tương đối lâu dài vào hoạt động để tới mục tiêu đó.  

Theo các nhà duy tâm: lí tưởng là lí tưởng, cuộc sống là cuộc sống, lí tưởng khác cuộc sống, tách rời khỏi cuộc sống.

Theo các nhà duy vật biện chứng: lí tưởng cao hơn hiện thực, đi trước hiện thực nhưng xuất phát từ hiện thực cuộc sống, là hình ảnh của hiện thực.

– Đặc điểm của lí tưởng

Lí tưởng vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn.

+ Tính hiện thực: Mục tiêu của lí tưởng được nhào nặn từ những chất liệu có trong hiện thực cuộc sống. Khi xây dựng lí tưởng, cá nhân đều căn cứ vào những điều kiện chủ quan và khách quan. Lí tưởng là hình ảnh của hiện thực.

+ Tính lãng mạn: Mục tiêu của lí tưởng bao giờ cũng thuộc về ngày mai, thuộc về tương lai. Lí tưởng thể hiện ý muốn của con người vươn tới một cái gì đó hoàn chỉnh và mẫu mực nhưng chưa đạt tới được. Cái mà cá nhân đạt được trong hành động thì cái đó không còn là lí tưởng nữa mà là hiện thực. Từ hiện thực đó cá nhân lại muốn đạt tới cái tốt đẹp, cái hoàn chỉnh, mẫu mực hơn. Có thể nói, con người không bao giờ đạt được lí tưởng một cách tuyệt đối cả.

Trong lí tưởng, người ta tước bỏ đi những gì là không cốt yếu chưa hoàn thiện, nhấn mạnh cái đẹp, cái hoàn thiện. tưởng luôn được người mang nó tô điểm bằng những màu sắc tươi sáng, rực rỡ nhất.

Tuy nhiên, thiếu chất lãng mạn, lí tưởng chỉ còn là những ước muốn tầm thường nhưng nếu lí tưởng không xuất phát từ hiện thực cuộc sống, thiếu cơ sở hiện thực, xa vời, bay bổng quá mức thì đến một lúc nào đó sẽ chỉ còn là những ước muốn viển vông mà thôi.

Để xây dựng lí tưởng và vươn tới lí tưởng cần có sự thống nhất hài hoà giữa ba yếu tố: nhận thức sâu, tình cảm nồng cháy và ý chí kiên cường.

+ tưởng mang tính xã hội, lịch sử, giai cấp.

– Chức năng của lí tưởng

– Lí tưởng là biểu hiện và biểu hiện tập trung nhất của xu hướng cá nhân [lí tưởng xác định mục đích cuộc sống của cá nhân, mục tiêu và chiều hướng phát triển của cá nhân].

– Lí tưởng là động lực thúc đẩy , điều khiển toàn bộ hoạt động của con người.

– Lí tưởng được xây dựng từ nhận thức đầy đủ + tình cảm sâu sắc + ý chí mạnh mẽ đo đó tạo cho con người có một sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn trở ngại, thậm chí không sợ hi sinh để đạt được.

– Lí tưởng trực tiếp chi phối sự hình thành, phát triển tâm lí cá nhân: lí tưởng có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của nhu cầu, hứng thú. Để vươn tới lí tưởng cao đẹp của đời mình có khi cá nhân phải tự điều chỉnh, huỷ bỏ một số nhu cầu hứng thú không phù hợp, hình thành những nhu cầu, hứng thú mới phù hợp. Do yêu cầu của lí tưởng, cá nhân thấy cần phải trau dồi nhiều năng lực mới, sửa đổi tính tình cho phù hợp với tính chất công việc.

d. Thế giới quan, niềm tim

– Khái niệm

Thê giới quan là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, về xã hội và bản thân được hình thành ở mỗi người và xác định phương châm hành động ở người đó.

Niềm tin là thế giới quan đã được kiểm nghiệm, thể nghiệm.

Trước những vấn đề về tự nhiên, về xã hội, về bản thân, mỗi người mỗi giai cấp có những
quan điểm nhìn nhận khác nhau do đó sẽ hành động khác nhau.

Thế giới quan mang tính giai cấp rõ rệt. Không có thế giới quan của mọi giai cấp.

Thế giới quan có thể thay đổi khi điều kiện sống, môi trường sống thay đổi. Trong xã hội tồn tại nhiều thế giới quan khác nhau vì tồn tại nhiều hệ thống quan điểm khác nhau. Giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất sẽ có thế giới quan khoa học nhất.

– Vai trò của thế giới quan

Thế giới quan là kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Do thế giới quan khác nhau, người ta nhận thức về thế giới khác nhau thậm chí có thể trái ngược nhau. Do đó hành động sẽ khác nhau. Toàn bộ những thuộc tính tâm lí cá nhân đặc biệt là lí tưởng đều được hình thành và phát triển dưới ánh sáng của thế giới quan.

