Các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Buôn bán quốc tế hàng dệt và may mặc là một lĩnh vực béo bở với trị giá nhiều tỷ USD lợi nhuận mỗi năm. Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiêu thụ chính của hàng dệt may thế giới. Năm 2002, tổng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm dệt may của Hoa Kỳ là 77,3 tỷ USD, năm 2003 là 82,9 tỷ USD, năm 2004 là 89,5 tỷ USD và năm 2005 là 95,7 tỷ USD. Hiểu về chủ trương, chính sách của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu, các DN có thể rút ra được thuận lợi, khó khăn trước mắt và lâu dài khi thâm nhập thị trường tiềm năng nhưng cũng rất “gai góc” này.

1. Điều tiết hàng dệt may nhập khẩu thông qua tác động tới lượng và giá

Bảo hộ sản xuất nội địa để giữ được công ăn việc làm và ổn định một bộ phận xã hội luôn nằm trong những mục tiêu hàng đầu của chính quyền Hoa Kỳ qua các thời kỳ, theo đó kiểm soát nhập khẩu nhằm điều tiết nguồn cung trên thị trường là biện pháp có ảnh hưởng lớn tới phát triển sản xuất trong nước, bất kể ngành nào.

Tìm hiểu quá trình vận động các chính sách của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may từ góc độ quản lý nhập khẩu, có thể thấy:

- Cho tới trước ngày 1-1-2005, thời điểm hạn ngạch được bãi bỏ đối với tất cả các nước thành viên của WTO, Hoa Kỳ có tới 46 Hiệp định khác nhau về hàng dệt may theo tinh thần của Hiệp định về Hàng dệt và May mặc (ATC) của WTO. Các Hiệp định này điều tiết nhập khẩu thông qua việc trực tiếp khống chế lượng hàng dệt và may mặc mà các đối tác thương mại của Hoa Kỳ có thể xuất vào thị trường này hằng năm.

- Sau thời điểm ngày 1-1-2005, các quy định của Hoa Kỳ ảnh hưởng tới xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ chỉ còn là các điều khoản liên quan tới hàng dệt may trong các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương và khu vực, hay một số “sáng kiến thương mại” (về bản chất vẫn là một dạng hiệp định thương mại tự do) mà Hoa Kỳ ký với các đối tác.

Có thể kể ra một số như: các FTA với Chile, Singapore, Israel, Jordan; Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA); Luật Phát triển và Cơ hội châu Phi (AGOA); Luật Ưu đãi Thương mại Vùng vịnh Caribe (CBTPA), và Luật Xúc tiến Thương mại và Xoá bỏ Ma túy (ATPDEA). Các thỏa thuận và hiệp định này cho phép hàng dệt và may mặc của các nước khác tiếp cận thị trường Hoa Kỳ với những ưu đãi nếu thỏa mãn các điều kiện nhất định.

Do vậy, mặc dù không còn bị khống chế bởi hạn ngạch sau ngày 1-1-2005, phần lớn các nước thành viên WTO vẫn phải trả thuế nhập khẩu cho hàng dệt may vào Hoa Kỳ nếu không thuộc diện được ưu đãi theo các hiệp định và luật kể trên.

Biểu thuế của Hoa Kỳ có các cột khác nhau biểu thị mức độ ưu đãi khác nhau tùy theo quan hệ thương mại với nước xuất khẩu. Giá các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vì thế sẽ có sự chênh lệch bởi sự khác biệt về nguồn gốc xuất xứ. Hoa Kỳ đã chuyển hướng chính sách sang gián tiếp điều tiết nhập khẩu bằng cách gây ảnh hưởng tới giá hàng dệt may của các nước xuất khẩu.

Điều tiết nhập khẩu qua tác động tới lượng và giá là hai đặc điểm chính dễ nhận thấy nhất trong chính sách của Hoa Kỳ. Chúng được thay đổi để áp dụng phù hợp với từng giai đoạn của quá trình phát triển thương mại hàng dệt và may mặc toàn cầu (lấy mốc là thời điểm ngày 1-1-2005) và xu thế phân công lao động quốc tế.

Tuy nhiên trên thực tế, các chính sách này đã giúp được gì cho ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ những năm qua?

2. Sản xuất dệt may nội địa của Hoa Kỳ

Nếu như trong 10 năm (từ tháng 12-1984 đến tháng 12-1994), sản lượng ngành dệt tăng 32,3%, may mặc tăng 2,2%, thì trong 10 năm 10 tháng (từ tháng 12-1994 đến tháng 10-2005), ngành dệt đã giảm 22%, may mặc giảm tới 51,7%.

Về lao động, hiện không có số liệu thống kê biến động trước và sau thời điểm ngày 1-1-2005. Tuy vậy, từ tháng 12-1994 đến tháng 10-2005, hai ngành này đã mất tới 907.900 việc làm (giảm 58,3%). Tính đến tháng 10-2005, dệt may Hoa Kỳ chỉ còn duy trì được tổng cộng 648.600 việc làm.

Trong những tháng nửa sau 2005, sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ đã có một số dấu hiệu phục hồi yếu ớt. Sản lượng dệt tháng 10-2005 tăng 2,4% kể từ 5/2005; sản lượng may mặc tháng 9-2005 tăng 4,3% kể từ tháng 5-2005. Đây cũng là mức tăng lớn nhất (tính theo chu kỳ bốn tháng) kể từ tháng 6-1994. Một trong những nguyên nhân có thể do chính phủ Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp tự vệ đối với 10 cat hàng dệt may của Trung Quốc (tháng 4-2005). Với việc đạt được thỏa thuận về dệt may với Trung Quốc vào đầu tháng 11-2005, có thể sản xuất trong nước của Hoa Kỳ sẽ còn hồi phục nhẹ trong năm 2006.

Số liệu thống kê của Hoa Kỳ năm 2005 cho thấy ưu thế trên thị trường hàng dệt may nhập khẩu Hoa Kỳ sau thời điểm ngày 1-1-2005 đã thuộc về các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc, các nước ASEAN... và thị phần của ngành sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ luôn trên đà thu hẹp.

Như vậy, thấy trước nguy cơ khó cạnh tranh được với nhập khẩu dệt may từ các nước đang phát triển thuộc châu Á, Phi và Mỹ Latinh có chi phí nhân công thấp, giá thành rẻ, Hoa Kỳ đã từ rất sớm thực hiện các chính sách kiềm chế nhập khẩu. Tuy thế các chính sách này đã không cứu được sản xuất dệt may trong nước khỏi liên tục sa sút trước sức cạnh tranh quá mạnh của hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.

Toàn cầu hóa khiến sụt giảm sản xuất trong nước ở những ngành cần lao động giản đơn như may mặc là một xu thế tất yếu ở những nước phát triển như Hoa Kỳ. Các chính sách của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế hàng dệt may nhập khẩu đã không đem lại hiệu quả bảo vệ sản xuất trong nước của họ. Vậy tại sao họ vẫn tiếp tục theo đuổi?

Các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Dệt may chiếm gần 30% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Nguồn: internet

Xuất khẩu vào Hoa Kỳ: Cần chú trọng cả chất và lượng

Hoa Kỳ vốn là thị trường lớn mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu muốn thâm nhập. Tuy nhiên, không dễ gì để đặt chân vào thị trường này bởi các điều kiện tiêu chuẩn mà thị trường này đặt ra cho các loại hàng hóa cũng rất khắt khe. Bởi vậy, tuân thủ nghiêm chỉnh tiêu chuẩn của thị trường, chú trọng tăng cường cả chất và lượng là chìa khóa để mở rộng cánh cửa vào thị trường này.

Xuất khẩu điều Việt Nam không còn lệ thuộc Trung Quốc

Tháng 10/2017, tiếp tục xuất siêu 900 triệu USD

Xuất khẩu vào Hoa Kỳ: Làm gì để nhiều cả lượng và chất?

Xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ: Quan trọng là minh bạch thông tin

Từ đầu năm tới nay, Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Mỹ 24 tỷ USD, vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 12 tại thị trường Mỹ. Trong đó, ngành dệt may, da giày có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ngoạn mục nhất, đạt từ 8,74% - 11,83% và đứng vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ 2 sau Trung Quốc.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ của Việt Nam đạt gần 31 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam đang xuất siêu sang thị trường Mỹ hơn 24,1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Riêng sản phẩm dệt may, Việt Nam đã xuất được 9,25 tỷ USD hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 30% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này. Đối với ngành hàng giầy dép cũng đã xuất được 3,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 12% tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Đối với thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc ở cả hai nhóm may mặc và giày dép. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục vượt qua các đối thủ cạnh tranh trên thị trường may mặc Hoa Kỳ. Điều này cho thấy, thời gian gần đây các doanh nghiệp Việt cũng đã rất chú trọng đến chất lượng, giá cả và những điều kiện về hàng hóa xuất khẩu.

Mặc dù các nhà bán lẻ và người tiêu dùng Mỹ đã đánh giá cao, nhận thấy được các điểm mạnh về chất lượng, giá cả và cam kết giao hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn nhận về khả năng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may, da giày nói riêng vào thị trường Mỹ trong thời gian tới, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp Việt vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bởi lẽ, hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam đang bị áp mức thuế cao hơn các nước phát triển khác như Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Thái Lan, Campuchia…Thậm chí, có những dòng hàng hóa bị áp mức thuế trên 17% - 30%. Việt Nam đang xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa nói chung sang thị trường Mỹ với hơn 30,1 tỷ USD, nhưng lại đóng thuế đến 2,2 tỷ USD, đứng vị trí thứ 2 về nộp thuế trong tổng số các nước xuất khẩu hàng vào Mỹ.

Thuế vàhàng loạt rào cản đối với hàng hóa Việt

Việc đánh thuế, chính sách hải quan đối với hàng Việt xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đang là vấn đề quan tâm lớn của các nhà làm chính sách. Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 diễn ra tại Hội An vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Việt Nam có đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ xem xét đẩy nhanh việc phê chuẩn Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong khi trước đó, tháng 2/2107, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ký Nghị quyết số 29 về việc phê duyệt Hiệp định và Nghị định thư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về tránh đánh thuế hai lần.

Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục tích cực phối hợp và tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm đi đến ký kết và thực hiện Hiệp định cấp Chính phủ về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan hải quan.

Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2017, hàng xuất khẩu Việt Nam vào Hoa Kỳ đã đóng hơn thuế 2,2 tỷ USD (đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc) dù trị giá nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chưa tới 2% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ.

Số tiền thuế hàng nhập khẩu xuất xứ từ Việt Nam phải đóng chiếm khoảng 10,11% trong tổng số tiền nước Mỹ thu thuế hàng nhập khẩu vào thị trường của mình. Trong khi đó, xét về giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng Nhật Bản vào thị trường Mỹ, Nhật Bản đang xếp thứ 4 với 89,2 tỷ USD - cao hơn rất nhiều so Việt Nam nhưng số thuế mà hàng hóa Nhật Bản phải đóng chỉ khoảng 1,5 tỷ USD - đứng vị trí thứ 3.

Còn các nước trong ASEAN cũng đang đóng mức thuế thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam, như Campuchia 278 triệu USD, Thái Lan 298 triệu USD hay Indonesia khoảng hơn 823 triệu USD... Thực tế này đã làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt tại Mỹ.

Có thể thấy, thuế cùng với hàng loạt rào cản về thương mại, kỹ thuật khác từ Hoa Kỳ đang là chướng ngại vật rất lớn cho nỗ lực của các doanh nghiệp từ Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường quan trọng bậc nhất này.

Việt Nam cần chủ động thích ứng với các rào cản kỹ thuật

Để có thể giữ vững, cũng như tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng, trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do Á - Âu... để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo những diễn biến gần đây tại thị trường Mỹ cho thấy, Mỹ sẽ không thực hiện đàm phán song phương hay đa phương về các hiệp định thương mại tự do và sẽ thực hiện tái đàm phán lại các hiệp định thương mại theo hướng song phương.

Ngoài ra, Chính phủ Mỹ sẽ đẩy mạnh giải pháp nhằm giảm thâm hụt thương mại, quản lý thương mại và thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ, kết hợp với kích cầu sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và phát triển thị trường nội địa.

Do vậy, chúng ta cần nắm bắt nhanh, kịp thời những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ để phân tích, tận dụng tối đa những lợi thế ưu đãi cho phép. Từ đó, có những giải pháp thích hợp để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất, chiến lược kinh doanh, nhằm duy trì ưu thế xuất khẩu vào thị trường này.

Mặt khác, Việt Nam phải đẩy mạnh hơn nữa tiến trình xây dựng hệ thống pháp lý công bằng, minh bạch. Đây là yếu tố then chốt để thu hút đầu tư FDI và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nội phát triển.

In bài viết

thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ xuất khẩu hàng hóa xuất siêu hàng dệt may

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

    Xu hướng phát triển của lĩnh vực kế toán và cơ hội với Việt Nam

  • Các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

    05 tác động cơ bản của EVFTA đến kinh tế Việt Nam

  • Các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

    Cơ hội vàng với Việt Nam sau Covid-19?

Tin nổi bật

Các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai các dự án khu công nghiệp, đô thị dọc Quốc lộ 5B

Các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Công bố Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Chỉ đạo kịp thời của Bộ Tài chính giúp các nhà đầu tư thêm tin tưởng vào thị trường

Các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật giúp thị trường chứng khoán phát biển bền vững

Các yêu cầu và điều kiện cần đối với hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Tạo bước đột phá trong đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước