Cách điều trị xì mũi ra máu

Dịch mũi (nước mũi) có khi có màu trắng, có khi xanh hoặc vàng, có khi lẫn máu… vậy khi nào là nguy hiểm?

Dịch mũi biểu hiện “sức khỏe” của mũi

Mũi thế nào là khỏe mạnh? Bình thường cơ thể tiết ra khoảng 300ml dịch tiết mỗi 24 giờ để làm mềm và ẩm niêm mạc vùng mũi xoang, bảo vệ hệ thống niêm mạc. Dịch tiết này được tạo ra từ nước, protein, kháng thể và muối. Khi dịch tiết vận chuyển theo đường đi sinh lý để làm sạch hệ thống mũi xoang sẽ chảy xuống dạ dày và được hòa tan ở đây.

Khi mũi xoang bị viêm, tùy mức độ viêm mà lượng dịch tiết tăng trên 300ml. Các thành phần trong dịch tiết bị mất cân bằng, vì thế cơ thể không kịp hấp thu và sẽ bị chảy ra cửa mũi trước hoặc xuống họng. Lúc này, bên cạnh sự tăng tiết của dịch mũi (nước mũi), cơ thể cũng biểu hiện mệt mỏi kèm theo hiện tượng hắt hơi, ngứa mũi, ngạt tắc mũi, ho khan và quầng thâm dưới mắt đậm hơn.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ có thai ở tuần thứ 13 đến 21 cũng xuất hiện tình trạng này do sự thay đổi nội tiết gây tăng tiết hệ thống chất nhầy dưới biểu mô hô hấp và thường hết sau khi sinh 1 – 2 tuần.

Màu sắc của dịch chảy từ mũi cho ta biết điều gì?

Khi dịch mũi có màu trắng

Cách điều trị xì mũi ra máu

Dịch mũi có màu trắng kèm theo hiện tượng sốt, đau nhức đầu và toàn thân, ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau rát họng: đây thường là hiện tượng cảm cúm thông thường do nhiễm vi rút. Mỗi người lớn trung bình một năm gặp hiện tượng này 2-3 lần. Ở trẻ em gặp nhiều hơn, có thể tới 6-10 lần/năm.

Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể điều trị triệu chứng như: Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol, thuốc kháng histamin H1 như loratadin, xịt mũi bằng các thuốc có tính kiềm nhẹ và giảm đau rát họng bằng các thuốc xịt họng, thuốc súc họng…

Các biểu hiện thường hết sau 7- 10 ngày. Nếu sau 10 ngày các triệu chứng không mất đi, bạn cần đến bác sĩ tai- mũi-họng để được thăm khám và điều trị.

Khi dịch mũi màu vàng

Cách điều trị xì mũi ra máu

Dịch mũi có màu vàng biểu hiện đang bị nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị dịch mũi sẽ dậm dần, đôi khi sẽ chuyển màu vàng nâu, có thể lẫn dịch máu kèm theo các triệu chứng như ho, đau rát họng, đau tai, đau vùng mặt… thì lúc này có thể tình trạng nhiễm trùng của bạn đã nghiêm trọng hơn, bệnh lý của viêm mũi xoang cấp đang hình thành và có thể sẽ dẫn đến viêm phế quản khi bạn thấy tiếng ho sâu kèm theo nặng ngực. Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để được khám và điều trị ngay.

Khi dịch mũi màu xanh

Cách điều trị xì mũi ra máu

Dịch mũi màu xanh cũng là tình trạng nhiễm khuẩn nhưng do vi khuẩn tạo màu xanh. Dịch lúc đầu loãng sau đó đặc dần, kèm theo đau đầu, đau vùng mặt, đau tai… Bạn có thể đang bị nhiễm trùng xoang, tai.

Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị, tránh các trường hợp đến muộn, bệnh tiến triển nặng hơn và có biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản phổi…

Khi dịch mũi lẫn máu

Dịch mũi lẫn máu thường thấy có màu hồng hoặc dây máu đỏ tươi.

Nguyên nhân thường gặp do bạn xì mũi nhiều, ngoáy mũi, mũi quá khô hay mũi đang bị viêm. Ở phụ nữ mang thai, cuốn mũi nề và mỏng hơn do thay đổi nội tiết tố cũng dễ chảy máu.

Để phòng ngừa, chúng ta có thể bôi vaseline hoặc thuốc mỡ vào mũi ba lần một ngày, hay sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi để bổ sung độ ẩm cho mũi. Nên cắt ngắn móng tay để ngăn thói quen ngoáy mũi và có thể bổ sung độ ẩm cho không khí bằng máy làm ẩm.

Trường hợp chảy dịch mũi có lẫn máu ở một bên, có mùi hôi ở người trên 40 tuổi, kèm theo các triệu chứng ở cùng bên như ngạt mũi, đau đầu, ù tai… một bên; có thể đây là biểu hiện sớm của khối u, ung thư.

Nếu bạn bị chảy máu mũi đỏ tươi, biểu hiện này thường do vỡ mạch. Có thể là vỡ mạch ở ngay vùng điểm mạch tại vách ngăn (thường do viêm hoặc chấn thương) hoặc chảy máu từ động mạch bướm khẩu cái (do tăng huyết áp), hoặc chảy máu từ các khối u mạch trong hốc mũi.

Bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây chảy dịch mũi lẫn máu hoặc chảy máu mũi để điều trị kịp thời.

Khi dịch mũi màu gỉ sắt

Cách điều trị xì mũi ra máu

Dịch mũi màu gỉ sắt có thể là kết quả của máu khô đọng lại sau khi bạn bị chảy máu mũi hoặc do dịch mũi ứ đọng khi bạn bị viêm xoang và do một số vi khuẩn tạo ra màu này.

Khi bạn bị nhiễm nấm xoang, dịch mũi cũng có màu gỉ sắt, chủ yếu ở một bên kèm theo các triệu chứng đau đầu, sưng đau vùng mặt, có thể gặp rối loạn thị giác ở một bên (nhưng rất hiếm)..

Dù nguyên nhân là gì bạn vẫn cần tới gặp bác sĩ để được khám và điều trị chính xác nhé!

Khi dịch mũi màu đen

Dịch ở mũi màu đen kèm theo các triệu chứng: nhức đầu, đau vùng mặt, sưng vùng mặt, rối loạn thị giác…các triệu chứng xảy ra ở một bên có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm nghiêm trọng. Mặc dù không phổ biến nhưng những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương có thể dễ mắc loại bệnh này.

Những người hút thuốc hoặc sử dụng ma túy cũng có thể bị chảy dịch mũi đen.

Bạn cần thiết phải đến gặp bác sĩ tai – mũi- họng để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể gặp phải nếu không điều trị kịp thời./.

(Nguồn: VOV)

Xì mũi ra máu hay nước mũi lẫn máu là vấn đề xảy ra khá phổ biến và khiến nhiều người lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong đó có cả những vấn đề liên quan đến bệnh lý. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng chảy máu này? 

Xì mũi ra máu hay nước mũi có lẫn máu là hiện tượng không hề hiếm gặp. Đây có thể là biểu hiện của việc khoang mũi bị tổn thương hoặc các bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như: 

Viêm mũi cấp tính là một bệnh lý thường gặp và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. 

Khi bị viêm mũi cấp tính, bệnh nhân thường có các biểu hiện như sốt, đau đầu, mệt mỏi, sổ mũi, nghẹt mũi ở một hoặc cả 2 bên mũi. Trong đó, xì mũi ra máu được xem là triệu chứng đặc trưng nhất của căn bệnh này. Dịch mũi của người bệnh thường chuyển từ trong sang nhầy và kèm theo mủ. Đặc biệt, khi bệnh nhân xì mũi mạnh, niêm mạc mũi sẽ bị tổn thương, dẫn đến chảy máu.   

Cách điều trị xì mũi ra máu
Xì mũi ra máu có thể là do tác động bên ngoài hoặc do một số bệnh lý nào đó

Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, khói bụi, lông động vật. Bệnh có thể gây ra các vấn đề như hắt hơi, sổ mũi, nước mũi lẫn máu, ho… Ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, xì mũi ra máu có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: xì mũi quá mạnh, dùng thuốc sai cách…

Viêm loét mũi là tình trạng viêm do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Bệnh thường phổ biến ở những người có thói quen ngoáy mũi hoặc người mắc các bệnh như nấm mũi, viêm mũi mạn tính… Viêm loét mũi có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương và sung huyết, gây ra hiện tượng xì mũi ra máu. 

Viêm mũi họng xuất tiết thường đặc trưng bởi các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở. Đặc biệt, trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể khiến niêm mạc mũi bị phù nề, gây chảy máu mũi và suy giảm khả năng khứu giác. Do đó, khi xì mũi, trong nước mũi của bệnh nhân thường lẫn kèm một ít máu. 

Viêm xoang cấp tính là tình trạng niêm mạc xoang bị viêm cấp tính. Thông thường, tình trạng viêm chỉ xảy ra ở một bên xoang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm sẽ lan đến ở cả 2 bên hoặc nhiều xoang khác, gây ra hiện tượng viêm đa xoang. 

Cách điều trị xì mũi ra máu
Xì mũi ra máu cũng có thể là dấu hiệu của viêm xoang

Viêm xoang cấp và viêm đa xoang có thể được nhận biết một cách dễ dàng bằng các cơn đau ở vùng mặt, vùng đầu và quanh mắt. Các cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ và có xu hướng tăng nặng vào một vài thời điểm trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. 

Bên cạnh đó, viêm xoang cấp và viêm đa xoang còn được đặc trưng bằng các triệu chứng như chảy nước mũi, tắc nghẽn ở một hoặc cả 2 bên mũi. Ở mức độ nghiêm trọng, nước mũi sẽ đi kèm với dịch nhầy có màu vàng đục và mùi hôi bất thường. Đặc biệt, khi xì mũi mạnh, dịch mũi sẽ lẫn thêm với một ít máu. 

Theo nghiên cứu, u ác tính mũi xoang thường chiếm tỷ lệ khoảng 1% trong u ác tính toàn thân và khoảng 3% trong u ác tính đường hô hấp trên. U ác tính mũi xoang còn được biết đến với tên gọi là ung thư mũi xoang. 

Bệnh thường được đặc trưng bởi các biểu hiện như nghẹt mũi, chảy nước mũi mủ, chảy máu mũi, xì mũi ra máu, suy giảm khứu giác… Các hiện tượng trên có thể được gọi chung là hội chứng mũi xoang. 

Polyp mũi là một khối u lành tính, thường xuất hiện ở niêm mạc mũi và các hốc xoang. Polyp mũi có thể gây ra các vấn đề như nghẹt mũi và tắc nghẽn mũi. Trong trường polyp xảy ra ở cả 2 bên mũi, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hít thở và phải thở bằng miệng. Đồng thời, tình trạng này cũng có thể khiến khứu giác bị ảnh hưởng và gây ra hiện tượng chảy nước mũi

Đặc biệt, khi chân của polyp mũi bám vào vách ngăn hoặc vùng điểm mạch Kisselbach, người bệnh có thể bị chảy máu mũi. Do đó, khi người bệnh xì mũi, máu sẽ lẫn với nước mũi và thoát ra bên ngoài. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, polyp mũi cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu mũi nhưng không kèm dịch mũi. 

Ung thư vòm họng được xem là căn bệnh nguy hiểm nhất nhóm bệnh ung thư vùng tai – mũi – họng. Ung thư vòm họng có thể được nhận biết sớm bằng triệu chứng tắc nghẽn một bên mũi. Ban đầu, hiện tượng nghẹt mũi sẽ xuất hiện theo từng đợt. Sau đó, tần suất nghẹt mũi sẽ tăng lên, kèm theo tình trạng chảy dịch nhầy hoặc máu. Theo thời gian, nghẹt mũi có thể phát triển thành viêm họng thứ phát. 

Cách điều trị xì mũi ra máu
Sổ mũi ra máu do ung thư vòm họng

Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu của bệnh, ung thư vòm họng còn có thể gây ra các vấn đề như ù tai, suy giảm thính lực, viêm tai xuất tiết, đau đầu theo từng cơn, nổi hạch ở cổ… Tuy nhiên, những triệu chứng này lại rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý tai, mũi, họng thông thường. Do đó, ung thư vòm họng chỉ được ở phát hiện ở những giai đoạn muộn, lúc bệnh đã trở nên nghiêm trọng và khó điều trị. 

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý kể trên, các tác động từ bên ngoài cũng có thể gây ra tình trạng xì mũi ra máu. Đặc biệt, xì mũi ra máu còn có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Thông thường, xì mũi ra máu thường đi kèm với những vấn đề như: hắt hơi, nghẹt mũi, khô mũi và kích ứng mũi.

Như đã nói, các yếu tố, tác động bên ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây xì mũi ra máu, bao gồm:

  • Thời tiết khô và lạnh: Thời tiết khô lạnh có thể khiến các mạch máu mũi bị tổn thương do không được cung cấp đầy đủ độ ẩm. Mặt khác, tình trạng này cũng khiến quá trình phục hồi các mạch máu bị chậm lại và dẫn đến nhiễm trùng mũi. Điều này có thể được nhận biết một cách rõ ràng thông qua hiện tượng xì mũi ra máu. 
  • Ngoáy mũi thường xuyên: Các mạch máu ở mũi có thể bị tổn thương, dẫn đến chảy máu mũi do thói quen ngoáy mũi. Vì thế, khi xì mũi, người bệnh thường nhận thấy trong nước mũi hoặc dịch mũi có lẫn kèm với một ít máu. 
  • Thói quen xì mũi mạnh: Dịch nhầy tích tụ bên trong khoang mũi do viêm mũi dị ứng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Vì thế, họ phải thường xuyên xì mũi để loại bỏ lượng dịch nhầy này. Tuy nhiên, chính thói quen xì mũi này đã khiến niêm mạc mũi bị tổn thương và chảy máu, nhất là khi bệnh nhân xì mũi hoặc hắt hơi mạnh. 
  • Các vật thể lạ bên trong mũi: Các vật thể lạ bị mắc kẹt bên trong mũi có thể khiến mạch máu mũi bị thương tổn, gây xì mũi ra máu. Xì mũi ra máu do nguyên nhân này thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ bởi chúng thường có thói quen có các vật cứng hoặc sắc nhọn vào trong mũi.  
Cách điều trị xì mũi ra máu
Trẻ thường có thói quen đưa vật thể lạ vào mũi
  • Tiếp xúc với chất hóa học: Các mạch máu bên trong mũi có thế bị tổn thương khi tiếp xúc với các chất hóa học như cocain và amoniac. Và xì mũi ra máu chính là biểu hiện dễ nhận biết nhất của việc tổn thương mạch máu mũi. 
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc làm loãng máu như aspirin và warfarin có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu và gây ra tình trạng chảy máu mũi. 
  • Sử dụng thuốc xịt mũi sai cách: Để kiểm soát triệu chứng của bệnh, nhiều người sẽ sử dụng các loại thuốc xịt mũi. Tuy nhiên, việc xịt mũi quá mạnh có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, xung huyết, dẫn đến chảy máu mũi. Do đó, khi hắt hơi, bệnh nhân có thể phát hiện một ít máu lẫn bên trong nước mũi. 

Bên cạnh đó, sổ mũi ra máu cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như cấu trúc mũi bất thường, lệch vách ngăn mũi, chấn thương mũi, phẫu thuật mũi, bệnh lý tim mạch, ung thư máu…  

Xì mũi ra máu không phải là vấn đề quá nguy hiểm và có thể tự cầm máu được. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên có biện pháp can thiệp nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Đặc biệt, xì mũi ra máu cũng có thể biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác như: 

  • Viêm nhiễm đường hô hấp, họng và thanh quản. 
  • Các vấn đề ở mắt như lồi nhãn cầu do viêm mí mắt hoặc viêm nề ổ mắt.
  • Dịch nhầy ứ đọng ở tai, tai mưng mủ. 
  • Đau nhức xương khớp. 
  • Khàn tiếng do các khối u lành tính ở thanh quản.
  • Cong vẹo sống mũi.
  • Suy nhược cơ thể do mất máu. 

Xì mũi ra máu có thể dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng, polyp mũi, viêm đa xoang, viêm mũi họng xuất tiết… Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan với hiện tượng này. Người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu tình trạng xì mũi ra máu kéo dài và kèm theo các biểu hiện bất thường sau:

  • Ù tai, suy giảm thính lực, viêm tai xuất tiết.
  • Nổi hạch ở cổ, nôn mửa.
  • Sốt, đau ở đầu, sau gáy và trong hốc mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng. 

Nếu lượng máu trong mũi ít thì tình trạng này có thể tự khỏi sau vài lần xì mũi. Ngược lại, đối với trường hợp chảy máu nhiều, để cầm máu, bệnh nhân có thể dùng 2 ngón tay bóp vào 2 cánh mũi để ép chặt phần điểm mạch nơi máu chảy ra. Khi thực hiện thao tác này, bệnh nhân tuyệt đối không được xì mũi. Nếu lượng máu thoát ra quá nhiều, bệnh nhân nên nằm xuống ngay để tránh choáng hoặc ngất do mất máu.

Đối với tình trạng xì mũi ra máu trong thời gian kéo dài, bệnh nhân nên đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, để tránh các rủi ro không đáng có, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.  

Cách điều trị xì mũi ra máu
Vệ sinh mũi bằng nước muối

Để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng xì mũi ra máu, bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc các yếu tố dị nguyên.
  • Không cho tay hoặc các vật sắc nhọn vào mũi để tránh tình trạng trầy xước và tổn thương.
  • Rửa mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên để loại bỏ các yếu tố có thể gây kích ứng mũi. 
  • Không ngửa đầu lên khi mũi đang chảy máu để tránh tình trạng ứ đọng máu trong khoang mũi.

Xì mũi ra máu có thể là biểu hiện ban đầu của các căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, bệnh nhân không nên chủ quan và cần điều trị sớm để tránh tình trạng tái phát nhiều lần. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về xì mũi ra máu và cách khắc phục hiện tượng này. 

Bài viết cùng chủ đề: 

  • Chớ coi thường khi nước mũi có màu vàng đặc quánh