Cách bật máy tính nhanh

Một trong những tính năng tích hợp sẵn của Windows 10 là Disk Cleanup. Tính năng này cho phép bạn loại bỏ các tập tin tạm không sử dụng tích lũy trên PC bao gồm ảnh thu nhỏ, tập tin chương trình đã tải về và tập tin internet tạm.

Mở trình đơn Windows và tìm 'Disk Cleanup’ bằng cách tìm kiếm chương trình trong thanh tìm kiếm. Tác vụ này sẽ đưa ra cho bạn một danh sách các tập tin chương trình để xóa. Chọn các tập tin bạn muốn xóa bằng cách đánh dấu vào ô bên cạnh tên. Sau khi bạn đã chọn tất cả các tập tin mà bạn muốn xóa, nhấp vào 'Clean up system files.’ Disk Cleanup sẽ tính toán lượng không gian lưu trữ sẽ được giải phóng.

Hãy tranh thủ xóa luôn các tập tin và ứng dụng khác đang chiếm dụng thêm bộ nhớ hoặc không gian đĩa. Một nơi để kiểm tra các tập tin cũ và không sử dụng để xóa là thư mục Downloads của bạn.

5. Xóa phần mềm cũ

PC của bạn thường được cài sẵn các phần mềm bên thứ ba mà có thể bạn không cần dùng đến. Các phần mềm này được gọi là bloatware và có thể chiếm dụng nhiều không gian lưu trữ do kích thước lớn và thường hoàn toàn không được sử dụng.

Có thể có những chương trình khác được cài đặt nhưng không bao giờ dùng đến đang làm chậm PC của bạn. Để kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt, vào:

  • Control panel > Programs and Features > Uninstall a Program
  • Nhấp chuột phải vào bất kỳ chương trình nào bạn không cần nữa và chọn ‘Uninstall’
6. Tắt hiệu ứng đặc biệt

Windows 10 đi kèm với rất nhiều hiệu ứng đặc biệt để trải nghiệm người dùng trở nên thú vị hơn. Những hiệu ứng này mặc định theo Windows và các tính năng khác được lập trình để xuất hiện và biến mất khỏi tầm nhìn. Các tính năng đặc biệt khác tích tụ làm chậm máy của bạn bao gồm độ trong suốt và chuyển động.

Mở trình đơn Windows và tìm kiếm ‘System,’ sau đó vào thẻ 'Advanced System Settings’, sau đó vào thẻ 'Advanced’ và chọn 'Performance Settings.’ Nhấp vào thẻ 'Visual Effects’ và nhấp vào nút radio cho 'Custom.’ Bạn sẽ thấy một danh sách các hiệu ứng hình ảnh mà bạn có thể tắt bằng cách bỏ chọn các ô. Nhấp vào 'Apply’ để xác nhận các thay đổi khi bạn đã xong.

7. Tắt hiệu ứng trong suốt

Bên cạnh việc sử dụng tài nguyên hệ thống của bạn để hiển thị các tính năng như chuyển động, Windows 10 cũng sử dụng các hiệu ứng trong suốt cho những tính năng nhất định như trình đơn tác vụ. Hiệu ứng có vẻ nhẹ và đơn giản này thực tế lại khá phức tạp và chiếm dụng nhiều tài nguyên hệ thống hơn bạn tưởng.

Để tắt hiệu ứng trong suốt, mở trình đơn Windows và gõ 'color settings’ vào thanh tìm kiếm để mở cài đặt màu sắc cho Windows 10. Từ đó cuộn xuống cho đến khi bạn thấy nút 'Transparency effects.’ Nhấp vào nút để bật hoặc tắt hiệu ứng trong suốt.

8. Chạy bảo trì hệ thống

Windows 10 có một tính năng tích hợp sẵn để thực hiện các tác vụ bảo trì hệ thống thường xuyên. Tính năng này bao gồm các tác vụ như chống phân mảnh ổ cứng, quét tìm bản cập nhật và kiểm tra xem có phần mềm độc hại và virus hay không.

Bảo trì hệ thống thường chạy ngầm khi PC rảnh rỗi, nhưng bạn có thể chọn chạy thủ công để xem có vấn đề gì với hệ thống mà bạn muốn kiểm tra hay không.

Để thực hiện điều này, mở Control Panel và chọn 'Security and Maintenance.’ Nhấp vào mũi tên để mở rộng các tùy chọn bảo trì và chọn 'Start Maintenance.’ Bạn sẽ có thể thực hiện kiểm tra bảo trì hệ thống thủ công.

9. Nâng cấp RAM

Một cách quyết liệt để cải thiện tốc độ và hiệu năng của PC là nâng cấp RAM, qua đó sẽ tăng dung lượng bộ nhớ trong hệ thống của bạn. Windows 10 yêu cầu tối thiểu 4GB để chạy mượt mà. Nếu bạn đang sử dụng PC cho các công việc hệ thống nặng như chơi game hoặc sản xuất phương tiện, bạn sẽ được hưởng lợi từ việc có thêm bộ nhớ.

Nâng cấp RAM có thể cải thiện mạnh mẽ tốc độ và hiệu năng cho PC của bạn. Để kiểm tra xem PC của bạn cần loại RAM cụ thể nào, mở Task manager [Ctrl + Alt + Delete], sau đó nhấp vào 'Performance.’ Bạn sẽ thấy PC của mình có bao nhiêu khe cắm bộ nhớ cũng như loại RAM, ví dụ như DDR4.  Tìm hiểu thêm về nâng cấp RAM.

10. Nâng cấp thiết bị lưu trữ của bạn

Nâng cấp thiết bị lưu trữ có thể giúp cải thiện mạnh mẽ tốc độ và hiệu năng cho PC của bạn. Hầu hết các PC đều trang bị ổ đĩa cứng quay [HDD] nhưng nâng cấp phần cứng lưu trữ của bạn lên ổ cứng thể rắn [SSD] sẽ biến hệ thống của bạn thành một chiếc máy mạnh mẽ hơn.

Ổ SSD thường đắt hơn ổ HDD nhưng cải thiện về thời gian khởi động, thời gian tải chương trình và độ phản hồi tổng thể của hệ thống rất đáng đầu tư.

Ổ SSD có nhiều kích cỡ khác nhau và tùy thuộc vào yêu cầu hệ thống của PC của bạn. Loại ổ cứng này có kích cỡ 2.5 và M.2 cho máy tính để bàn và máy tính xách tay. Hãy nhớ mua đúng loại SSD tương thích với hệ thống của bạn. Bạn cũng có thể truyền tất cả các tập tin và tài liệu của mình từ ổ cứng sang ổ SSD mới, nên bạn không phải lo lắng về việc mất nội dung của PC.  Tìm hiểu thêm về nâng cấp dung lượng lưu trữ.

#KingstonIsWithYou

Hãy chia sẻ trải nghiệm về một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cảm thấy tốt nhé! Thông tin nay sẽ giúp ích cho rất nhiều người "đi sau" đấy.
VIẾT NGAY, DỄ LẮM NEK! MarsURL.com: Lấy URL ảnh trong 3 giây, dung lượng đến 20MB và tồn tại trong 3 NGÀY.
TẢI ẢNH NGAY MarsReels: Tải Photo/Video/Reels/Stories/IGTV Instagram trong 3 GIÂY.
TRUY CẬP NGAY MarsPaste.com: Giải pháp nhanh nhất để chia sẻ văn bản/code online.
Xem ngay

Khởi động nhanh máy tính sử dựng Windows 10 là một thủ thuật máy tính mà nhiều người dùng mong muốn, bởi sự ì ạch của hệ thống khiến chúng ta mất thời gian chờ đợi, và đôi khi cảm thấy thật khó chịu. Bạn đừng lo, bởi có nhiều cách có thể giúp chúng ta gỡ bỏ mối tơ vò này. Cụ thể như thế nào thì bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời cho bạn.

Bằng cách sử dụng những thủ thuật nhỏ, chúng ta sẽ can thiệp vào tính năng khởi động cùng Windows 10 của các chương trình trên máy, những tính năng khác được mặc định khởi động cùng hệ thống. Việc làm này sẽ tăng tốc khởi động nhanh hệ điều hành Win 10, và gián tiếp tăng tốc hệ thống máy tính của bạn, chi tiết cách làm sẽ có ngay sau đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Trong trường hợp bạn đã sử dụng hết những cách dưới đây nhưng Laptop/PC vẫn hoạt động chậm và lag, khi đó bạn cần phải cài lại Windows 10 hoặc nâng cấp lên một chiếc PC/Laptop “xịn” hơn.

Tính năng Fast Startup đã được giới thiệu trên Windows 8/8.1 và chứng tỏ được sức mạnh. Mặc định, trên hệ điều hành Windows 10 mới được cài đặt sẽ được kích hoạt luôn tính năng Fast Startup. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi người dùng nâng cấp từ hệ điều hành Win 8.1 lên 10, hệ thống sẽ không tự động kích hoạt FastStartup. Vậy để kích hoạt [hoặc vô hiệu hóa] trình khởi động nhanh máy tính Win 10 – Fast Startup, các bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Trên giao diện máy tính, các bạn nhấn chuột phải vào Start => sau đó chọn Power Options.

Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Power Options => các bạn nhấn chọn Require a password on wakeup nằm trong danh sách các tùy chọn ở khung bên trái.

Bước 3: Bây giờ, các bạn click chọn Change settings that are currently unavailable như hình bên dưới.

Bước 4: Đến đây, các bạn kích hoạt tính năng khởi động nhanh Fast Startup bằng cách đánh dấu tích chọn vào Turn on fast startup [recommend] => tiếp tục click chọn Save changes để lưu lại thiết lập.

Bật Fast Startup nếu tính năng bị mờ, chưa kích hoạt trạng thái chờ

Trường hợp các bạn nhấn thấy tùy chọn Turn on Fast Startup nằm trong mục Shutdown Settings không thực hiện thay đổi được [bị mờ], thì có nghĩa là tính năng này chưa được kích hoạt trạng thái chờ trên máy tính của bạn.

Để kích hoạt tính năng Turn on Fast Startup, các bạn thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Đầu tiên, các bạn nhấn chuột phải vào Start trên màn hình chính => nhấn chọn Command Prompt [Admin].

Bước 2: Ngay sau đó, cửa sổ Administrator Command Prompt sẽ xuất hiện => Tiếp theo bạn nhập vào dòng lệnh:

powercfg /hibernate on

Vào cửa sổ lệnh => sau đó nhấn Enter. Mục đích để kích hoạt tính năng Hibernate trên thiết bị.

Bước 3: Cuối cùng, để kích hoạt tính năng Fast Startup trên Windows 10, các bạn quay lại thực hiện những bước ở trên nhé.

Một cách khác giúp chúng ta khởi động nhanh máy tính win 10, chính là vô hiệu hóa những chương trình ít sử dụng tới khởi động cùng hệ điều hành. Thực hiện điều này như thế nào? các bạn làm như sau nhé.

Bước 1: Đầu tiên, các bạn mở trình quản lý Task Manager lên bằng cách dùng kết hợp phím Ctrl + Alt + del, hoặc nhấn chuột phải vào thanh taskbar => chọn Task Manager như hình bên dưới.

Bước 2: Trong màn hình Task Manager, các bạn nhấn chọn tab Startup [hiển thị các trình khởi động cùng hệ thống] => tiếp tục click chọn Status và Startup impact để hiển thị các giá trị Enable [đã kích hoạt] và High [mức cao].

Bước 3: Kết quả sẽ có ngay sau đó, lúc này chúng ta có thể tìm và tắt các trình khởi động cùng Win 10.

Bước 4: Bạn chọn chương trình không cần thiết phải khởi động cùng với hệ thống, sau chó nhấn chuột phải vào => nhấn chọn Disable .

Bước 5: Bạn có thể tắt ứng dụng đã cài đặt khởi động cùng hệ thống không cần thiết mà không sợ ảnh hưởng đến hoạt động của nó về sau. Những ứng dụng chiếm nhiều tài nguyên [mức High Medium] là bạn có thể ưu tiên tắt.

Bước 6: Một dạng chương trình khác có tên Update mà bạn cần lưu ý, nếu như chúng ta tắt nó đi có nghĩa là phần mềm đó không còn chức năng tự động update, nếu muốn bỏ tính năng này thì bạn cứ off nó đi. Dù vậy, những ứng dụng đó sẽ không bị ảnh hưởng và vẫn hoạt động bình thường.

Hẳn là bạn đã gặp trường hợp cài ứng dụng vào máy tính thì mặc định nó sẽ khởi động cùng Windows. Vấn đề là bạn đã thực hiện tắt chức năng khởi động cùng Windows 10 của phần mềm đó nhưng không được. Vậy thì các bạn thực hiện như sau nhé, lúc này hãy mạnh dạn xóa bỏ nó đi.

Bước 1: Các bạn mở hộp thoại Run lên, bằng cách nhấn kết hợp phím Window + R => sau đó nhập vào lệnh Shell:Startup => sau đó nhấn Enter.

Bước 2: Cửa sổ Explorer Startup sẽ xuất hiện ngay sau đó. Tại đây, những ứng dụng mặc định khởi động cùng Windows sẽ được hiển thị. Chúng ta có thể xóa chúng đi, đó là cách giúp khởi động nhanh máy tính win 10.

Chức năng tường lửa Windows Firewall trên hệ điều hành nếu không được tắt đi thì nó luôn khởi động cùng Windows, và tất yếu sẽ tăng độ trễ quá trình khởi động của Win 10. Để tắt tường lửa rất đơn giản. các bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên, các bạn truy cập vào Control Panel trên máy tính bằng cách nhấn tổ hợp Windows + R => nhập lệnh control => sau đó nhấn Enter.

Bước 2: Trong giao diện Control Panel, các bạn nhấn chọn mục System and Security => sau đó chọn Windows Firewall.

Bước 3: Ở đây, các bạn tiếp tục nhấn chọn vào Turn Windows Firewall on or off.

Đến đây các bạn chuyển trạng thái trên hai mục Private network settingsPublic networks settings sang sang Turn off => cuối cùng nhấn OK để hoàn tất.

Tắt chương trình Windows Defender là một phương án nữa góp phần tăng tốc máy tính Windows 10 khởi động nhanh hơn. Đây là chức năng của hệ thống, mặc định nó sẽ khởi động cùng hệ điều hành. Để tắt nó đi các bạn làm như sau:

Bước 1: Đầu tiên, các bạn truy cập vào Settings, cách nhanh nhất các bạn dùng tổ hợp phím Windows + I => tiếp theo nhấn chọn vào mục Update & Security.

Bước 2: Ngay sau đó, cửa sổ với giao diện của Update & Security sẽ hiện lên => các bạn nhấn chọn tiếp vào Windows Defender => tiếp theo hãy gạt trạng thái On => Off tại mục Real-time protection.

System Restore là tính năng được duy trì từ hệ điều hành Windows 7 cho tới Windows 10, làm nhiệm vụ khôi phục hệ thống rất hiệu quả. Tuy nhiên, một khi chúng ta vô tình cấu hình cho ứng dụng này chiếm dụng nhiều ổ đĩa sẽ dẫn tới đầy bộ nhớ, và làm tăng thời gian khởi động của hệ điều hành Win 10.

Để tắt chức năng System Restore trên Windows 10 các bạn làm như sau:

Bước 1: Trên màn hình máy tính, các bạn nhấn chuột phải vào This PC => chọn Properties, hoặc nhấn kết hợp phím Windows + X => chọn tiếp System.

Bước 2: Trong cửa sổ System, các bạn tìm và nhấn chọn mục System protection

Bước 3: Tiếp theo các bạn nhấn chọn Configure

Bước 4. Trong cửa sổ Restore Settings, các bạn chọn tùy chỉnh Disable system Protection => sau đó nhấn OK để xác nhận thay đổi.

Ổ đĩa SSD có tốc độ đọc ghi dữ liệu nhanh hơn khá nhiều so với HDD truyền thống. Nâng cấp ổ cứng máy tính lên SDD đồng nghĩa với việc khởi động nhanh máy tính Win 10, và tốc độ của những chức năng khác trên máy cũng được đẩy lên.

Ở bài viết trước, mình cũng đã có bài viết hướng dẫn khá chi tiết về cách chọn mua ổ cứng SSD cho Laptop/PC cũng như làm sao để lắp thêm ổ cứng SSD này vào Laptop. Nếu như bạn đang có nhu cầu này để cải thiện tốc độ cho máy tính, khi đó hay tham khảo ngay bài viết này.

Bên cạnh các cách tăng tốc khởi động nêu trên, chúng ta có thể sử dụng những bí kíp khác như tắt các hiệu ứng đồ họa làm đẹp, hay ưu tiên cải thiện hiệu suất nhằm giúp máy tính Win 10 khởi động nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này cần có giới hạn và nằm trong mức máy tính hỗ trợ, nếu vượt mức kiểm soát sẽ dẫn tới hỏng hóc hệ thống.

Trên đây, mình đã giới thiệu cho các bạn những cách khởi động nhanh máy tính Windows 10 hiệu quả rồi đấyNhững thủ thuật này ngoài mục đích giúp máy tính khởi động nhanh hơn, nó còn giúp tăng tốc máy tính của chúng ta. Hi vọng những thông tin trong bài viết này có hữu ích với các bạn, và nếu như các bạn có biện pháp nào khác nữa thì hãy chia sẻ với mình trong phần bình luận dưới đây bạn nhé!

Ngoài ra, bạn cũng có thể cập nhật thêm những thủ thuật Windows 10 hay và hữu ích khác mà mình đã tổng hợp rất  đầy đủ trong bài viết này.

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề