Cách cho bé bú bình có van chống sặc

Lần đầu làm mẹ còn nhiều bỡ ngỡ, như việc lắp van thông khí trên bình sữa của bé cũng làm bạn bối rối? Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách lắp van thông khí đúng cách nhé!

1Cách lắp van thông khí (van chống sặc đúng cách)

Cách lắp van thông khí không có dây

Bạn tháo rời các bộ phận của bình sữa sẽ thấy một chiếc van hình tròn có lỗ nhỏ ở giữa.

Bạn gắn van này vào núm ty sao cho phần nhô ra hướng về phía núm ty, tiếp theo gắn núm ty vào bình sữa là hoàn tất.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc

Cách lắp van thông khí có dây

Đầu tiên bạn đặt van thông khí ngay ngắn vào cổ bình sao cho phần dây dài nằm trong thân bình. Tiếp theo bạn vặn núm ti vào bình là hoàn tất.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc

2Cách vệ sinh van thông khí (van chống sặc)

Tương tự như vệ sinh bình sữa bạn có thể vệ sinh van thông khí bằng cách luộc nước sôi, sử dụng máy tiệt trùng bình sữa, quay trong lò vi sóng để diệt khuẩn.

Luộc nước sôi

Sau khi rửa sạch với nước, bạn đem các bộ phận của bình sữa bao gồm cả van chống sặc luộc 10 - 15 phút tính từ lúc nước sôi sau đó lấy ra để khô tự nhiên.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc

Sử dụng máy tiệt trùng bình sữa

Cho các bộ phận của bình sữa vào máy tiệt trùng, máykhử trùng bằng hơi nước một cách tối ưu nhất chỉ trong vòng từ 10 - 15 phút.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc

Sử dụng lò vi sóng

Bạn cho các bộ phận của bình sữa vào lò vi sóng cùng 1 ca nước, quay ở nhiệt độkhuyến cáo của nhà sản xuất đối với dụng cụ trữ sữa trong khoảng thời gian 5 - 10 phút.

3Lưu ý khi sử dụng van thông khí (van chống sặc) cho bé

Một số bình sữa không có van thông khí đi kèm vì bình đã thiết kế chống sặc cho bé, tuy nhiên bạn có thể mua các loại van này loạirời ở các cửa hàng bán dụng cụ cho bé trên thị trường. Khi mua van chống sặc bạn lưu ý chọn loại van phù hợp với loại bình đang sử dụng, vì có van dành cho bình cổ rộng, van dành cho bình cổ hẹp,... Mua van ở những cửa hàng uy tín, van có xuất xứ rõ ràng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc

Dù sử dụng bình có van thông khí, bạn vẫn nên lưu ý một số cách hạn chế sặc sữa sau:

  • Sử dụng núm vú đúng size theo tuổi: Núm vú quá bé, sữa chảy chậm làm bé phải mút nhiều hơn còn núm vú quá lớn lượng sữa chảy ra nhiều bé nuốt không kịp nên dễ bị sặc.
  • Cho bé bú ở tư thế ngồi để giảm áp lực sữa chảy vào miệng bé, bé dễ nuốt sữa hơn.
  • Thời gian cho bé bú kéo dài khoảng10 - 15 phút, hoặc khi bé từ chối không bú nữa thì nên ngưng lại, lúc này bé đã cảm thấy no và không muốn nuốt sữa, nếu cố ép có thể gây tình trạng sặc sữa.
  • Khi cho bé bú, bạn để bình sữa hơi nghiêng, sữa vừa đủ lấp đầy núm vú, không để bình thẳng đứng, áp lực sữa chảy nhiều làm bé dễ sặc.

Tham khảo một số bình sữa cho bé đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Hy vọng với bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về van thông khí cũng như lắp van đúng cách nhé!

Tình trạng sặc sữa gây nguy hiểm cho bé nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy nguyên nhân và cách xử trí như thế nào? Khi nào nên dùng van chống sặc (van thông khí) cho trẻ? Bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thường bị sặc sữa

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng thường gặp và khá nguy hiểm vì khi đó sữa có thể tràn lên đường thở làm nghẹt mũi, tắc khí quản, bé sẽ bị khó thở dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện xử trí kịp thời.

Không phải tự nhiên trẻ bị sặc sữa mà thường do người lớn chủ quan khi cho bé bú, bạn hãy tìm hiểu một số nguyên nhân làm trẻ bị sặc sữa để phòng tránh.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc

Tư thế cho bé bú bình đúng

  • Tư thế cho trẻ bú không hợp lí:Nếu bạn để bé bú khi cổ bé quá gập hoặc quá ngửa, bé khó nuốt nên dễ gây sặc sữa. Tư thế đúng là bạn bế bé nghiêng một góc khoảng 45 độ, bạn nên ngồi trên ghế có điểm tựa tay để không bị mỏi khi bé bú lâu.
  • Ép trẻ bú quá nhiều:Do tâm lý sợ bé nhẹ cân mà người lớn ép bé bú một lượng sữa lớn trong một lần. Bé quá no không chịu nuốt sữa nên dễ bị sặc.
  • Trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ:Ngậm núm vú làm bé dễ ngủ hơn tuy nhiên trong trạng thái mơ màng bé không nuốt sữa mà ngậm trong miệng. Khi trẻ thở nhanh có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản và gây ra sặc.
  • Đặt trẻ nằm ngay sau lúc bú:Sau khi bú dạ dày bé đầy sữa rất dễ bị trớ. Bé bị trớ ở tư thế nằm ngửa làm sữa tràn lên mũi gây sặc, ngạt thở rất nguy hiểm. Tốt nhất, sau khi bé ngủ bạn vẫn bế bé ở tư thế cao đầu, vỗ ợ hơi khoảng 15 phút rồi đặt bé nằm nghiêng để phòng ngừa sặc sữa.
  • Núm vú để xa:Bé bú bình nhưng bình sữa để xa, làm miệng bé không ngậm hết núm vú, như vậy dễ nuốt nhiều không khí làm bé bị đầy bụng, nôn trớ sau khi bú xong.
  • Các nguyên nhân khác:Bé đang bú nhưng mất tập trung, cười hoặc ho bất chợt làm sữa tràn vào khí quản gây sặc. Núm vú bị đục lỗ lớn quá mức làm lượng sữa chảy ra nhiều bé nuốt không kịp cũng dễ gây sặc. Bé háu đói mà nuốt sữa vội vàng cũng có thể bị sặc.

2 Cách xử trí sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện trẻ bị sặc sữa, bạn không nên hoảng hốt mà xử trí theo các bước sau:

- Bạn dùng miệng hút sạch sữa ở miệng, mũi làm thông thoáng đường thở cho bé ngay lập tức. Bạn hút miệng trước sau đó hút mũi.

- Nếu bé vẫn khó thở, tím tái bạn dốc ngược bé lên, vỗ mạnh vào lưng 5 cái liên tục ở vị trí giữa hai xương bả vai để tạo áp lực đẩy sữa ra ngoài (lưu ý dùng lực vừa phải không quá mạnh).

- Nếu vỗ lưng vẫn không hiệu quả bạn lật ngửa bé đặt lên mặt phẳng, dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) ấn đột ngột vào giữanửa dưới của xương ức trẻ, lặp lại 5 - 10 lần cho đến khi trẻ có thể thở bình thường.

Sau khi bé thở lại, bạn lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc

3 Có nên dùng van chống sặc (van thông khí) để tránh sặc sữa ở trẻ?

Với các bình không có van thông khí, khi lượng sữa còn ít núm ti hay bị xẹp lại, lúc này bé phải nhả bình sữa ra để núm ti về trạng thái bình thường thì mới có thể bú tiếp, ngay lúc này không khí đi vào bình sữa tạo bọt khí. Cứ lặp lại như vậy bé vừa mệt vừa dễ bị sặc sữa. Khi đó, sử dụng bình có van thông khí sẽ giúp khắc phục điều này.

Cụ thể, van chống sặc được thiết kế rời hoặc tích hợp trên bình sữa và có tác dụngđưa không khí từ bên ngoài vào trong bình sữa mà không hình thành bọt khí.

Áp suất bên trong bình sữa được cân bằng để đẩy sữa ra ngoài ổn định, giúp bé bú không bị mệt đồng thời không nuốt phải bọt khí gây đầy hơi, trướng bụng, nôn trớ, sặc sữa.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc

Hình minh họa cơ chế hoạt động của van chống sặc

Tham khảo một số bình sữa chống sặc cho bé đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc bé yêu nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ bú bình hay bị sặc

Có nhiều nguyên nhân khiến bé hay bị sặc sữa khi bú bình. Bao gồm cả yếu tố đến từ bé và đến từ cách mẹ cho bé bú bình.

1.1. 4 Nguyên nhân do bé

1 – Bé chưa quen với việc bú bình: Bé dưới 6 tháng tuổi chưa biết cách bú, dễ bú nhanh/chậm/ngậm sai khớp ngậm dẫn đến sặc sữa. Khi bé quen dần việc này sẽ ít xảy ra hơn.

2 – Bé bị đói quá: Nhiều bé ngủ liền tù tì đến sáng, bỏ qua cữ sữa nửa đêm (trẻ sơ sinh cần bú 2 – 3h/lần, khiến buổi sáng ngủ dậy bé bị đói quá. Bé có thể bú mạnh và “vội vàng” khiến sữa chảy ra nhiều hơn, nếu nuốt sữa không kịp dẫn đến sặc sữa.

3 – Bé vừa bú vừa hóng chuyện: Bé 3 – 4 tháng tuổi đã biết hóng chuyện rồi đó mẹ. Nếu lúc cho bé bú mà mẹ nói chuyện với bé hoặc những người xung quanh, bé sẽ mải hóng, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Lúc thích chí, bé có thể toét miệng cười khiến sữa tràn vào khí quản gây sặc sữa.

4 – Bé bú bình khi buồn ngủ: Nhiều mẹ có thói quen cho bé bú bình nằm, khiến bé dễ ngủ quên trong lúc bú. Nhất là với những bé dưới 3 tháng, lực hút còn yếu chưa tự ti được cần sử dụng núm ti có lỗ cắt hình tròn.,Khi đó, sữa tự chảy vào miệng bé mà không cần lực hút. Khi bé hít thở nhanh, bé có thể hít sữa lên mũi, đi vào khí quản, phế quản gây ra sặc sữa.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc
Bé bú bình khi buồn ngủ rất dễ bị sặc sữa

1.2. 6 Nguyên nhân do cách mẹ cho bé bú

1 – Núm vú để xa so với miệng bé: Nếu núm vú để xa, miệng bé ngậm không kín khiến không khí dễ chui vào miệng bé, bé dễ hút phải không khí trong lúc bú, gây trướng bụng, sặc sữa hoặc nôn sau khi bú.

2 – Trẻ bú bình hay bị sặc do mẹ cho bé bú sai tư thế: Mẹ cho bé bú bình trong khi bé đang trong tư thế gập cổ hoặc ngửa cổ sẽ khiến bé khó nuốt sữa, dễ bị sặc sữa.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc
Bé bú bình trong tư thế ngửa cổ rất dễ gây sặc sữa

3 – Cho bé bú lúc bé đang quấy khóc: Có mẹ nghĩ rằng bé quấy khóc là dấu hiệu bé đang đói sữa và cần cho bú ngay. Tuy nhiên khi bé đang khóc mà mẹ cho núm ti bình vào miệng bé luôn bé rất dễ bị sặc do chưa sẵn sàng bú. Mẹ hãy kiên nhẫn dỗ bé nín khóc đã rồi mới cho bé bú bình mẹ nha.

4 – Trẻ bú bình hay bị sặc do mẹ đặt bé nằm ngay sau lúc bú: Ngay sau khi bú, sữa vẫn còn ở thực quản, chưa xuống đến dạ dày bé. Nếu đặt bé nằm ngay sau đó, sữa từ thực quản dễ sặc lên mũi gây sặc sữa (do cấu tạo mũi và họng thông nhau). Vì vậy ngay sau khi bú, mẹ hãy bế bé dựng lên và vỗ ợ hơi cho bé, sau khoảng 5 – 10 phút hãy đặt bé nằm mẹ nhé!

5 – Mẹ ép bé bú sữa quá nhiều: Nếu bé không muốn bú nữa, mẹ không nên ép bé vì lúc này bé có xu hướng không nuốt, sữa đầy miệng nên dễ bị sặc.

6 – Núm vú có kích thước dòng chảy quá lớn: Với các bé sơ sinh, mẹ thường sử dụng núm ti có lỗ cắt hình tròn vì bé chưa tự mút được. Thiết kế này giúp sữa có thể tự chảy vào miệng bé ngay cả khi bé không mút. Nếu kích thước lỗ tiết sữa quá to, sữa chảy xuống nhiều và nhanh hơn tốc độ bú của bé, bé nuốt không kịp dẫn đến sặc sữa.

Cách cho bé bú bình có van chống sặc
Núm ti bình không phù hợp cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến sặc sữa ở bé

1. Bình sữa có van chống sắc được thiết kế như thế nào?

Hiện nay, bình sữa cho trẻ sơ sinh được chia thành nhiều loại đa dạng trên thị trường. Từ chất liệu bình (silicon, thuỷ tinh, nhựa), kiểu dáng (dài, tròn, cổ rộng) cho đến những đặc điểm về cấu tạo để đáp ứng những nhu cầu của bé.

1.1. Núm ti có ống chống sặc, đầy hơi

Cách cho bé bú bình có van chống sặc
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sạc sữa khi bú mẹ

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mẹ cần biết rằng, nếu trẻ bị sặc sữa, sữa sẽ đi vào đường hô hấp gây ngạt thở, khó thở, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong hoặc để lại các di chứng tổn thương tới não (xuất huyết não, chết não), ngưng tim, viêm phôi…rất nguy hiểm.

Nhận thấy mức độ nguy hiểm của tình trạng sặc sữa, các nhà sản xuất bình sữa đã nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm bình sữa chống sặc, với thiết kế van chống sặc giúp hạn chế tối đa tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ.