Cac tỉnh từ thanh hóa đổ ra bắc năm 2024

- Đông Bắc Bộ [9 tỉnh]: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

- Tây Bắc Bộ [6 tỉnh]: Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

- Đồng bằng sông Hồng [10 tỉnh, thành phố]: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Ngoài ra, theo quy hoạch vùng kinh tế, miền Bắc được chia thành 2 vùng kinh tế - xã hội:

- Vùng duyên hải Bắc Bộ [11 tỉnh, thành phố]: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

- Vùng Tây Bắc Bộ [6 tỉnh]: Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

Vùng Tây Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, có diện tích khoảng 50.576 km² và dân số khoảng 4,2 triệu người. Đây là khu vực có địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, bao gồm 6 tỉnh sau đây: Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái.

Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh? Tây Bắc Bộ gồm những tỉnh nào? [Hình từ Internet]

Đơn vị hành chính của nước ta gồm có gì?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, đơn vị hành chính của nước ta gồm có:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

- Xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, theo Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, việc phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

Mặt khác, việc phân loại phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo và được thực hiện như sau:

- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại 1, loại 2 và loại 3.

- Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại 1, loại 2 và loại 3.

- Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại 1, loại 2 và loại 3.

Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như thế nào?

Theo quy định Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 sửa đổi bởi khoản 30 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019; sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017, nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:

[1] Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính cùng cấp. Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

[2] Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân.

- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.

[3] Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia.

Theo địa lý tự nhiên Việt Nam được chia thành 3 miền, bao gồm 63 tỉnh thành phố với các tỉnh thuộc 3 miền được chia như sau:

Miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:

* Tây Bắc Bộ : Bao gồm 06 tỉnh, đó là Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La. Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.

* Đông Bắc Bộ : Bao gồm 09 tỉnh, đó là Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

* Đồng bằng sông Hồng : Bao gồm 09 tỉnh và 01 Thành phố, đó là Bắc Ninh, Hà Nam, Thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Miền Trung được chia làm 3 tiểu vùng:

* Bắc Trung Bộ : Bao gồm 06 tỉnh, đó là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

* Nam Trung Bộ : Bao gồm 07 tỉnh và 01 Thành phố, đó là Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

* Tây Nguyên : Bao gồm 05 tỉnh, đó là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng.

Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ [Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có khi được gọi tắt là Nam Trung Bộ] được gọi chung là Duyên hải miền Trung. Khối núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân được coi là ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Bộ.

Nam Bộ được chia làm 2 vùng chính:

* Vùng Đông Nam Bộ : Bao gồm 5 tỉnh và 1 thành phố, đó là Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh

* Vùng đồng bằng sông Cửu Long [Còn gọi là Tây Nam Bộ hay Miền Tây] : Bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố, đó là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ

Chủ Đề