Cách dò tone bài hát

Trong âm nhạc, đệm hát là cách thức dùng cây đàn đệm nhạc cho tiếng hát

của ca sĩ sao cho giữa tiếng hát và tiếng đàn có sự hòa quyện hài hòa với nhau mà không bị phô

Tất cả các bài hát đều được tạo nên bởi một giọng điệu chính [ tone]. Đôi khi có những bài hát có nhiều giọng [ mỗi đoạn một giọng]. Vì vậy  khi đệm hát, cần xác định được tone bài hát thì mới có thể đệm hát hay và không bị phô.


Giọng [ Tone] của một bài hát được hiểu là việc chọn những nốt nhạc chính cho giai điệu thuộc một âm giai


Ta thường nghe những nhạc công hoặc ca sĩ, nhạc sĩ nhắc tới giọng Rê trưởng [D], Đô trưởng [C], Mi thứ [Em]… Đó sẽ là Giọng chính của bài hát mà họ sẽ hát hoặc chơi đàn.

Lớp học piano đệm hát tại Trường Âm Nhạc Việt Thanh

Làm thế nào xác định giọng chính trong đệm hát?


Đối với những người giỏi chơi nhạc, họ thường xác định giọng chuẩn bằng cách lắng nghe âm giai và tìm ra từng nốt tương ứng với âm giai được nghe rồi suy ra hợp âm chính của bài và đệm đàn theo quy luật vòng hòa âm.


Khi đệm hát, cách nhanh nhất để xác định giọng cho một bài hát là nghe những nốt nhạc cuối cùng của bài hát đó. Nốt kết thúc là nốt gì, thì bài hát đó sẽ chơi ở giọng trưởng hoặc thứ mang tên nốt đó


Ví dụ: Bạn nhận ra được nốt cuối cùng của bài đó là nốt Rê, thì bài hát đó có thể sẽ chơi được ở giọng Rê trưởng [D] hoặc Rê thứ [Dm]. Bạn thử hát những câu cuối và đệm hợp âm Rê trưởng hoặc Rê thứ  và lắng nghe, sau đó chọn ra hợp âm phù hợp, nghe không bị phô.


Tuy nhiên cách này cũng chưa thật sự chính xác, vì cũng có những bài hát có nốt kết thúc không tuân thủ theo quy luật hòa âm.


Ví dụ: bài hát ở giọng Rê trưởng, nốt kết thúc phải là nốt Rê. Tuy nhiên vì mục đích nào đó của tác giả mà nốt kết thúc lại là nốt La…


Vì vậy để chắc chắn, ta cần xác định thêm dấu hóa đặt ở đầu khuông nhạc của bản nhạc


Dấu thăng [#]: Trình tự dấu thăng:    1   ->   2    ->   3   ->  4   ->  5  ->   6  ->   7

Fa   –   Do   –   Sol   –  Re   –  La   –  Mi   –  Si


Dấu giáng [b]: Trình tự dấu giáng:    1   ->  2  ->   3  ->  4   -> 5  ->  6  ->  7

Si   –  Mi  –   La  –  Re  –  Sol  –  Do  – Fa

Trình tự trên được hiểu như sau: nếu sau khóa nhạc,  bản nhạc có 1 dấu thăng, bạn sẽ ngầm hiểu nốt Fa sẽ được tăng lên nửa cung xuyên suốt toàn bài. 2 dấu thăng thì nốt Fa và Do được tăng lên nửa cung, 3 dấu thăng thì Fa, Do, Sol tăng lên nửa cung…

Tương tự như vậy đối với dấu giáng: 2 dấu giáng thì  nốt Si và Mi sẽ giảm xuống nửa cung …


Nếu sau khóa nhạc không có dấu hóa thì bản nhạc được chơi ở giọng Do trưởng [ C ]hoặc La thứ [Am]. Kết hợp với nốt nhạc cuối cùng là Do hay La, bạn sẽ chắc chắn được bản nhạc chơi ở giọng Do trưởng hay La thứ


Nếu dấu hóa sau khóa nhạc là dấu thăng
: Bạn chỉ cần lấy dấu thăng cuối cùng +1, thì sẽ có được giọng trưởng chính của bài


Ví dụ: Đầu khuông nhạc có 2 dấu thăng, tương ứng với trình tự bên trên sẽ là Fa và Do, thì bạn chỉ cần lấy dấu thăng cuối cùng là Do + 1. Vậy thì bạn sẽ biết rằng bài này chơi ở giọng Rê trưởng.


Ví dụ khác: 3 dấu thăng, ngầm hiểu là Fa – Do – Sol.  Giọng chính của bài sẽ là La trưởng [A] do dấu thăng cuối cùng là Sol + 1 = La


Nếu dấu hóa sau khóa nhạc là dấu giáng
. Bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng làm giọng trưởng chính của bài


Ví dụ 1: Hai dấu giáng,  bạn ngầm hiểu trình tự 2 dấu giáng là Si – Mi. Bạn lấy tên của dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng là Mi làm giọng trưởng chính. Bạn sẽ có được giọng Si giáng trưởng


Ví dụ 2:  Ba dấu giáng, tức là Si – Mi – La. Áp dụng cách hướng dẫn trên, giọng chính của bài này sẽ là Mi giáng trưởng


Khi xác định được giọng chính của bài hát rồi bạn chỉ cần áp dụng quy luật vòng hợp âm vào thì bạn đã có thể đệm hát được rồi


Như vậy là bạn đã biết cách xác định giọng, xác định tone của một bài hát rồi phải không, trong bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách áp dụng vòng hòa âm trong đệm hát


Chúc các bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức mới trong cuộc sống !!

>> Tham khảo:
+ Học đàn piano
+ Học đàn guitar
+ Học đàn organ

Đây là phản hồi thứ 2 của mình trong chuyên mục Guitar hỏi và đáp trên trang Guitar HCMUS.

  1. Anh Hoàng cho e hỏi là mình nhìn sao để biết bài hát đó thuộc tông gì ?
  2. cách lấy tông của ca sĩ sao ạ ? Nhiều lần muốn đệm cho bạn em hát mà không biết nó hát tông gì ? Em mới chơi đc gần 1 năm thôi ạ Cảm ơn anh”

Chuyên mục Guitar Hỏi và đáp »Bấm ở đây để xem thêm«

Nhìn sao để biết bài hát đó thuộc tông gì?

Tông là từ mượn của chữ Tone[giọng].

Một bài nhạc có thể chơi ở một giọng. Hoặc cũng có thể chơi ở nhiều giọng, cụ thể là bản nhạc được chia làm nhiều đoạn nhỏ hơn, mỗi đoạn chơi ở một giọng. Để dễ hình dung thì bài viết sẽ nói chủ yếu với bản nhạc được chơi ở một giọng.

Cách xác định giọng của một đoạn nhạc là dựa vào tập hợp các cao độ được chơi trong đoạn nhạc đó. Tập hợp các cao độ đó sẽ rơi vào một âm giai [chuỗi nốt có quy luật] nào đó. Cho nên ta có thể dựa vào âm giai để xác định bản nhạc đó thuộc giọng gì. Bài nhạc có các nốt thuộc âm giai Đô Trưởng sẽ có giọng Đô Trưởng. Bài nhạc có các nốt thuộc âm giai Mi Thứ sẽ có giọng Mi Thứ. Nhưng điều mình vừa nói chưa hoàn toàn chính xác. Vì trong âm nhạc có khái niệm Giọng song song - cũng được xác định bằng tập hợp các cao độ, lấy ví dụ để dễ hiểu là:

  • Đô trưởng và La Thứ [tự nhiên] là 2 giọng song song với nhau.
    • Giọng Đô Trưởng bao gồm các nốt C D E F G A B
    • Giọng La Thứ thì bao gồm các nốt A B C D E F G.

Ghi chú: A = La, B = Si, C = Do, D = Re, E = Mi, F = Fa, G = Sol.

  • Để xác định thứ hay trưởng thì thường chúng ta xem nốt kết thúc bài nhạc đó là nốt nào nữa thôi là đủ. Ví dụ, bài nhạc kết thúc bằng nốt Đô thì giọng của bài nhạc đó có thể là Đô trưởng, hoặc cũng có thể là Đô Thứ. Tới đây rồi thì dựa vào tập hợp nốt của bài nhạc nữa là biết nó ở giọng nào.

Kết luận đoạn này thì ta có để xác định đoạn nhạc thuộc giọng nào thì ta dựa vào nốt kết thúc và âm giai của đoạn nhạc đó. Ví dụ: Đoạn nhạc thuộc giọng đô trưởng vì các nốt được chơi đều nằm trong âm giai đô trưởng và nốt kết đoạn là nốt Đô.

Đào sâu hơn nữa chủ đề này thì chúng ta thấy ngoài âm giai tự nhiên chúng ta còn có âm giai hòa thanh, giai điệu, Ionian, Dorian, Phrygian, Lydian, Myxolidian, Aeolian, Locrian. Ứng với loại âm giai nào thì chúng ta sẽ có giọng tương ứng. Cái có thể cho là chủ đề nâng cao, thích thì tìm hiểu thêm. Cơ bản thì học cho thuộc công thức của âm giai thứ, trưởng tự nhiên. Có học thêm nữa thì đọc thêm âm giai thứ hòa thanh vì nó phổ biến.

Tiếp theo, làm sao để xác định nhanh một tập hợp cao độ thuộc âm giai nào?

Giả định là chúng ta biết hết tất cả các nốt được chơi ở bản nhạc đó rồi. Coi như là có đầy đủ ký âm của bản nhạc [sheet].

Bước 1: Nhìn vào nốt kết thúc bài nhạc

Bước 2: Xem tập hợp nốt thuộc giọng nào. Xác định nhanh bằng cách xem dấu hóa đầu khuông nhạc:

  • Trường hợp không có dấu hóa thì bài nhạc đó thuộc giọng Đô trưởng hoặc La thứ
  • Trường hợp dấu thăng[#]:
    • Từ giấu thăng cuối cùng đọc lên 1 nốt là giọng trưởng
    • Đọc xuống 1 nốt là giọng thứ.

Ví dụ: Bài nhạc có 1 dấu thăng [Fa#] đọc lên 1 nốt là nốt Sol => Sol trưởng, xuống 1 nốt là nốt Mi => Mi thứ. Ví dụ khác: Bài nhạc có 4 dấu thăng [Fa#, Đô#, Sol#, Re#] dấu thăng cuối cùng ở nốt Re, đọc lên 1 nốt ta có giọng Mi trưởng, xuống 1 nốt ta có giọng Đô # thứ [Vì có bản nhạc thăng ở nốt đô, nên phải là Đô # thứ chứ không phải là đô thứ].

  • Trường hợp dấu giáng[b]: Để cho dễ thì mình chia như sau:
  • Bài nhạc có 1 dấu giáng [Si giáng] thì thuộc giọng Fa trưởng hoặc Rê thứ.
  • Bài nhạc có từ 2 giấu giáng trở lên thì tính nhanh bằng cách lấy dấu hóa gần cuối suy ra giọng trưởng, tiếp theo đọc xuống 2 nốt là ra giọng thứ tương ứng.

Ví dụ: Bài nhạc có 2 dấu giáng [Si giáng và Mi giáng]. Dấu giáng gần cuối là Si giáng nên giọng trưởng là Si giáng trưởng, giọng thứ là Sol thứ [đọc ngược lại Si -> La -> Sol]. Ví dụ khác. Bài nhạc có 5 dấu giáng, thứ tự dấu giáng là Si[b] Mi[b] La[b] Re[b] Sol[b], dấu giáng kế cuối là Re giáng => Rê giáng trưởng và Si giáng thứ.

Trường hợp tiếp theo là chúng ta không có ký âm của bản nhạc. Trường hợp này gặp hoài và trả lời phần này cũng sẽ trả lời cho câu hỏi “cách lấy tông của ca sĩ sao ạ?”

Cách lấy tông của ca sĩ?

Cách thông thường là luyện nghe, luyện nghe sự khác biệt giữa các cao độ để tìm xem ca sĩ hát ở giọng nào.Cách tập là mở bài nhạc lên, cố gắng nghe và đánh theo đúng giai điệu của bài nhạc.Tiếp theo là xem tập hợp các nốt nghe được thuộc âm giai nào? Nốt kết thúc là nốt gì? [Ngâm cứu lại phần trả lời trước]

Rồi cũng sẽ có bạn thắc mắc vì ở phần trước chưa nói là, nếu tìm ra hết các dấu hóa của các nốt rồi thì làm sao biết được dấu nào là dấu hóa cuối cùng [trường hợp dấu thăng], dấu hóa nào là dấu hóa kế cuối [trường hợp dấu giáng]. Và thăng cũng có thể là giáng mà [Đô[#] = Rê[b], Fa[#] = G[b]]. Để trả lời được phần này thì bắt buộc phải nhớ là các dấu thăng và dấu giáng đều có thứ tự. Và thứ tự đó như sau:

  • Thăng: Fa Do Sol Re La Mi Si
  • Giáng: Si Mi La Re Sol Do Fa

Mẹo ghi nhớ, học thuộc thứ tự dấu thăng rồi đọc ngược lại là ra thứ tự dấu giáng. Nếu thấy khó nhớ nữa thì lấy giấy ghi ra Do Re Mi Fa Sol La Si. Cắt 3 nốt đầu nhét xen kẻ vô 4 nốt phía sau là ra thứ tự dấu thăng.

Bài nhạc có 1 dấu # thì sẽ là nốt Fa #. Bài nhạc có 2 dấu thăng thì sẽ thăng ở nốt Fa và nốt Đô. Theo thứ tự như vậy, bài nhạc mà có 5 dấu thăng thì sẽ thăng ở các nốt Fa Do Sol Re La. Tương tự cho trường hợp dấu giáng.

Fa Do Sol Re La Mi Si

Bản thân mình thì ngoài luyện nghe như nói ở trên thì mình còn sử dụng các thế bấm để suy nhanh ra tông của người hát. Chủ đề này thì chắc để khi nào có thời gian viết tiếp.

Tham khảo:

  • Âm giai, hợp âm và hợp âm rải //www.gosk.com/

Video liên quan

Chủ Đề