Cách chườm nóng đau bụng kinh

Đa số mọi người đều sử dụng túi chườm đa năng để sưởi ấm trong mùa đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết là túi chườm còn có công dụng khác nữa giúp giảm đau bụng ngày “đèn đỏ” cho chị em phụ nữ. Chúng ta cũng tìm hiểu cách chườm nóng, chườm lạnh, thời gian chườm cụ thể như thế nào nhé.

Nội dung chính

  • 1 Cách sử dụng túi chườm nóng – lạnh
    • 1.1 1. Cách chườm nóng
    • 1.2 2. Cách chườm lạnh
    • 1.3 3. Công dụng giúp làm giảm đau bụng kinh
  • 2 Lưu ý khi sử dụng túi chườm đa năng:

Cách sử dụng túi chườm nóng – lạnh

1. Cách chườm nóng

Làm nóng túi chườm:

Đối với các dòng túi chườm sử dụng điện để làm nóng thì đầu tiên các bạn sẽ lấy dây nguồn ra, một đầu cắm vào túi chườm, đầu còn lại cắm vào nguồn điện 220V, khi túi chườm đạt độ nóng thích hợp rơ le sẽ tự động ngắt điện nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Lúc này bạn chỉ việc đem ra sử dụng.

Cách chườm nóng đau bụng kinh

Túi chườm bụng ngày đèn đỏ

Chườm nóng:

  • Không đặt túi chườm trực tiếp lên da.
  • Lót một chiếc khăn mỏng rồi mới đặt túi chườm lên trên.
  • Nếu phủ lên túi chườm một lớp khăn lông sẽ giúp túi chườm giữ nhiệt lâu hơn.

Khi nào nên chườm nóng và trong thời gian bao lâu ?

Bạn nên chườm nóng trong các trường hợp sau:

  • Làm giảm đau nhức khi bị chấn thương, làm tan máu bầm, tê chân tay, đau nhức hông, xương khớp.
  • Làm giảm đau thần kinh, giảm đau bụng, giữ ấm cho phụ nữ sau khi sinh hay phụ nữ bị đau bụng khi trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Massage bụng, đùi… giúp làm tiêu mỡ thừa, giảm béo.
  • Rất tốt khi chườm nóng cho bàn chân: Bạn đặt nhẹ hai bàn chân lên túi chườm lệch một góc 45 độ (tức là không đè hẳn bàn chân lên túi, tránh làm vỡ túi).
  • Thời gian mỗi lần chườm 20 – 30 phút.
2. Cách chườm lạnh

Làm lạnh:

Cho túi chườm vào túi nilon, sau đó dán kín lại để vào ngăn đông tủ lạnh 1 đến 2 tiếng là dùng được.

Chườm lạnh:

Đặt túi chườm lên vùng cần chườm, nên lót một lớp khăn mỏng, không để túi chườm trực tiếp lên da.

Khi nào thì nên chườm lạnh?

Khi bị sưng do va chạm, bong gân, sốt, chảy máu cam, đau đầu, cháy nắng hay bỏng nhẹ, côn trùng cắn,… thì bạn nên chườm lạnh.

Chườm lạnh trong bao lâu?

Cần chú ý thời gian chườm lạnh cần ngắn trong vài phút, không kéo dài để tránh gây tổn thương mô. Khoảng cách giữa các lần chườm là 3 – 4 tiếng.

>>> Xem thêm: “Có túi chườm đa năng Hướng Dương, mẹ khỏi lo bé lạnh“.

3. Công dụng giúp làm giảm đau bụng kinh

Dựa vào cơ địa và thể trạng của từng người mà có tình trạng, mức độ đau bụng kinh khác nhau. Các bạn có thể sử dụng túi chườm đa năng để làm giảm tình trạng này nhé.

Cách dùng: chườm ấm vùng bụng dưới giúp phần tử cung co thắt nhịp nhàng, khí huyết lưu thông thuận lợi, từ đó làm giảm đau bụng kinh. Bạn chỉ cần đặt túi chườm lên bụng, nhiệt tỏa ra từ túi chườm sẽ giúp hạn chế bớt các cơn đau kinh nguyệt của bạn.

