Cách đọc bài Bức tranh của em gái tôi

1. Tác giả

Tạ Duy Anh [1959]

Tên khai sinh: Tạ Việt Đãng.

Bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm.

Quê quán: Chương Mĩ, Hà Nội.

- Vị trí: Là cây bút trẻ thời kì đổi mới.

2. Tác phẩm

Xuất xứ: In trong "Con dế ma" [1999].

Thể loại: Truyện ngắn.

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

Ngôi kể: Thứ nhất.

Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 [Từ đầu đến vui lắm]: Tâm trạng người anh trước khi phát hiện tài năng của em gái.

+ Phần 2 [Tiếp đến đi nhận giải]: Tâm trạng người anh khi tài năng của em được phát hiện.

+ Phần 3 [Còn lại]: Tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật người em

Ngoại hình:

+ Tên là Kiều Phương.

+ Anh trai đặt biệt hiệu là Mèo.

+ Dùng tên Mèo để xưng hô với bạn bè thật vui vẻ.

+ Hay lục lọi các đồ vật.

→ Hồn nhiên, vô tư, trong sáng, hiếu động đáng yêu.

Sở thích: vẽ.

+ Em tự chế thuốc vẽ bằng những vật dụng có sẵn trong nhà, bí mật vẽ tranh.

+ Mọi thứ trong nhà đều được đưa vào tranh, vẽ rất có hồn.

→ Cô bé say mê nghệ thuật, có tài năng hội họa, đáng khâm phục.

Tính cách:

+ Vui vẻ chấp nhận biệt danh anh tặng.

+ Hòa đồng, thân thiện: dễ thân với bé Quỳnh, chú Tiến Lê họa sĩ.

+ Lễ phép, hiền lành: Bị anh mắng vô cớ nhưng không khóc hay cãi lại.

+ Tình yêu thương anh: vẽ tranh về anh trong cuộc thi vẽ; được giải hồ hởi ôm cổ anh.

→ Mèo là mọt cô bé vui vẻ, hiền lành, thân thiện, bao dung và có lòng yêu thương vô bờ.

2. Nhân vật người anh

1. Nội dung

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

2. Nghệ thuật

Truyện miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.

- Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh. Tác giả muốn nói tới quá trình tự thức tỉnh của người anh. Đây cũng là nhân vật có ý nghĩa giáo dục lứa tuổi học sinh phải biết vượt lên sự hạn chế của bản thân để hướng tới điều hoàn thiện về nhân cách.

- Việc để cho người anh là người kể chuyện có tác dụng như sau:

+ Được kể từ ngôi thứ nhất, câu chuyện sẽ trở nên chân thực vì nó là câu chuyện của "tôi". Tác giả có thể miêu tả câu chuyện của người anh một cách sinh động bằng chính ngôn ngữ của nhân vật. Độ tin cậy trong câu chuyện vì thế cao hơn so với lời kể của các nhân vật khác trong câu chuyện.

+ Người em hiện lên hoàn toàn qua lời kể của người anh. Điều này tạo nên vẻ khách quan cho câu chuyện. Hơn nữa, nhân vật người em luôn thay đổi theo diễn biến tâm trạng của người kể nên câu chuyên hiện lên hết sức sinh động.

2. Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao?

Ở nhân vật Mèo - Kiều Phương, điều em thích nhất đó là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa. Ở cô bé toát lên những phẩm chất đáng quý, đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô bé không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô bé lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do mình tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên. Mặc dù tài năng hội họa của cô bé được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô bé vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô bé vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của Phương . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình.

Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" [người anh] trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ: Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ: Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là Mèo, cho việc chế màu vẽ là chuyện trẻ con. Khi tài năng hội họa của em được phát hiện thì anh có mặc cảm thua kém và ghen tị. Việc lén xem những bức tranh của  em và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình. Khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau : Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em. Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài. Anh cảm thấy ghen tị với em. Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em.

4. Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Nhân vật "tôi" đã thay đổi thái độ, hành động sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi": Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị. Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình. 

Page 2

3. Biểu tượng gió lạnh đầu mùa

Sự lạnh lẽo của cơn gió đầu mùa

+ Thời gian: buổi sáng, mùa đông.

+ Không gian:

  • Chung: gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
  • Của những con người nghèo khổ: dãy nhà lá, chợ vắng, rác bẩn rải rác lẫn lá rụng; mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ.

→ Lạnh lẽo, trống vắng, khắc nghiệt.

Sự ấm áp của tình người

+ Sự ấm áp của tình cảm gia đình.

+ Sự ấm áp của tình cảm cộng đồng.

→ Sự lãnh lẽo của tiết trời không thể ảnh hưởng đến sự ấm áp trong lòng mỗi con người.

➩ Giá trị nhân đạo.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. 

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

IV. Chuẩn bị đọc

Bài Làm:

1. Dựa vào nhan đề, em đoán văn bản này viết về những con gió đầu mùa đến với cuộc sống của chúng ta.

2. Em đã từng làm một việc tốt nhưng bị hiểu lầm và chê trách. Đó là em đã nhặt được đồ rơi nhưng lại bị hiểu lầm thành căn cắp đồ của người đó.

V. Trải nghiệm cùng văn bản

Bài Làm:

1. Hình ảnh của Cúc, Xuân, Tý ,Túc gợi cho em hình ảnh về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo khổ cơ cực, bần hàn đến nỗi một cái áo lành lặn cũng không có. Những cơn gió lạnh đầu mùa, chúng vẫn mặc bộ quần áo ngày thường được may vá nhiều chỗ, rét đến nỗi môi tím lại, da thịt thâm đi, răng thì đập vào nhau. Hình ảnh ấy phảng phất vào tâm trí người đọc những nỗi buồn, niềm thương xót với những đứa trẻ nghèo.

2. Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện chị em Sơn có lòng tốt, bao dung, đùm bọc những đứa trẻ nghèo. Hay còn nói cách khác là chị em Sơn có lòng trắc ẩn với cuộc sống nghèo khổ.

3. Theo em, đoạn tiếp theo hai chị em Sơn được mẹ khen vì có lòng tốt giúp đỡ người khác hoặc bị mẹ trách mắng vì tự ý lấy áo cho người khác.

VI. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây:

      Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, [...].

Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn: chợt nhớ, động lòng thương, nhớ thương, ý nghĩ tốt.

2. Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:

a] Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.

b] Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.

c] Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên [đứa em xấu số], giấu mẹ, mang sang cho Hiên.

d] Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.

đ] Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.

Em hãy cho biết:

- Các sự việc trên liên quan với nhau như thế nào?

Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, có sự kiện trước đã xảy ra mới có sự kiện tiếp theo.

- Nếu không có sự việc [c] thì có xảy ra sự việc [đ] hay không?

Nếu không có sự kiện [c] thì sẽ không có sự kiện [đ] vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại.

3. Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?

Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. Hàng động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa.

4. Vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? Hành động của hai đứa trẻ đã tác động thế nào đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện?

Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì hành động của hai đứa đã bộc lộ được tính cách tốt bụng, quan tâm và sẻ chia. Mặt khác cũng thể hiện được sự giáo dục tốt từ người mẹ.

Hành động đẹp của hai đứa trẻ đã tác động không nhỏ tới cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối chuyện bởi lẽ chúng không có gì đáng chê trách về hành động ấy, hai người mẹ lấy làm tự hào hơn vì chúng biết quan tâm đến người khác.

5. Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?

Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. Đáng trách ở chỗ đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho người khác.

6. Văn bản này viết về đề tài gì?

Văn bản này viết về đề tài cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong con gió lạnh đầu mùa.

7. Nêu chủ đề của câu chuyện.

Chủ đề của truyện xoay quanh những đứa trẻ và sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có và những đứa tre nghèo khổ tận cùng của xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề