Các văn bản quy định về cấp phép xây dựng

Về xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong một số trường hợp: Đối với dự án có nhiều công trình với loại và cấp công trình khác nhau thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo công trình có cấp cao nhất của dự án.

Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo công trình làm thay đổi cấp của công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo cấp của công trình sau điều chỉnh thiết kế hoặc công trình sửa chữa, cải tạo.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về phân cấp, ủy quyền về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

Bổ sung quy định về điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng

Dự thảo đề xuất bổ sung "Điều 104a. Điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng". Cụ thể, sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng, nếu có những thay đổi về tên, địa chỉ của nhà thầu, thay đổi về thành viên trong liên danh nhà thầu hoặc nhà thầu phụ hoặc các nội dung khác đã ghi trong giấy phép hoạt động xây dựng được cấp, nhà thầu nước ngoài phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng để được xem xét điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng đã cấp. Giấy phép điều chỉnh hoạt động xây dựng được quy định theo mẫu số 7 Phụ lục III Nghị định này.

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng gồm: Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng; các tài liệu chứng minh cho những nội dung đề nghị điều chỉnh. Các tài liệu phải được dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời gian điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng được thực hiện trong 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Dự thảo cũng nêu rõ trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được quy định như sau:

Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức kiểm tra đối với lĩnh vực xây dựng trên phạm vi cả nước. Các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện việc kiểm tra đối với lĩnh vực được phân công.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với lĩnh vực xây dựng trong phạm vi địa bàn quản lý của mình; chỉ đạo việc tham gia phối hợp kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng đối với các trường hợp quy định nêu trên hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về xây dựng, quy hoạch - kiến trúc giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện việc kiểm tra.

Kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực xây dựng được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.

Tôi muốn hỏi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn yêu cầu những gì? - Kim Dung [Đà Nẵng]

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Theo Điều 42 , các quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

- Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

- Các văn bản, giấy tờ, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.

- Bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng theo Điều 33 .

- Khi nộp hồ sơ dưới dạng bản sao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn

Cụ thể tại Điều 44 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn như sau:

[1] Đối với công trình không theo tuyến:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Tài liệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 ; cụ thể:

+ Quyết định phê duyệt dự án;

+ Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo [nếu có];

+ Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 ;

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

+ Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;

- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng với giai đoạn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 .

[2] Đối với công trình theo tuyến:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến; quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phần đất thực hiện theo giai đoạn hoặc cả dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Tài liệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 ;

- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng với giai đoạn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đã được phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 43 .

3. Các điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng chỉ được cấp phép khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 41 , cụ thể như sau:

- Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với các trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều 91, 92, 93 và Điều 94 [sửa đổi 2020].

- Đối với khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng [đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị] là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.

- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta [nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư] thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.

- Đối với các công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng có yêu cầu thẩm tra theo quy định tại khoản 6 Điều 82 [sửa đổi 2020]., báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu riêng của chủ đầu tư, phải có kết luận đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế xây dựng.

Giấy phép xây dựng là loại văn bản gì?

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Theo quy định của Luật Xây dựng thì trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng.

Ai cấp giấy phép xây dựng?

Tùy theo nhà kho là loại công trình xây dựng nào mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định như trên.

Bản vẽ xin cấp phép xây dựng gồm những gì?

Một bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố hay bản vẽ xin phép xây dựng nhà cấp 4 sẽ bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, bản đồ vị trí công trình và khung tên. Còn một bản vẽ nhà sẽ bao gồm các bản thiết kế kiến trúc, bản thiết kế chi tiết, bản thiết kế kết cấu và các bản vẽ hệ thống điện, nước của ngôi nhà.

Giấy phép xây dựng nhà cấp 4 giá bao nhiêu?

Để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở cấp bốn bạn phải nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng. Lệ phí xin giấy phép xây nhà cấp bốn phụ thuộc vào quy định riêng của mỗi tỉnh thành, do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, tuy nhiên thường giao động trong khoảng từ 50.000 – 75.000 đồng.

Chủ Đề