Cách đo nhiệt độ cơ thể bao nhiêu phút?

Cặp nhiệt độ bao lâu thì được? Sau khi xác định được vùng cơ thể mà bạn muốn đo, bạn sẽ đặt đầu nhiệt kế tại đó và chờ trong khoảng 5 – 7 phút, thời gian cần thiết để cột thủy ngân dâng cao lên và xác định nhiệt độ chính xác. Bạn không nên xê dịch nhiệt kế trong thời gian chờ đợi vì có thể làm sai lệch kết quả.

Sau khi chờ xong, bạn sẽ lấy nhiệt kế ra, đọc chỉ số nhiệt độ trên dụng cụ, là nơi mà cột thủy ngân dâng lên. Khi cơ thể bạn vượt quá 370C, bạn có thể đang bị sốt. Trường hợp nhiệt độ cao hơn 390C, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

 - Nếu thủy ngân dính vào quần áo, hãy giặt riêng quần áo trong một mẻ để không  truyền thủy ngân sang quần áo sạch. Nhiệt độ cơ thể con người có thể thay đổi nhanh chóng. Nếu một đứa trẻ hoặc người khác bị ốm, người chăm sóc nên biết cách theo dõi nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, biết cách đo nhiệt kế thủy ngân chính xác và an toàn tại nhà sẽ giúp theo dõi sức khỏe và chăm sóc người bệnh tốt hơn.  Với những thao tác trên, có thể thấy việc sử dụng và đo nhiệt kế thủy ngân tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần để ý trường hợp không may nhiệt kế bị vỡ để xử lý đúng cách, nó sẽ là  công cụ hỗ trợ theo dõi thân nhiệt và chăm sóc sức khỏe  để bạn yên tâm sử dụng.

Một cơ thể khỏe mạnh duy trì nhiệt độ của nó trong một phạm vi hẹp bằng cách sử dụng các cơ chế cân bằng thân nhiệt. Phạm vi bình thường cho nhiệt độ cơ thể là từ 36°C - 37,5°C trong thực hành lâm sàng. Nhiệt độ cơ thể thường được đo ở ba vị trí:

  • Ở trực tràng: trong điều kiện bình thường dao động trong khoảng 36,3 - 37,1°C.
  • Ở miệng: thấp hơn ở trực tràng 0,2 - 0,6°C.
  • Ở nách: thấp hơn ở trực tràng 0,5 - 1°C, dao động nhiều song thuận tiện để theo dõi thân nhiệt bệnh nhân.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể như:

  • Tuổi tác: ở trẻ em thông thường thân nhiệt sẽ cao hơn người lớn vì trung khu điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh nên nếu có bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể cũng có thể gây sốt cao và đôi khi kèm co giật. Người già vận động kém, nhu cầu chuyển hoá và hấp thu thấp nên thân nhiệt thường thấp so với người trẻ.
  • Khi hoạt động nhiệt độ tăng.
  • Nội tiết: phụ nữ nhiệt độ cơ thể thường cao hơn nam giới đặc biệt trong thời kỳ rụng trứng.
  • Stress thường làm thay đổi nhiệt độ: tăng hoặc hạ nhiệt độ.

Rối loạn nhiệt độ cơ thể là do sự mất cân bằng thân nhiệt của hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt, sự mất cân bằng này có thể gây ra hai trạng thái: thân nhiệt giảm và thân nhiệt tăng.

a. Nhiệt độ cơ thể thấp [hạ thân nhiệt]

Nếu nhiệt độ cơ thể thấp là triệu chứng duy nhất, thì đó không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể thấp xảy ra với các triệu chứng khác, chẳng hạn như ớn lạnh, run rẩy, khó thở hoặc nhầm lẫn, thì có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng.

Nhiệt độ cơ thể thấp thường xảy ra do:

  • Thời tiết lạnh.
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy, bị sốc.
  • Một số rối loạn như bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp.

Nhiệt độ cơ thể thấp có thể xảy ra với nhiễm trùng. Thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi hoặc những người có sức đề kháng yếu. Chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, cũng gây ra giảm nhiệt độ cơ thể bất thường.

b. Nhiệt độ cơ thể cao [say nắng]

Say nắng xảy ra khi cơ thể không kiểm soát được nhiệt độ và nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng. Các triệu chứng say nắng bao gồm những thay đổi về tinh thần như:

  • Nhầm lẫn
  • Mê sảng hoặc bất tỉnh
  • Da đỏ, nóng và khô, ngay cả dưới nách

Theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế là phương pháp kiểm soát nhiệt độ cơ thể đơn giản và dễ dàng thực hiện.

Ưu điểm nổi trội của nhiệt kế thủy ngân là kết quả chính xác. Tuy nhiên, với cách thực hành đo phức tạp, nhiệt kế thủy ngân không dễ sử dụng cho tất cả mọi người, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kẹp chặt nhiệt kế đúng vị trí giữa hố nách liên tục trong vòng 5 phút là điều khó thực hiện ở trẻ con. Một tai nạn thường gặp khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là vỡ nhiệt kế. Thủy ngân bên trong được giải phóng ra bên ngoài, có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Xử trí và dọn dẹp thủy ngân vương vãi là một kỹ năng cần có cho những người sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Một vài lưu ý cần nhớ khi xử trí vỡ nhiệt kế như sau:

  • Cởi bỏ quần áo vấy bẩn, và rửa sạch tay bằng xà phòng
  • Tắt quạt và điều hòa để giảm lượng thủy ngân bay hơi
  • Đeo găng tay khi thu gom các hạt thủy ngân, tuyệt đối không dùng tay không
  • Sử dụng bông ướt để gạt các hạt thủy ngân vào một lọ thủy tinh có nắp đậy kín
  • Nếu có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thủy ngân, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí.

Các loại nhiệt kế điện tử hoạt động dựa vào cảm ứng nhiệt tại các vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế. Tùy theo vị trí đo nhiệt độ cơ thể ở miệng, nách, hậu môn hay tai mà các loại nhiệt kế điện tử được thiết kế với các hình dạng khác nhau.

Vị trí đo nhiệt độ thường dùng nhất là nách vì tính tiện dụng và dễ kẹp giữ nhiệt kế. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là hậu môn chính là vị trí đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thay vì nách như nhiều người lầm tưởng. Các loại nhiệt kế cho trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường được thiết kế phù hợp với vị trí đo nhiệt độ tại vùng hậu môn. Sau khi đo, cần vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế để dùng cho lần sau. Ngược lại, các loại nhiệt kế điện tử sử dụng cho trẻ lớn và người lớn thường được dùng để đo nhiệt độ ở miệng. Khi đó, đầu nhiệt kế nên đặt dưới lưỡi và người được đo cần ngậm chặt miệng. Chỉ nên đo nhiệt độ ở miệng sau khi ăn uống khoảng 15 phút để hạn chế sai số. Lưu ý, không sử dụng nhiệt kế đo ở miệng để đo nhiệt độ ở hậu môn và ngược lại.

Hiện nay, trên thị trường có bán các loại nhiệt kế điện tử cho trẻ sơ sinh dùng để đo nhiệt độ ở miệng. Các loại nhiệt kế điện tử này có dạng hình núm vú để đánh lừa trẻ, trẻ nhỏ không nhận ra là đang được tiến hành đo nhiệt độ nên không quấy khóc và nhiệt độ đo được chính xác, khách quan hơn. Tuy nhiên, loại nhiệt kế với thiết kế đặc biệt này không hẳn được xem là một trong các loại nhiệt kế tốt vì cho kết quả không chính xác như những loại khác và cần nhiều phút để đọc kết quả.

So với nhiệt kế thủy ngân, các loại nhiệt kế điện tử ra đời muộn hơn nhưng được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Thời gian cần để có thể đọc được nhiệt độ cơ thể khi sử dụng nhiệt kế điện tử chỉ khoảng tầm một phút, ngắn hơn so với khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Các loại nhiệt kế điện tử an toàn hơn, và phù hợp với mọi đối tượng ở những lứa tuổi khác nhau, bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiệt độ cơ thể đo bằng các loại nhiệt kế điện tử không khác biệt đáng kể so với nhiệt kế thủy ngân.

Đo nhiệt độ cơ thể trong bao lâu?

Nếu đang cần đo nhiệt kế ở hậu môn, hãy giữ dụng cụ ở đây khoảng 2 - 3 phút. Nếu cần đo nhiệt độ ở nách hoặc miệng thì hãy để nhiệt kế nguyên vị trí khoảng 3 - 5 phút. Khi hết khoảng thời gian này, bạn rút nhiệt kế ra và cố gắng không lắc nhiệt kế để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

Đo nhiệt độ cơ thể như thế nào?

Là phương pháp phổ biến nhất để đo nhiệt độ cơ thể..
Đặt nhiệt kế dưới lưỡi, chỉ sang một bên của miệng. ... .
Để nhiệt kế tại chỗ trong khoảng thời gian cần thiết. ... .
Tháo nhiệt kế và đọc nó..
Làm sạch nhiệt kế kỹ thuật số bằng nước mát, xà phòng và rửa sạch trước khi cất đi..

Đo nhiệt độ bằng kẹp nách bao nhiêu phút?

Khi dùng, nhiệt kế cần được kẹp chặt ở hố nách sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với vùng da ở đỉnh nách. Cần nhớ lau khô nách và vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân thấp xuống dưới mức 35,5 độ C. Kết quả được đọc sau ít nhất 5 phút đo.

Đo nhiệt độ ở đâu là chính xác nhất?

Trong thực tế, người ta thường đo nhiệt độ cơ thể ở nách. Lâm sàng ít khi ta lấy nhiệt độ ở miệng hoặc hậu môn mặc dù biết nhiệt độ ở đó là phản ánh chính xác nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ ở nách nếu lấy đúng vị trí [đầu nhiệt kế vào tận cùng của hõm nách] và đủ thời gian [> 5 phút] cũng phản ánh được nhiệt độ cơ thể.

Chủ Đề