Chườm bụng là cách tác động trực tiếp vào vị trí đau bụng kinh nhờ đó làm giảm cơn đau bụng kinh một cách nhanh chóng tại nhà. Tuy nhiên đau bụng kinh nên chườm nóng hay chườm lạnh? Cách chườm bụng như thế giúp đạt hiệu quả tốt khi bị đau bụng kinh ? Hãy cùng chuyeneva.vn đi tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé.

Cách chườm nóng đau bụng kinh

Mục lục

  • 1. “Nguồn cơn” gây hiện tượng đau bụng kinh khi tới tháng
  • 2. Bị đau bụng kinh nên chườm nóng hay chườm lạnh?
  • 3. Hướng dẫn cách chườm nóng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
    • 3.1. Cách chườm tại chỗ
    • 3.2. Chườm toàn thân
    • 3.3. Chườm nóng cho các trường hợp khác
  • 4. Trường hợp nào nên áp dụng cách chườm lạnh?

“Nguồn cơn” gây hiện tượng đau bụng kinh khi tới tháng

Đau bụng kinh là một triệu chứng đi kèm rất hay gặp ở chị em khi tới tháng. Ở một số trường hợp cơn đau bụng lâm râm còn có thể xuất hiện trước kỳ kinh từ 3 – 5 ngày như một lời “tuyên bố ngầm” rằng: “hãy chuẩn bị trước đi nhé. Vì Dâu sẽ tràn về trong nay mai thôi…”

Nguồn cơn chính gây cảm giác đau bụng kinh ở phụ nữ là do:

Khi tới chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ tự động tiết ra một loại hormone có khả năng cảm nhận cơn đau và quá trình viêm gọi là hormone Prostaglandin (PG). Trong quá trình cơ tử cung tác động lực co thắt tống đẩy máu kinh ra bên ngoài (thông qua âm đạo) các hormone PG nhận biết cơn đau bụng và truyền lên não bộ khiến phụ nữ có cảm giác bị đau bụng dưới.

Ngoài hormone Prostaglandin và lực co thắt tử cung thì còn có một số yếu tố khác tác động cũng gây đau bụng kinh như: do cổ tử cung bị hẹp; do dị tật bẩn sinh ở tử cung (tử cung ngả ra trước hoặc ra phía sau); do chế độ ăn uống và sinh hoạt; do các bệnh lý phụ khoa…

Xem chi tiết: tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cũng như cơ địa của từng chị em khác nhau mà cơn đau bụng kinh có thể đau nhẹ, vừa hoặc đau dữ dội.

Bị đau bụng kinh nên chườm nóng hay chườm lạnh?

Chườm bụng là một cách làm đơn giản nhằm tác động trực tiếp vào vị trí đau bụng kinh, nhờ đó làm giảm cơn đau bụng kinh một cách nhanh chóng và hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên khi bị đau bụng kinh nên chườm nóng hay chườm lạnh để đạt hiệu quả tốt?

Cách chườm nóng đau bụng kinh
Nên chườm nóng khi bị đau bụng kinh

Theo Y học Cổ truyền, đau bụng kinh xảy ra khi cơ thể bị mất cân bằng âm dương, âm khí mạnh hơn dương khí ở vùng bụng dưới gây ra cảm giác đau âm ỉ kéo dài. Vì vậy, muốn cải thiện cơn đau bụng thì cần bổ sung dương khí – khí nóng vào vùng bụng để quân bình khí huyết trong cơ thể. Từ đó giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh và các cơn nhức mỏi khi tới tháng.

Theo Y học hiện đại, việc chườm nóng vùng bụng dưới khi bị đau bụng kinh có có tác dụng làm giãn mạch máu đồng thời làm tăng tuần hoàn máu cho vùng bụng, giúp bụng dưới được vận chuyển lượng máu nhiều hơn để kích thích chữa lành các mô bị đau, hỏng. Bên cạnh đó chườm nóng bụng cũng giúp làm giãn các cơ và dây chằng (đặc biệt là các cơ trơn tử cung). Nhờ đó khiến các cơ giãn mở, co thắt nhẹ nhàng hơn giúp làm giảm sự xuất hiện cơn đau bụng kinh đột ngột.

Bởi vậy, phụ nữ muốn giảm đau bụng kinh nên chườm nóng bằng các túi chườm nóng, túi sưởi hoặc bình thủy tinh đựng nước nóng (được bọc một lớp vải bên ngoài)…

Hướng dẫn cách chườm nóng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Chườm đau bụng kinh có thể thực hiện bằng 2 phương pháp chườm cục bộ (tại chỗ) và chườm toàn thân.

  • Chườm cục bộ: bằng các vật dụng túi chườm, túi sưởi, bình thủy tinh đựng nước nóng…
  • Chườm toàn thân: bằng cách tắm nước ấm, xông hơi…

Cách chườm tại chỗ

Để đạt hiệu quả chữa đau bụng kinh nhanh, khi chườm cục bộ chúng ta có thể kết hợp dùng thêm dầu nóng, rượu gừng.

Cách chườm nóng đau bụng kinh
Nên massage rượu gừng, dầu nóng trước khi chườm để đạt hiệu quả nhanh

Cách làm:

  • Cắm túi chườm/túi sưởi cho ấm nóng.
  • Dùng rượu gừng/dầu nóng thoa đều vùng bụng dưới và massage nhẹ nhàng cho đến khi rượu gừng/dầu nóng thẩm thấu hết vào da.
  • Rút túi chườm/túi sưởi và tiến hành đặt chườm vùng bụng dưới. Lưu ý không để túi chườm chạm trực tiếp vào phần da bụng. Cần để cách một hoặc hai lớp áo để tránh bị bỏng.
  • Tiếp tục phủ một chiếc chăn mỏng lên trên túi chườm để giữ nhiệt lâu hơn, cho hiểu quả chườm giảm đau bụng kinh tốt hơn.

Chườm toàn thân

Chườm toàn thân mà cụ thể là khi tắm chị em cần tắm nước ấm trong những ngày “đèn đỏ” bởi nếu sử dụng nước lạnh sẽ làm cơ thể bị lạnh đột ngột, từ đó có thể làm xuất hiện cơn đau bụng kinh hoặc khiến mức độ đau trầm trọng hơn.

Không nên chườm toàn thân trong thời gian dài trong những ngày nguyệt san.

Chườm nóng cho các trường hợp khác

Ngoài khả năng giảm đau bụng kinh, chườm nóng còn có tác dụng giảm đau tốt trong các trường hợp như:

  • Bị căng cơ: chườm lạnh trước rồi chườm nóng.
  • Bị đau lưng.
  • Bị đau đầu do căng thẳng, stress.
  • Viêm khớp, đặc biệt là các cơn đau mãn tính.

Trường hợp nào nên áp dụng cách chườm lạnh?

Mặc dù không có tác dụng làm giảm đau bụng kinh nhưng chườm lạnh lại có hiệu quả giảm đau trong nhiều trường hợp viêm sưng hoặc cơn đau cấp tính.

Tác dụng chườm lạnh: giúp làm chậm sự lưu thông máu tới vùng chấn thương nhờ đó cầm máu hiệu quả; làm giảm các vết đau và cục sưng hoặc giúp làm tan các vết bầm tím.

Cách chườm nóng đau bụng kinh
Bị bong gân/trật khớp nên áp dụng chườm lạnh

Một số trường hợp nên áp dụng chườm lạnh (hoặc kết hợp cả chườm lạnh và chườm nóng):

  • Bị bong gân/trật khớp: chườm lạnh bằng túi đá.
  • Bị căng cơ, nhức mỏi bắp chân bắp tay sau khi vận động mạnh đột ngột kéo dài hoặc chơi thể thể thao kéo dài: chườm lạnh rồi sau đó chườm nóng.
  •  Bị đau cổ, mỏi cổ do ngủ sai tư thế: chườm lạnh.
  • Bị đau nửa đầu: chườm lạnh khoảng 10 phút gây cảm giác tê giúp làm giảm cơn đau.
  • Bị đau rát hậu môn do mắc trị: chườm lạnh  hỗ trợ làm các búi trĩ co lại.

Hi vọng bài viết gửi đến được chị em những thông tin hữu ích của việc chườm nóng giúp giảm đau bụng kinh khi tới tháng; và những trường hợp áp dụng chườm lạnh giảm đau phù hợp. Chúc các chị em luôn xinh đẹp và đi qua “mùa Dâu” thật nhẹ nhàng.