Cách đánh giá xếp loại học lực học sinh thpt năm 2024

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mới nhất vào ngày 20/7/2021 đã đem lại nhiều thay đổi đáng chú ý trong việc xếp loại học lực của học sinh. Thông tư này có hiệu lực từ năm học 2021-2022 và sẽ thay thế cho thông tư 58/2011/TT-BGDĐT . Vậy điều gì mới trong Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT và ảnh hưởng của nó đến học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Mục đích đánh giá, xếp loại học lực nhằm xác định mức độ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.

1. Cách xếp loại học lực đối với học sinh cấp 1

Xếp loại học lực đối với học sinh cấp 1

Đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học bao gồm các yếu tố:

  • Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh tiểu học được thực hiện vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học.
  • Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực được thực hiện vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học. Cụ thể: XẾP LOẠI HỌC LỰC TIÊU CHUẨN Hoàn thành xuất sắc
  • Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt;
  • Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt;
  • Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên; Hoàn thành tốt
  • Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có
  • Kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt;
  • Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt;
  • Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên; Hoàn thành
  • Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng
  • Có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành;
  • Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt;
  • Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên; Chưa hoàn thành Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

2. Thay đổi cách xếp loại học lực đối với học sinh THCS, THPT

Các năm học trước, áp dụng quy định tại Điều 5 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học sinh THCS, THPT được xếp loại học lực cuối kì và cả năm theo 5 loại là: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT mới ban hành, kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt. Cụ thể:

Đánh giá học sinh THCS và THPT dựa vào các yếu tố:

– Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

– Đánh giá thường xuyên

– Đánh giá định kỳ [đánh giá tổng quát qua từng học kỳ]

Theo đó, đánh giá học THCS, THPT thông qua các hình thức sau:

  • Đánh giá bằng nhận xét
  • Đánh giá bằng điểm số
  • Hình thức đánh giá đối với các môn học

2.1. Cách xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất

Xếp loại học lực đối với học sinh THCS, THPT TIÊU CHUẨN Mức Tốt

  • Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
  • Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên. Mức Khá
  • Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
  • Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên. Mức Đạt
  • Có nhiều nhất 01 [một] môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
  • Có ít nhất 06 [sáu] môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm. Mức Chưa đạt Các trường hợp còn lại.

➡️➡️ Nếu bạn nắm được kết quả học tập các môn, điểm trung bình từng học kỳ, hay cả năm hãy xem điểm tại đây: Tra cứu điểm vnedu!

Lưu ý:

1. Hình thức đánh giá bằng nhận xét sẽ áp dụng đối với các môn: Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Mỹ thuật, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Nội dung giáo dục của địa phương, hướng nghiệp.

2. Hình thức giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số áp dụng cho các môn học còn lại. Theo quy định các bài kiểm tra sẽ được nhận xét theo hai mức:

– Đạt yêu cầu [Đ]: Nếu học sinh đảm bảo được một trong những điều kiện:

+ Học sinh nắm cơ bản những yêu cầu về chuẩn kỹ năng, kiến thức với nội dung trong những bài kiểm tra của môn;

+ Học sinh luôn có sự cố gắng, tích cực trong học tập, khi thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng trong bài kiểm tra đều có sự tiến bộ rõ rệt.

– Chưa đạt yêu cầu [CĐ]: Học sinh thuộc các trường hợp còn lại.

Trên đây là cách xếp loại học lực áp dụng đối với học sinh THCS THPT theo Thông tư 22. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 05/9/2021 và thực hiện theo lộ trình:

– Từ năm học 2021 – 2022 đối với học sinh lớp 6.

– Từ năm học 2022 – 2023 đối với học sinh lớp 7 và lớp 10.

– Từ năm học 2023 – 2024 đối với học sinh lớp 8 và lớp 11.

– Từ năm học 2024 – 2025 đối với học sinh lớp 9 và lớp 12.

\>>> Xem thêm: Học sinh xếp loại gì khi có 01 môn không đạt?

Học sinh tích cực giúp đỡ nhau trong học tập

2.2. Quy định về xét lên lớp

1. Điều kiện xét lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình THCS, chương trình THPT như sau:

– Kết quả rèn luyện cả năm học [bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè] được đánh giá mức Đạt trở lên.

– Kết quả học tập cả năm học [bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học] được đánh giá mức Đạt trở lên.

– Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học [tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục].

2. Đối với những học sinh phải rèn luyện trong kỳ nghỉ hè thì phải thực hiện kiểm tra, đánh giá lại môn học trong thời điểm đó

3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 13, thông tư 22 thì không được lên lớp hoặc không được công nhậ hoàn thành chương trình THCS, chương trình THPT.

4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình THCS, chương trình THPT đối với học sinh khuyết tật.

5. Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè.

2.3 Quy định Khen thưởng cuối năm học

Danh hiệu Điều kiện Học sinh Xuất sắc

  • Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt
  • Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt
  • Có ít nhất 06 [sáu] môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên Học sinh Giỏi
  • Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt
  • Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt. – Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học. – Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

3. Những điểm mới trong xếp loại học lực theo thông tư 22

3.1. BỎ phân biệt môn chính, môn phụ

Đối với quy định cũ, việc xếp loại học lực giỏi, học sinh phải đạt điểm trung bình tất cả các môn từ 8,0 trở lên và bắt buộc điểm trung bình của một trong 03 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên.

Tuy nhiên đối với định mới Tại Điều 9 Thông tư 22, học sinh được đánh giá kết quả học tập ở mức tốt nếu điểm số trung bình các môn từ 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn từ 8,0 trở lên;và tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt.

Như vậy theo quy định mới, điểm các môn sẽ được tính như nhau, không phân biệt môn nào chính, môn nào phụ.

3.2. Kết quả rèn luyện thay thế cho xếp loại hạnh kiểm

– Kết quả rèn luyện [Thông tư mới]: Được Giáo viên đánh giá dựa vào phẩm chất, ưu điểm, hạn chế, sự tiến bộ trong quá trình rèn luyện và học tập từng môn của học sinh.

  • Được phân thành 04 [bốn] mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt .
  • Xếp loại học lực từng kỳ học và cả năm được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa Đạt.

– Kết quả hạnh kiểm [Cũ]:

  • Được xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu
  • Xếp loại học lực sẽ được xếp thành 5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém

3.3. Bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến, chỉ khen thưởng học sinh sinh giỏi, xuất sắc

Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 22 năm 2021, cuối năm học, hiệu trưởng sẽ chỉ trao tặng giấy khen danh hiệu học sinh xuất sắc và học sinh giỏi. Không còn khen thưởng danh hiệu học sinh tiên tiến [theo Điều 18 Thông tư 58 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1Thông tư 26] như các năm học trước.

Theo thông tư mới, cuối năm học, Hiệu trưởng chỉ trao giấy khen danh hiệu học sinh xuất sắc và giỏi. Bỏ danh hiệu học sinh tiến tiến như các năm trước.

Tuy nhiên, nhà trường còn có thể bổ sung thêm phần khen thưởng dành cho học sinh có thành tích đặc biệt hoặc học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập.

3.4. Có tới 6 môn bỏ điểm số thay bằng nhận xét

Đó là các môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Trước đó chỉ có các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục được đánh giá bằng nhận xét.

3.5. Có một môn bị đánh giá chưa đạt vẫn được lên lớp

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đã mang đến nhiều điểm mới và khác biệt so với các năm trước đó. Theo đó việc đánh giá, xếp loại học lực học sinh cũng đã thay đổi hoàn toàn đã mang đến nhiều thay đổi tích cực trong việc xếp loại học lực của học sinh.

Hy vọng bài viết này đã giải thích rõ hơn về quy định xếp loại học sinh các cấp. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận phía dưới để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Học sinh giỏi lớp 10 cần bao nhiêu điểm?

Chính vì vậy, để trở thành học sinh giỏi trong năm học 2023-2024 học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 10 và lớp 11 cần đạt ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học đạt ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 8,0 điểm trở lên và đáp ứng kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt.

Cấp 3 Bao nhiêu điểm là học sinh giỏi?

Loại giỏi: ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó ĐTB của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên; Không có môn học nào ĐTB dưới 6,5; Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

HS đạt là gì?

- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt. - Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại. Lưu ý, quy định trên áp dụng theo lộ trình sau: - Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.

9 điểm là học sinh gì cấp 1?

Học sinh Xuất sắc - Đồng thời có ít nhất 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTB môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên. - Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt.

Chủ Đề