2. Tính cách 

2.1. Khái niệm 

Trong cuộc sống, mỗi người có những phản ứng riêng biệt khác nhau đối với những tác động của thế giới khách quan [tự nhiên và xã hội] và thế giới chủ quan. Trong thái độ đối với người khác, có người luôn tỏ ra dịu dàng, lịch thiệp, có người lại thô lỗ cục cằn. Có người xởi lởi, phóng khoáng nhưng có người lại keo kiệt, bủn xỉn. Trong thái độ đối với lao động, có người thường cần cù, chịu khó, có người lại lười biếng, ngại khó…. Những phản ứng riêng biệt này được củng cố trong thực tiễn, trong kinh nghiệm trở thành ổn định, bền vững thì gọi là những nét tính cách. Tổng hợp nhiều nét tính cách chúng ta có tính cách.

Từ “xapakmep” [tiếng Nga], “character” [tiếng Anh] dịch từ tiếng Hi Lạp “charakter” có nghĩa là “nét”, “dấu tích”, “đặc điểm”. Song khái niệm tính cách không phải bao gồm tất cả những nét, những đặc điểm tiêu biểu của con người. Khi dùng khái niệm tính cách là chúng ta muốn đánh giá hành vi của con người trong quan hệ của con người với người khác, với thế giới bên ngoài và khi chúng ta muốn nói về không phải những hành vi ngẫu nhiên mà là những hành vi mà chúng biểu thị quan hệ xã hội của người đó.

Mỗi người đều có quan hệ nhiều vẻ với thực tiễn và do đó có nhiều đặc điểm hay thuộc tính cá nhân. Nhưng trong số những đặc điểm ấy , có ý nghĩa lớn nhất là những đặc điểm nào của cá nhân nêu lên được đặc trưng của con người cụ thể coi như là một thành viên của xã hội. Tương ứng với chúng là những hình thức riêng biệt, độc đáo của hành vi là sự biểu hiện của những mối quan hệ trên.

Tính cách là một phong cách đặc thù của mỗi nguồn phản ánh lịch sử tác động của những điều kiện sông và giáo dục biểu thị ở thái độ đặc thù của người đó đối với hiện thực khách quanở cách xử súự,ơởnhững đặc điểm trong hành vi xã hội của người đó [A.G. Covaliốp]

2.2. Đặc điểm đặc trưng của tính cách 

a. Nội dung và hình thức của tính cách

Nội dung của tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực: thái độ đối với tự nhiên, đối với xã hội, đối với lạo động, đối với bản thân. Hệ thống thái độ này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Trong các loại thái độ thì thái độ đối với những người xung quanh là chính, nó sẽ chi phối các mối quan hệ khác. Hình thức của tính cách là những phương thức hành động, kiểu hành vi xã hội của con người. Giữa hệ thống thái độ [nội dung của tính cách] và phương thức hành động, kiểu hành vi xã hội [hình thức của tính cách] có mối quan hệ biện chứng, tác động chi phối lẫn nhau.

b. Sự kết hợp giữa các thuộc tính trong cấu trúc tính cách là sự kết hợp độc đáo mang tính đặc thù

Mỗi tính cách có nhiều nét tính cách. Mỗi nét tính cách có ý nghĩa riêng tuỳ thuộc vào sự kết hợp của nó với những nét tính cách khác của cá nhân. Sự kết hợp khác nhau giữa các nét tính cách sẽ tạo nên những tính cách khác nhau.

c. Cái chung và cái riêng trong tính cách

Tính cách là một hiện tượng xã hội – lịch sử. Do đó không thể có tính cách chung chung cho mọi tầng lớp, giai cấp, tách khỏi không gian, thời gian sống. Song cá nhân có tính cách lại là một thành viên của xã hội và liên quan với xã hội bằng các quan hệ khác nhau.

Những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá chung tạo nên cho tính cách những nét chung. Cái chung trong tính cách là những nét chung cho một nhóm người. Những nét này phản ánh những điều kiện chung trong cuộc sống của nhóm người ấy và biểu hiện nhiều hay ít ở từng đại diện của nhóm ấy . Mỗi thời kì lịch sử mỗi chế độ xã hội, mỗi giai cấp có những nét tính cách điển hình riêng.

Như vậy là trong tính cách của một con người cụ thể có thể tách ra những nét tính cách chung của cả loài người, của dân tộc, của giai cấp và những nét cá biệt đặc trưng cho cá nhân ấy. Chúng thấm quyện vào nhau tạo thành một sắc thái tâm lí thống nhất, độc đáo của tính cách.

d. Sự hình thành tính cách

Tính cách không phải được di truyền, không phải là bẩm sinh cũng không phải là một thuộc tính bất biến của con người. Tính cách được hình thành trong tiến trình sống, nó phụ thuộc vào cách sống của con người, phản ánh những điều kiện sống và là hình ảnh của cuộc sống của con người. Tuy nhiên con người không phải là đối tượng thụ động, chịu những tác động của những điều kiện sống và hoàn cảnh bên ngoài. Con người là chủ thể của hoạt động, có hành động tương hỗ, tích cực với môi trường. Không những môi trường biến đổi con người mà con người cũng tích cực tác động đến môi trường, biến đổi môi trường, khắc phục và cải tạo những hoàn cảnh sống không thuận lợi. Không phải tự bản thân môi trường mà chính là hoạt động của con người với môi trường đã đóng vai trò quyết định trong việc hình thành tính cách của họ.

2.3. Cấu trúc của tính cách 

Sự kết hợp độc đáo của các nét tính cách tạo nên cấu trúc tính cách. Đó không phải là sự kết hợp máy móc, phép tính cộng đơn giản của các thuộc tính, của các nét tính cách mà là sự hoà nhập vào nhau, kết hợp với nhau một cách độc đáo tạo nên một cấu trúc toàn vẹn, thống nhất. Nhưng không thể nghiên cứu và hiểu một nguyên thể phức tạp như tính cách nếu như không tách ra trong tính cách ấy những mặt riêng lẻ hay những biểu hiện điển hình.

a.    Xu hướng: thành phần chủ đạo

Một trong những mặt quan trọng nhất của tính cách là những nét tính cách nói lên xu hướng của nhân cách.

Xu hướng quy định tính cách con người phát triển theo hướng nào. Khi con người đặt ra cho mình mục đích, mục tiêu nào trong cuộc sống [xu hướng] họ sẽ hướng thái độ và hành vi của mình [tính cách] vào mục đích, mục tiêu đó. Tính cách của con người ổn định và vững vàng [con người có bản lĩnh] khi xu hướng được hình thành và ổn định. Nhu cầu và hứng thú quy định nên thái độ lựa chọn đối với các mặt khác nhau trong cuộc sống, xác định tính độc đáo trong tính cách. Lí tưởng, thế giới quan, niềm tin quy định nên nội dung đạo đức trong thái độ, giúp cá nhân định hướng đúng đắn trong cuộc sống và quy định nguyên tắc của hành vi khiến con người trở nên vững vàng trong mọi tình huống.

b. Tình cảm: thành phần cốt lõi, bao trùm của tính cách

K.Đ. Usinxki: “Không có cái gì, không một lời nào, thậm chí một hành vi nào của chúng ta lại biểu thị bản thân và thái độ của ta với thế giới bên ngoài một cách rõ ràng và hoàn toàn như cảm xúc của chúng ta”.

Có thể nói, nơi nào có quan hệ tình cảm giữa con người và con người với nhau thì đều có quan hệ tình cảm giữa con người và con người. Quan hệ nào trong xã hội cũng có quan hệ tình cảm xen vào. Tất cả những tình cảm như lòng yêu nước, yêu quê hương, tình làng, nghĩa xóm, tình yêu giữa những người ruột thịt tình bạn, tình yêu, tình đồng chí bao trùm lên cuộc sống cá nhân và đạo đức con người được xây dựng trên cơ sở tình cảm gắn bó giữa con người và con người. Đời sống tình cảm của con người như thế nào thì sẽ quy định tư cách đạo đức và tư thế tác phong của người đó như thế ấy.

Khi con người mất đi những quan hệ tình cảm, người ta cũng mất luôn cả tính người. Mất đi những tình cảm tốt đẹp cũng là mất đi những phẩm chất, tính cách nói riêng, nhân cách nói chung.

c.  Ý chí: mặt sức mạnh của tính cách

Ý chí thể hiện trong tính cách theo hai chiều:

+ Thúc đẩy hành động: Đó là sự quyết tâm, tính quả quyết, lòng dũng cảm.

+ Kiềm chế hành động: Đó là sự tự chủ, tự kiềm chế để đạt được mục đích.

Những nét ý chí của tính cách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hành vi của con người, quy định hiệu quả của mọi thái độ, hành vi. Các phẩm chất ý chí quy định cường độ và sự cứng rắn của tính cách nói chung. Tuỳ thuộc vào sự phát triển những nét ý chí của tính cách con người mà người ta nói đến những tính cách mạnh hay yếu.

Nhờ ý chí con người mới chuyển được nội dung bên trong của tính cách [hệ thống thái độ đối với hiện thực] thành kiểu hành vi xã hội, kiểu xử thế bên ngoài và tính cách mới được bộc lộ một cách trọn vẹn, sắc nét, bản lĩnh của con người mới được biểu hiện rõ ràng.

Nếu con người có xu hướng đúng nhưng không có ý chí để thực hiện những mục tiêu tốt đẹp đó thì mục tiêu đó cũng không có giá trị gì.

d. Khí chất: mặt cơ động của tính cách

Khí chất là sự thể hiện sắc thái hoạt động tâm lí của cá nhân về cường độ, tốc độ, nhịp độ tạo nên bức tranh hành vi của cá nhân đó, làm đậm nét tính đặc thù của nhân cách.

Khí chất có ảnh hưởng đến sự dễ dàng hay khó khăn của việc hình thành và phát triển nét tính cách này hay khác của cá nhân.

Khí chất không quy định con đường phát triển của các đặc điểm đặc trưng của tính cách một cách một chiều và hơn nữa một cách định mệnh. Bản thân khí chất được cải tổ dưới ảnh hưởng của tính cách. Nhưng nội dung bên trong của tính cách khi biểu hiện ra bên ngoài thường mang sắc thái của loại khí chất này hay khác góp phần tạo nên tính độc đáo, riêng biệt trong tính cách mỗi người.

e.  Kiểu hành vi: mặt hiện thực của tính cách

Nhờ kiểu hành vi mà tính cách tồn tại. Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân là sự thể hiện ra bên ngoài một cách cụ thể hệ thống thái độ của họ, là sự thể hiện của tính cách cá nhân. Do đó đánh giá tính cách phải thông qua kiểu hành vi. Tính cách không được thể hiện ra hành vi thì cũng sẽ mất dần.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân đều biểu hiện tính cách mà chỉ những hành vi, cử chỉ, cách nói năng đã trở thành thói quen, đã trở thành “kiểu riêng” của cá nhân mới biểu hiện tính cách của họ.

Tóm lại. Khi xét tính cách phải xét toàn bộ chỉnh thể của nó.

Tách riêng một mặt nào đều không có ý nghĩa. Nhưng trong thực tế người ta có thể gọi tính cách bằng nét tiêu biểu của thành phần có trong cấu trúc. Ví dụ: Chị A giàu tình cảm; Anh B giàu nghị lực…

3. Năng lực 

3.1. Khái niệm 

Trong đa số các hoạt động, có một thực tế là bất kì người bình thường nào cũng có thể tiếp thu một số kiến thức, kĩ năng. Song trong những điều kiện bên ngoài như nhau thì những người khác nhau có thể tiếp thu những kiến thức, kĩ năng ở những mức độ với những tốc độ, nhịp độ khác nhau. Thực tế trên là do năng lực của họ khác nhau. Ngoài ra có một số lĩnh vực hoạt động chỉ nhưng người có năng lực nhất định mới có thể đạt được kết quả.

Năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động âý đạt kết quả cao.

3.2. Các mức độ năng lực 

a. Năng lực:

Khái niệm dùng để chỉ một mức độ nhất định của năng lực, biểu thị sự hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó, nhiều người có thể đạt được.

b. Tài năng:

Mức độ năng lực cao hơn được đặc trưng bởi sự đạt được những thành tích lớn, ít người có thể sánh được. Tài năng là toàn bộ những năng lực cho phép con người thu được những sản phẩm hoạt động có đặc điểm là độc đáo và mới mẻ, có sự hoàn chỉnh cao và có ý nghĩa xã hội lớn.  Đặc điểm của tài năng là trình độ sáng tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó. Hoạt động sáng tạo nhằm sản sinh ra một cái gì đó có tính chất mới mẻ mà trước đây chưa hề có. Hoạt động sáng tạo không hướng con người vào việc thích ứng với những chế định xã hội, với những lôgic… đã được hình thành mà hướng con người vào sự cải tạo cái cũ, tạo ra cái mới.

c. Thiên tài:

Là mức độ năng lực ở mức cao nhất, biểu thị sự hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất, cao nhất, kiệt xuất nhất, có một không hai trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, tạo ra một thời đại mới trong lĩnh vực hoạt động của mình. Hoạt động sáng tạo của thiên tài bao giờ cũng bắt buộc phải có ý nghĩa tích cực ý nghĩa xã hội.  

3.3. Cấu trúc của năng lực 

a. Cấu trúc của năng lực mang tính cơ động

Có những thuộc tính tâm lí vừa nằm trong cấu trúc của năng lực này vừa nằm trong cấu trúc của năng lực khác. Thực tế cho thấy , cá nhân có nhiều năng lực có thể tham gia tốt hoạt động A nào đó nhưng đồng thời có thể hoàn thành yêu cầu của hoạt động B. Do đó, mỗi con người có thể có nhiều năng lực chứ không bị trói buộc vào một loại năng lực, một loại hoạt động. Tính cơ động của năng lực còn thể hiện ở khả năng bù trừ của các thành phần trong cấu trúc.

Cấu trúc của năng lực và tính cách đều vừa ổn định vừa cơ động nhưng sự cơ động trong cấu trúc năng lực cao hơn nhiều. Chính tính cơ động của năng lực giúp con người dễ dàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

b. Các thành phần trong câu trúc năng lực

Theo A.G. Covaliốp, năng lực bao gồm những thành phần:

– Thành phần chủ đạo: bao gồm những thuộc tính quy định phương hướng hoạt động của con người.

– Thành phần chỗ dựa: bao gồm những thuộc tính có tính chất là công cụ của hoạt động

– Thành phần làm nền: bao gồm những thuộc tính bổ sung, hỗ trợ. Ở những năng lực khác nhau, các thành phần chủ đạo, chỗ dựa, làm nền sẽ khác nhau. K.K.

Platonốp cũng chia như vậy nhưng cách gọi khác:

– Thành phần cơ bản

– Thành phần chỗ dựa

– Thành phần làm nền.

c. Đặc điểm về số1ượng và chất lượng của năng lực

Năng lực của mỗi người mang những nét riêng biệt. Năng lực của mỗi người không ai giống ai, không bao giờ lặp lại cả về số lượng và chất lượng.

VI. Lênin: “Hi vọng đến chủ nghĩa cộng sản có sự ngang bằng nhau về năng lực và sức lực là điều không tưởng”.

Về số lượng: người có nhiều, người có ít năng lực.

Về chất lượng: năng lực của người này khác năng lực của người khác trước hết về kiểu loại năng lực. Người có năng lực âm nhạc, người có năng lực hội hoạ, người có năng lực thể thao hoặc khoa học… Có thể nói, trong xã hội có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động thì có bấy nhiêu kiểu loại năng lực khác nhau. Ngay trong cùng một kiểu loại năng lực, năng lực của người này cũng khác năng lực ở người khác.

3.4. Tiền đề tự nhiên và điều kiện xã hội của sự hình thành và phát triển năng lực 

a. Tiền đề tự nhiên của năng lực

Thường khi nói đến tiền đề tự nhiên của năng lực là người ta nói đến yếu tố tư chất. Thực tế đây là vấn đề phức tạp vì trong yếu tố tư chất có: – Cái bẩm sinh: sinh ra đã có.

– Cái di truyền: cái tồn tại và phát triển trên cơ sở đến của bố mẹ.

– Cái tự tạo: cái cá nhân thu được, khác thế hệ bố mẹ.

– Tư chất: Những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lí đặc biệt của hệ thần kinh và những chức năng của chúng được biểu hiện trong giai đoạn hoạt động đầu tiên của con người. Trong cuộc sống, trong hoạt động, tư chất luôn biến đổi chứ không cố định.

Quan điểm của tâm lí học mácxít: Các hoạt động chức năng của não và trong cấu trúc cơ thể nói chung không có ý nghĩa hiển nhiên đối với sự phát triển năng lực của con người. Tư chất không quyết định năng lực nhưng tu chất có ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực, là tiền đề tự nhiên, tiền đề vật chất của sự phát triển năng lực.

XL. Rubinstein: Năng lực không được quy định trước nhưng không thể đưa từ ngoài vào một cách đơn giản. Trong các cá nhân phải có tiền đề tức là điều kiện bên trong cho sự phát triển. Tư chất ảnh hưởng như thế nào?

– Ảnh hưởng đến chiều hướng và tốc độ của sự hình thành và phát triển năng lực: những người có tư chất phù hợp với sự phát triển năng lực tương ứng với tư chất đó thì sẽ dễ dàng phát triển năng lực ấy và dễ đạt được thành tích hơn những người không có tư chất phù hợp.

– Về vai trò của tiền đề tự nhiên cũng cần nhấn mạnh là khi đạt đến mức độ thiên tài thì tiền đề tự nhiên này khá quan trọng. Nhưng ảnh hưởng này tới sự phát triển tài năng đang còn ở trong tình trạng tự phát.

Tuy nhiên tư chất là điều kiện cần chứ chưa đủ của sự phát triển năng lực. Một người có tư chất tốt nhưng nếu không tham gia những hoạt động thích hợp thì năng lực cũng không thể phát triển được.

b. Điều kiện xã hội của năng lực

Đây là điều kiện quan trọng và quyết định.

– Năng lực vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự phân công lao động. C.Mác: Sự khác biệt tài hoa của con người không chỉ là nguyên nhân mà còn là kết quả của sự phân công lao động.

Từ thời thượng cổ cho tới nay đều có sự phân công lao động. Phân công theo sức khoẻ, khả năng, trình độ. Như vậy là khả năng, trình độ, năng lực chính là nguyên nhân của sự phân công lao động. Mặt khác, chính lao động với những yêu cầu đặc trưng riêng của nó đã phát triển năng lực. Do đó năng lực là kết quả của sự phân công lao động.

Năng lực của con người phát triển theo trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật. Từ nền sản xuất thủ công, nền sản xuất với các nhà máy nhỏ đến nền sản xuất đại công nghiệp, năng lực của con người không ngừng phát triển.

Trình độ phát triển của khoa học, kĩ thuật đòi hỏi con người phải có năng lực tương ứng, phù hợp để đáp ứng với trình độ khoa học kĩ thuật. Do đó và nhờ đó mà năng lực phát triển.

Năng lực phụ thuộc vào chế độ xã hội. V.I. Lê nin: “Chế độ tư bản bóp nghẹt, vùi dập và làm thui chột biết bao thiên tài trong công nhân và nhân dân lao động. Những thiên tài này đã mai một đi trong cảnh nghèo túng, bần cùng và bị chà đạp cá tính”.

Chế độ phong kiến: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Trước Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc lấy đâu ra điều kiện học hành. Do đó năng lực không có điều kiện phát triển. hội chúng ta khuyến khích, tạo điều kiện cho mỗi người đều có cơ hội để phát triển tài năng của mình.

– Hoạt động cá nhân

Hoạt động nói chung, hoạt động lao động nói riêng là động lực sáng tạo con người. Thông qua hoạt động:

+ Cá nhân hiểu được mình, biết được khả năng của mình;

+ Làm cho cá nhân thích ứng với yêu cầu của hoạt động;

+ Hình thành cho mình những thuộc tính còn chưa có hoặc chưa phát triển tương xứng với yêu cầu của hoạt động;

+ Hoạt động là nhân tố quyết định sự hình thành, phát triển năng lực.

4. Khí chất 

4.1. Khái niệm 

Tâm lí con người mang tính chủ thể. Trong số những đặc điểm tâm lí của cá nhân nhắm phân biệt người này với người khác khí chất có vị trí quan trọng nhất.  Từ thời cổ đại xa xưa, người ta đã nhận thấy có những khác biệt cá nhân rõ rệt trong những đặc điểm bên ngoài của hành vi: một số người thì nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở, dễ thích nghi. Một số người khác. ngược lại, chậm chạp, khép kín. khó thích nghi… Một số người thường bình thản, ung dung. Một số người khác ngược lại luôn vội vàng. tất bật.

Người ta cũng nhận thấy rằng những đặc điểm đó chỉ thuần tuý là những biểu hiện bề ngoài của hành vi không liên quan gì đến việc con người có yêu nước, tôn trọng mọi người, yêu lao động, khiêm tốn, trung thực, chăm chỉ hay không. Nói tóm lại, những đặc điểm này không đánh giá về mặt đạo đức của con người mà chỉ phản ánh sắc thái hoạt động tâm lí của con người về mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ của những động tác, cử chỉ, cách đi đứng… mà thôi. Đó là khí chất.

Khí chất không định trước giá trị đạo đức, giá trị xã hội của cá nhân như một nhân cách. Người có khí chất khác nhau có thể có chung một giá trị đạo đức, giá trị xã hội như nhau. Ngược lại có những người có cùng khí chất như nhau nhưng có thế rất khác nhau về giá trị đạo đức, giá trị xã hội.

Khí chất không định trước những nét tính cách mà chỉ có liên hệ chặt chẽ với tính cách. Các nét tính cách khi thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức các hành vi xã hội thường mang sắc thái của một khí chất này hay khí chất khác.

Khí chất không định trước trình độ của năng lực. Những người có cùng khí chất có thể có năng lực khác nhau. Những người có cùng một loại năng lực có thể thuộc nhiều khí chất khác nhau. Như vậy là không một thuộc tính nào của nhân cách lại do khí chất tiền định cả nhưng sự thể hiện của tất cả các thuộc tính của nhân cách đều bị phụ thuộc vào khí chất trong những mức độ nhất định Khí chất là tông thể những đặc điểm tâm lí cá nhân thể hiện rõ hoạt động tâm lí của con người.

– Một vài nét về lịch sử nghiên cứu khí chất Trong lịch sử, người ta đã ghi lại tên tuổi của Hypôcrát người Hi Lạp [460 – 356 TCN], người đã phát hiện ra các khí chất.

Theo Hypôcrát trong cơ thể con người có bơn chất lỏng [máu, chất nhờn, mật vàng và mật đen]. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ của bốn chất dịch ấy mà quyết định hành vi của con người. Sau này do tên gọi của các chất dịch chiếm ưu thế trong cơ thể mà có tên gọi các kiểu khí chất.

– Xăngghít [máu – nóng] 

– Kiểu Xănganh [kiểu hoạt] Phlêch [chất nhờn – lạnh lẽo] 

– Kiểu Phlêmatic [kiểu trầm] Côle [mật vàng – khô ráo] 

– Kiểu Côlêric [kiểu nóng]Mêlangcôle [mật đen – ẩm ướt] 

– Kiểu Mêlangcôlic [kiểu ưu tư] 

Bác sĩ người La Mã là Galen [200 – 130 TCN] đã hoàn thiện lí thuyết của Hypôcrát và từ đó mọi người được phân chia thành bốn loại tương ứng với bốn nhóm khí chất với các đặc điểm khác nhau.

– Kiểu Xănganh [kiểu linh hoạt]:

+ Dễ thay đổi thói quen

+ Dễ thay đổi tâm trạng

+ Là người yêu đời, nhanh nhẹn, nhanh trí nhưng ít kiên nhẫn.

– Kiểu Phlêmatic [kiểu trầm]:

+ Người kém nhanh nhẹn

+ Hưng phấn cảm xúc yếu

+ Bình tĩnh và kiên định

+ Thói quen, kĩ xảo ơn định, khó thay đổi.  

– Kiểu Côlêric [kiểu nóng]:

+ Cảm xúc biểu hiện rất rõ, nhất là những cảm xúc tiêu cực

+ Hay nóng nảy dù sự nóng nảy qua đi nhanh

+ Nhanh nhẹn, có nghị lực, kiên quyết.

+ Khi vui sướng hay đau khổ đều rung động mãnh liệt, sâu sắc  

– Kiểu Mêlangcôlic [kiểu ưu tư]:

+ Cảm xúc mang tính mềm yếu. Bất kì thất bại nào cũng gây ức chế, luôn u sầu;

+ Mọi rung động diễn ra chậm chạp nhưng khá sâu sắc; + Thường lờ đờ, thụ động.

Khoa học phát triển lên đã gạt bỏ ý kiến cho rằng khí chất phụ thuộc vào quan hệ, vào tỉ lệ giữa các chất dịch trong cơ thể nhưng cho rằng chia bốn kiểu khí chất trên là khá chính xác, đúng đắn về mặt tâm lí. Do đó cách phân chia trên vẫn giữ nguyên ý nghĩa.

Sau đó có tư tưởng cho rằng khí chất của con người phụ thuộc vào các đặc điểm sinh học [hoạt động của hệ tim mạch, thể tạng…].

Thuyết thần kinh do nhà sinh lí học vĩ đại người Nga I.P. Páplốp đã giải thích một cách thực sự khoa học về khí chất. Các công trình nghiên cứu khoa học của ông đi đến kết luận: Cơ sở sinh lí của khí chất là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao hay kiểu hệ thần kinh. Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh cũng như của từng tế bào thần kinh đều dựa vào hai quá trình cơ bản là hưng phấn và ức chế. Quá
trình hưng phấn và ức chế của những người khác nhau thì khác nhau về cường độ, tính linh hoạt, tính cân bằng. Căn cứ vào ba thuộc tính cơ bản [cường độ, tính linh hoạt, tính cân bằng] của hai quá trình thần kinh cơ bản Páplốp đã xếp ra bốn kiểu thần kinh cơ bản, cơ sở của bốn kiểu khí chất.

4.2. Các kiểu khí chất điển hình và cơ sở sinh 1í của chúng 

a. Các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao [HĐTKCC] cơ bản

Páplốp tìm ra 4 kiểu HĐTKCC cơ bản:

+ Kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt

+ Kiểu mạnh, cân bằng. không linh hoạt

+ kiểu mạnh, không cân bằng

+ Kiểu yếu.

b. Các kiểu khí chất điển hình và đặc điểm

– Kiểu linh hoạt [kiểu Xănganh] [mạnh, cân bằng, linh hoạt]:

+ Kiểu người linh hoạt, hăng hái, sôi nổi. tháo vát và đầy sáng tạo [nhưng chỉ lúc nào người đó hứng thú].

+ Luôn hướng về tập thể.

+ Luôn sống lạc quan, vui vẻ, cởi mở, thiện chí và ưa dí dỏm.

+ Tích cực học tập, lao động và công tác xã hội.

+ Luôn muốn thay đổi ấn tượng, không chịu được những hoạt động đơn điệu kéo dài.

+ Tâm tính thường hay thay đổi nhưng chủ yếu là trạng thái thoải mái, cân bằng.

+ Dễ quen, dễ thích nghi

+ Những thất bại và những điều khó chịu đối với họ có tính chất nhẹ nhàng.

Những đại điện: Napôlêông, Lécmantốp, Môda.

Những học sinh thuộc kiểu khí chất này là những học sinh:

+ Có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ, dễ ham mê, lạc quan.

+ Quan hệ rộng rãi, dễ thân, dễ gần.

+ Trong học tập các em tiếp thu nhanh. mạnh dạn phát biểu ý kiến, rất nổi trong tập thể, thích tham gia hoạt động, dễ di chuyển chú ý.

+ Dễ nhìn thấy thiếu sót và dễ tiếp thu phê bình Nhược điểm của những học sinh có kiểu khí chất này là: nhận thức rộng mà không sâu; thiếu kiên trì, bền bỉ, chóng chán, dễ phân tán sức lực.

Kiểu trầm [kiểu Phlêmatic] [mạnh, cân bằng, không linh hoạt]:

+ Thường bình thản và thăng bằng. Luôn thong thả, ung dung, đĩnh đạc, không bao giờ hấp tấp.

+ Chín chắn, ít bị kích động. Luôn bình tĩnh giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Thực hiện mọi việc chu đáo, thận trọng.

+ Thích trật tự, ngăn nắp và hoàn cảnh quen thuộc

+ ít cởi mở, ít biểu hiện rõ rệt các cảm xúc và trạng thái tình Cảm Nhược điểm của kiểu khí chất này là: có tính ỳ và không linh hoạt. Thích nghi chậm với môi trường.

Những đại diện: M.I. Cutudốp, I. Niutơn, nhà thơ A.Crưlốp.

Những em học sinh kiểu khí chất này thường là những học sinh:

+ Cần cù, chịu khó, chăm chỉ học tập

+ Nhận thức không nhanh nhưng chắc và sâu

+ Nghiêm tức trong học tập và có tinh thần trách nhiệm với công việc nhưng phản ứng chậm với những tác động.

Nhược điểm của những học sinh có kiểu khí chất này là: Thường có vẻ kín đáo, ít cởi mở, ít chan hoà với bạn bè, với những hoạt động sôi nổi.

Khi thay đổi giờ học, môn học, sự di chuyển chú ý thường chậm.

Thiếu linh hoạt, chậm chạp. Thường do dự, bỏ lỡ cơ hội.

– Kiểu nóng [kiểu Côlêric] [mạnh, không cân bằng]:

+ Thường nhanh nhẹn, nóng nảy, ồ ạt.

+ Rất tích cực, say mê

+ Phản ứng mạnh và kiên quyết.

+ Các rung cảm diễn ra với nhịp điệu nhanh.

+ Cảm xúc bộc lộ rõ rệt qua nét mặt, ngôn ngữ.

+ Thường là người thật thà, thẳng thắn, không quanh co.

Tính phản ứng mạnh thường lấn át tính tích cực. Đặc biệt say mê trong công việc nhưng nhiều khi lại mất cân bằng, dễ có những thay đổi đột ngột trong tâm trạng. có những cảm xúc bột phát.

+ Dễ bốc, dễ xẹp

+ Gay gắt, cục cằn

Các đại diện: A. Puskin, nhà quân sự A.E. Xuvôrốp, nhà cách mạng M. Rôbespie.

Những em học sinh thuộc kiểu khí chất này là những học sinh:

+ Hay xung phong nhận nhiệm vụ và quyết tâm làm cho bằng được bất chấp khó khăn.

+ Thường là những học sinh hăng hái, đi đầu.

+ Các em hay hứng thú với những hoạt động có tính chất động.

+ Hăng hái, sôi nổi nhưng thiếu kiên trì hay vội vàng, hấp tấp.

+ Đối với bạn hay nhiệt tình, hay giúp đỡ nhưng cũng hay cáu gắt khi không vừa ý.

+ Dễ bị khích

+ Tính tự kiềm chế kém. Hay tự ái, dễ nổi nóng, dễ phát khùng dẫn đến hành động vô tổ chức, vô kỉ luật bất chấp hậu quả.

– Kiểu ưu tư [kiểu Mêlangcôle] [kiểu thần kinh yếu]:

+ Kiểu người có thiên hướng ngẫm nghĩ sâu

+ Nhạy cảm, đa sầu. đa cảm

+ ít cởi mở, dễ bị ức chế, dễ bi quan, lo lắng, dễ bị mếch lòng, hay nghĩ ngợi một cách ốm yếu.

+ Lúng túng, vụng về trong hoàn cảnh mới

Theo Páplốp, những người thuộc kiểu khí chất này là loại người có “tính đau khổ” cao.

Những đại diện: Gôgôn, P.I. Traicốpxki.

Những học sinh thuộc kiểu khí chất này là những học sinh:

+ Bề ngoài uỷ mị, yếu đuối, hay lo lắng

+ Rụt rè, nhút nhát hay tự ti, khép kín

+ Nhận thức chậm nhưng sâu sắc

+ Suy nghĩ chín chắn, biết nhìn xa trông rộng

+ Giàu ấn tượng, nhạy bén, tinh tế

+ Xa lánh/ không thích những hoạt động náo nhiệt

+ Đặc điểm nổi bật là hiền dịu, dễ cảm thông với mọi người

+ Tình cảm tế nhị, bền vững

+ Thường mơ mộng, đắm chìm trong thế giới nội tâm

+ Kiên trì chịu đựng, khắc phục khó khăn. Trong hoàn cảnh quen thuộc, bình thường họ làm việc tốt, đạt kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề