Cách chữa bệnh lẹo mắt nhanh khỏi

bởi Nhung Bướng Bỉnh

Mon, 21 Dec 2015 14:24:00 GMT

Để không ngứa ngáy và khó chịu vì lẹo mắt, bạn nên tận dụng những nguyên liệu tự nhiên như sữa, nghệ, tỏi… Áp dụng thử những cách dưới đây xem nhé!

Lẹo mắt là bệnh thường gặp ở mi mắt. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Lẹo mắt nếu chữa trị không đúng cách có thể để lại sẹo và làm mất thẩm mỹ đôi mắt của bạn.

Để không ngứa ngáy và khó chịu vì lẹo mắt, bạn nên tận dụng những nguyên liệu tự nhiên như sữa, nghệ, tỏi… Áp dụng thử những cách dưới đây xem nhé!

Cách 1: 

Xông mắt bằng cách lấy lá trầu không giã nát, cho vào một cốc nước nóng, đưa miệng cốc đến gần mắt bị tổn thương, cách khoảng 10cm cũng mang lại hiệu quả đáng kể.

Cách 2:

Một trong những cách trị lẹo mắt tại nhà là sử dụng hỗn hợp sữa với bột nghệ. Sữa chứa axit lactic giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Trong khi đó, nghệ chứa thành phần có đặc tính chống nấm, khử trùng cực tốt. Để tận dụng tối đa tác dụng của sữa và bột nghệ, bạn có thể trộn 1 muỗng cà phê bột nghệ với 1 ly sữa ấm uống 1–2 lần/ngày cho đến khi hết lẹo.

Cách 3:

Sử dụng nước ép tỏi. Tỏi có đặc tính chống khuẩn nên rất thích hợp cho nỗ lực trị lẹo ở mắt. Khi thực hiện, nên chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi cùng 1 chút nước cho vào máy ép. Lấy nước ép tỏi bôi vùng lẹo mắt 2 – 3 lần sẽ nhanh hết bệnh.

Lưu ý: Tránh dùng nước tỏi tươi bôi trực tiếp vào mắt.

Cách 4:

Hạt rau mùi (ngò rí) cũng có đặc tính chống viêm cực tốt nên dễ dàng loại bỏ tình trạng đau, giảm sưng quanh mắt. Bạn cần chuẩn bị 1 muỗng cà phê hạt rau mùi, 1 cốc nước và bộ lọc, luộc hạt mùi rồi lọc sạch để rửa mắt 3–4 lần/ngày.

Cách 5:

Sữa tắm dành cho trẻ khá an toàn để làm sạch vùng da quanh lẹo mắt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tận dụng 2–3 giọt kết hợp với 1 tách nước sạch rồi dùng bông để lau rửa. Thực hiện 2–3 lần/ngày góp phần nhanh chóng đạt được hiệu quả chữa bệnh.

Cách 6:

Tinh thầu dầu chứa axit ricinoleic có khả năng chống viêm, giúp diệt vi khuẩn vùng mắt và giảm đau hiệu quả. Khi thực hiện, bạn nhỏ 2 giọt dầu gội, 1 tách nước ấm, 1 muỗng cà phê tinh thầu dầu trộn đều làm nước rửa. Lặp lại 2–3 lần/ngày, áp dụng 3–4 ngày là có tác dụng.

Cách 7:

Lô hội (nha đam) chứa các chất có đặc tính chống viêm, diệt vi khuẩn nên thích hợp cho nỗ lực trị mụn lẹo ở mắt. Khi thực hiện, bạn pha 1 muỗng nước lô hội với 1 tách nước ấm để rửa mắt. Thực hiện ngày 3–4 lần sẽ nhanh chóng mang lại tác dụng chữa bệnh.

Khi bị lẹo mắt, chỉ cần áp dụng thử 7 cách trên. Vừa an toàn lại hiểu quả đấy!

Xem thêm:

(Nguồn: www.songkhoe.net)

Xem nội dung đầy đủ

Lẹo mắt là vết sưng, đỏ giống như cục mụn, xuất hiện ở mí mắt. Thậm chí chỗ u lên có thể to hơn khi chứa đầy mủ.

Mí mắt có rất nhiều tuyến bã nhờn nhỏ, đặc biệt là quanh lông mi. Da chết, bụi bẩn hoặc tình trạng tích tụ dầu có thể làm tắc nghẽn hoặc ngăn chặn các lỗ nhỏ này. Khi một tuyến bã nhờn bị chặn, vi khuẩn có thể phát triển bên trong và gây ra triệu chứng mụn lẹo.

Triệu chứng của lẹo mắt

- Đau và sưng

- Nước mắt chảy nhiều hơn

- Một cục u cứng hình thành ở mi mắt

- Đỏ và rát

Nếu không gây đau, đó có thể là chắp mắt. Cách thức điều trị chắp mắt và lẹo mắt tương tự nhau nhưng thời gian chữa chắp mắt có thể kéo dài hơn.

Lẹo mắt thường sẽ biến mất sau khoảng 7 đến 10 ngày và dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng tại nhà.

Cách chữa bệnh lẹo mắt nhanh khỏi

1. Chườm ấm

Chườm ấm là cách hiệu quả nhất để điều trị chứng lẹo mắt. Nước ấm có thể giúp bạn làm tan mủ và làm cho mụn lẹo khô một cách tự nhiên.

Bạn nên làm ướt khăn mặt với nước ấm sau đó vắt nhẹ để khăn không quá ướt và nhỏ giọt. Đặt khăn ấm lên trên mắt trong vòng từ 5 đến 10 phút. Không nên vắt khăn quá kiệt nước. Bạn có thể thực hiện 3-4 lần/ngày.

2. Vệ sinh mí mắt

Bạn nên chọn loại dầu gội dành cho trẻ em với loại không làm cay mắt, và hòa với nước ấm. Sau đó, dùng miếng bông hoặc khăn mặt nhúng vào dung dịch này rồi nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn ở mí mắt. Bạn nên thực hiện việc này cho đến khi lẹo mắt biến mất.

Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch nước muối. Rửa mí mắt cũng có thể giúp vết tổn thương nhanh khô và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

3. Chườm túi trà

Thay vì sử dụng chiếc khăn lau mặt ấm, bạn có thể dùng một túi trà ấm. Trà đen sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho mắt vì nó có tác dụng giảm sưng và kháng khuẩn.

Bạn đun sôi nước rồi thả túi trà vào, giống như cách pha trà uống. Sau đó, bạn chờ trong vòng 1 phút để cho túi trà nguội hơn. Chườm túi trà trên mắt trong vòng 5 đến 10 phút. Bạn nên sử dụng 2 túi trà cho 2 mắt.

Cách chữa bệnh lẹo mắt nhanh khỏi

4. Uống những loại thuốc giảm đau

Bạn nên dùng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm nhẹ cơn đau, và nhớ đọc kỹ hướng dẫn để uống thuốc đúng liều. Nếu lẹo mắt trở nên to và đau hơn hoặc không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ.

5. Tránh trang điểm và đeo kính áp tròng

Bạn không nên trang điểm khi bị lẹo mắt, vì việc này có thể làm chậm quá trình lành lẹo mắt và thậm chí làm mắt bạn khó chịu hơn.

Hơn nữa, bạn có thể truyền vi khuẩn từ mắt này sang mắt khác thông qua chì kẻ mắt và cọ trang điểm. Thường xuyên vệ sinh cọ trang điểm và thay mới sau 3 tháng sử dụng.

Nếu đeo kính áp tròng, bạn nên thay thế bằng kính có gọng để tránh vi khuẩn bám vào tròng kính và lan rộng ra.

  • Ngủ không gối tốt hơn ngủ kê gối: Sửa sai lầm để luôn ngủ ngon mà không bị đau cổ, vai

Bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh tại các hiệu thuốc. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa steroids để chữa trị lẹo mắt, bởi nó có thể gây các tác dụng phụ.

7. Mát-xa quanh vùng bị tổn thương

Bạn có thể xoa bóp khu vực bị lên lẹo và kết hợp với khăn lau mí mắt vết tổn thương nhanh khô hơn. Sử dụng tay sạch để mát-xa nhẹ nhàng vùng da. Một khi cục mụn bị vỡ, bạn hãy giữ nó sạch sẽ, tránh chạm vào mắt. Dừng mát-xa nếu bạn thấy đau.

8. Đi khám bác sĩ

Bác sĩ có thể kê một loại kem kháng sinh để điều trị vết nhiễm trùng. Đối với tình trạng viêm, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid để giảm sưng. Còn khi vết lẹo mắt làm giảm tầm nhìn của bạn, bác sĩ có thể sẽ quyết định cho chích.

Bạn có thể nặn lẹo mắt không?

Đừng nặn và chạm vào lẹo mắt. Mặc dù nó khiến bạn khá khó chịu và muốn nặn ngay. Nhưng việc này gây ra nhiều vấn đề. Khi bạn nặn mủ ra ngoài thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng lan ra các vùng khác.

* Theo Healthline

Lẹo mắt có tự khỏi không? Cách chữa trị lẹo mắt hiệu quả

Thứ Năm ngày 28/04/2022

  • Chắp lẹo có nguy hiểm không? Cách chữa trị chắp lẹo
  • Lẹo mắt bên trong, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
  • Tổng hợp những thông tin về bệnh đa lẹo mà bạn cần biết

Lẹo mắt có tự khỏi không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nổi lẹo mắt khiến mí mắt bị sưng to gây cản trở cho việc quan sát và giao tiếp. Tuy vậy, nếu biết cách chăm sóc và xử lý thì căn bệnh có thể được khắc phục trong thời gian từ 1 - 2 tuần.

Lẹo mắt là tình trạng trên mép mí mắt hình thành một cục u nhỏ. Nốt lẹo có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, gây ra triệu chứng đau nhức và khó chịu. Vậy lẹo mắt có tự khỏi không? Cách chữa trị lẹo mắt như thế nào hiệu quả. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh lẹo mắt

Lẹo mắt là viêm nhiễm cấp tính ở vùng chân lông mi, xuất phát do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn staphylocoque xâm nhập gây nên. Vị trí nốt lẹo xuất hiện thường sát với bờ mi, do đó người bệnh rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Dấu hiệu nhận biết điển hình đó là mí mắt sưng nhẹ, ngứa râm ran, hơi đỏ và đau nhức. Đồng thời nổi lên một khối cứng, to cỡ hạt gạo kèm theo mủ.

Cách chữa bệnh lẹo mắt nhanh khỏi
Bênh lẹo mắt rất dễ nhận biết bằng mắt thường

Ngoài tác nhân chính là do vi khuẩn và tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi thì lẹo mắt còn có thể hình thành từ một số nguyên nhân như:

  • Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm đã hết hạn.
  • Sử dụng chung khăn mặt với người khác.
  • Viêm mi mắt.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều đồ cay nóng.

Chú ý: Khi trong gia đình có người nổi lẹo mắt thì những thành viên khác không nên dùng chung khăn, vệ sinh tay trước khi dụi vào mắt để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo.

Lẹo mắt có tự khỏi không?

Lẹo mắt thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Tuy nhiên đây là căn bệnh lành tính và không quá nghiêm trọng. Vậy bị lẹo mắt có tự khỏi không? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, lẹo mắt có thể khỏi sau 7 - 14 ngày nếu người bệnh áp dụng những biện pháp chăm sóc đúng cách. Dưới đây chính là một số mẹo nhỏ giúp giảm bớt các triệu chứng sưng đau và rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh. Bạn có thể chữa lẹo mắt tại nhà bằng những biện pháp sau:

  • Chườm khăn ấm lên vùng mắt bị lẹo khoảng từ 5 - 10 phút, kiên trì thực hiện từ 3 - 4 lần/ngày. Lưu ý không nên chườm bằng nước quá nóng vì sẽ làm bỏng mí mắt.

  • Vệ sinh vùng mắt mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn lây lan cũng như ngăn ngừa kích ứng.

  • Không được dụi tay vào mắt, không bóp, nặn, sờ vào nốt mụn lẹo vì có thể làm vi khuẩn lây lan từ tay đến mắt khác.

Cách chữa bệnh lẹo mắt nhanh khỏi
Không nên bóp, sờ lẹo mắt để tránh vi khuẩn lây lan sang vùng mắt khác

  • Không trang điểm vào vùng mắt, không đeo kính áp tròng trong thời gianvết lẹo đang lành vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc uống hay thuốc bôi để trị lẹo mắt nào mà không có ý kiến của bác sĩ.

Trong trường hợp mụn lẹo không thể tự khỏi, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh việc trị bệnh, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân hoặc những vấn đề liên quan giúp giải quyết dứt điểm lẹo mắt.

Phương pháp trị bệnh lẹo mắt an toàn và hiệu quả

Điều trị bệnh lẹo mắt dứt điểm cần sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu mủ trong thời gian đầu. Bên cạnh đó kết hợp với thuốc nhỏ mắt với nước muối sinh lý và chườm nóng giúp giảm triệu chứng đau nhức hạn chế tổn thương. Đối với những nốt lẹo to và dai dẳng lâu ngày, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chích mụt lẹo và kê thuốc nhỏ mắt. Bạn nên lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi nhỏ thuốc mắt. Không nên sử dụng lại thuốc cũ hay thuốc đã mở ra lâu ngày.

Vì vậy để đảm bảo an toàn, khi vừa xuất hiện các triệu chứng lẹo mắt, người bệnh hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị đúng cách. Mỗi người bệnh khác nhau sẽ được điều trị theo lộ trình riêng. Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tra thuốc khác với chỉ định của bác sĩ và tự ý cạy nặn mủ lẹo. Điều này sẽ khiến cho tổn thương lan rộng, tái phát nhiều lần hoặc để lại sẹo xấu.

Cách phòng ngừa bệnh lẹo mắt

Để phòng ngừa bệnh lẹo mắt tái phát nhiều lần cũng như hạn chế sự truyền nhiễm từ người sang người, bạn nên suy trì những thói quen sau:

  • Không đưa tay lên dụi hay chà mắt vì hành động này có thể làm mắt bị nhiễm khuẩn từ tay chưa được vệ sinh sạch sẽ.
  • Bảo vệ mắt tránh khỏi ô nhiễm từ môi trường và khói bụi bằng cách đeo kính mỗi khi ra đường, dọn dẹp nhà cửa hoặc lao động. Tránh đến những khu vực có không khí bị ô nhiễm nặng nề.
  • Phải tẩy trang vùng mắt hằng ngày sạch sẽ, thay mascara và kính áp tròng 6 tháng một lần vì vi khuẩn có thể tích tụ và phát triển ở đó. Những dụng cụ trang điểm mắt, khăn rửa mặt cần phải sử dụng riêng để giữ vệ sinh.

Cách chữa bệnh lẹo mắt nhanh khỏi
Vệ sinh vùng mắt sạch để phòng ngừa lẹo mắt

  • Lưu ý hạn sử dụng của những loại mỹ phẩm dành riêng cho mắt như phấn mắt, kem mắt, mascara, …
  • Tuyệt đối không nên sử dụng đồ dùng cá nhân với người khác

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho thắc mắc lẹo mắt có tự khỏi không. Hãy tuân thủ các cách phòng tránh bệnh lẹo mắt cũng như nhanh chóng gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng mắt nhé.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh về mắt
  • lẹo mắt