Cách đọc địa chỉ có dấu /

Địa chỉ thể hiện dưới tên gọi là đường phố thì đơn giản hơn rất nhiều so với những địa chỉ khác. Địa chỉ là ngõ ngách hiểu như thế cho đúng là vấn đề mà nhiều người cũng đang thắc mắc. Việc đọc địa chỉ nhà có thể đơn giản với những người đã và đang sống ở khu vực đô thị nhưng những người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa thì không phải là điều đơn giản.Theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành. Vậy trong quy định đó viết gì, cụ thể ra sao. Mời các bạn cùng với Luật Thiên Minh tìm hiểu về nguyên tắc đánh số hẻm, số nhà và cách ghi đúng trong bài viết đưới đây.

Nguyên tắc đánh số hẻm, số nhà

Các bạn khi đi tìm nhà chắc chắn cần nhớ rằng “ Bên trái là nhà số lẻ, bên phải là nhà số chẵn”  tăng dần từ nhỏ đến lớn, theo chiều từ phía Bắc xuống Phía Nam, từ phía Đông sang phía Tây… Để có thể dễ dàng tìm kiếm mà không phải mò mẫm quá nhiều lần.

  • Mỗi 1 ngôi Nhà mặt phố hay công trình xây dựng có nhà ở nằm ở mặt tiền có tuyến giao thông thì sẽ có một biển số nhà.
  • Số nhà được đánh bằng số tự nhiên, bắt đầu từ nhà đầu cho tới nhà cuối, bên trái đánh số lẻ, bên phải đánh số chẵn.
  • Chiều đánh số: từ trung tâm hành phố ra tới ngoại ô theo chiều kim đồng hồ. Từ bắc xuống Nam, Đông sang Tây.

Còn đối với cách đánh số nhà trong hẻm và các ngách thì:

  • Đối với ngõ: Nếu chỉ có một đầu thông đường thì sẽ đánh số từ nhà đầu tiên cho tới nhà cuối cùng của hẻm, ngõ.
  • Đối với hẻm có hai đầu thông đường thì cũng đánh từ nhà đầu tiên của ngõ sát với đường cho đến nhà cuối cùng sát với ngõ bên kia.

Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có quá nhiều những con hẻm ngóc ngách dài, thông nhau nên việc tìm số nhà cũng không khác gì với việc lạc vào mê cung nếu không nắm trong lòng bàn tay cách đánh số nhà.

Cách đọc địa chỉ nhà

Theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành. Địa chỉ là tổng hợp các thông tin, nhằm mục đích xác định vị trí của một căn nhà, một căn hộ, một thửa đất nào đó. Địa chỉ thường sử dụng đơn vị hành chính và tên phố để miêu tả, cùng với các thông tin đi kèm khác như số nhà, số căn hộ, biệt thự.

Đọc địa chỉ ở nước ta thường gắn liền với địa giới hành chính. Địa chỉ gồm có 2 phần cơ bản phần số nhà, tên đường hoặc thôn, ấp và phần còn lại theo địa giới hành chính. Phần đầu tiên chỉ gồm số nhà và tên đường hoặc phố, ví dụ: số 529 phố Bạch Mai.

Đây là cách gọi cơ bản và phổ biến nhất hiện nay. Trường hợp không có số nhà và đường phố, thì kèm theo đội hoặc xóm, thôn, ví dụ: Đội 1 thôn Đông hoặc ấp 1. Điều đó sẽ dẫn đến hiện tượng có nhiều hộ gia đình, cá nhân có cùng 1 địa chỉ, đặc biệt là khu vực nông thôn, tưởng chừng như đây là điều khó khăn, vướng mắc khi đi tìm nhà nhưng tính cộng đồng và tính tự trị của văn hóa làng xã Việt Nam thì đa phần người dân đều biết nhau nên chỉ cần biết tên chủ hộ là sẽ có người xác định được địa chỉ nhà.

Phần còn lại sẽ theo địa giới hành chính tương ứng với 3 cấp quản lý hành chính là tên cấp xã: xã, phường, thị trấn; cấp huyện: huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khi đọc địa chỉ trong nước thì thường không kèm theo tên nước, trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài. Theo nguyên tắc chung khi đọc địa chỉ nhà, giới thiệu địa chỉ nhà ở, địa chỉ các cơ quan tổ chức chúng ta đọc hoặc viết lần lượt từ chi tiết đến tổng thể.

Đối với khu vực đô thị đọc theo thứ tự số nhà, số hẻm, số ngách, số ngõ, tên đường, tên phố, tên phường xã thị trấn, tên quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Đối với khu nhà ở chung cư thì đọc theo thứ tự số phòng, số tầng, tên tòa nhà, tên khu chung cư hoặc khu đô thị hoặc khu nhà ở, số ngõ, tên đường, tên phố, tên phường xã thị trấn, tên quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với khu vực nông thôn sẽ là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Người đọc địa chỉ nhà ví dụ: số xx, ngách abc/xyz, đường a, phố b…vv.. hoặc số xx/abc/xyz đường a…vv.. hoặc số xx, ngõ abc, ngách xyz/zyx. Nhữnng cá nhân để tìm một địa chỉ thì phải tìm ngược lại cách đọc tức là phải tìm đường sau đó tìm đến ngõ hay ngách, nếu ngách có hẻm thì tìm đến số hẻm rồi mới tìm số nhà. Thông thường, sổ hộ khẩu sẽ là giấy tờ pháp lý chính xác khi tìm địa chỉ nhà làm căn cứ.

Ví dụ về một số cách đọc địa chỉ như sau:

– Số nhà 89, phố Tô Vĩnh Diễn, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Số nhà 18, ngõ 164, phố Vương Thừa Vũ, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Phòng số 610, tầng 6, tòa nhà A6, ngõ 15, phố Ngọc Hồi, khu nhà ở học sinh – sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp, khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

– Thôn sú 2, xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Xem thêm:

>>> Cấp bìa đỏ đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng

>>> Cơ cấu chi, các biện pháp cân đối và quản lý ngân sách Nhà nước

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

Trân trọng !

Viết địa chỉ bằng Tiếng Anh là một trong những vấn đề đầu tiên mà người học tiếng anh phải làm quen. Trong tiếng anh giao tiếp hằng ngày, địa chỉ xuất hiện khá nhiều. Để giúp bạn đọc không phải thắc mắc về cách viết cách đọc các địa danh, nơi cư trú thì bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất cả các vấn đề xoay quanh.

Địa chỉ được chia thành nhiều thành phần phân cấp khác nhau. Ở mỗi quốc gia sẽ có sự phân cấp riêng biệt. Dưới đây là một số từ vựng thường được dùng để viết địa chỉ tại Việt Nam:

  • City: Thành phố
  • Province: tỉnh
  • District or Town: huyện
  • Street: Đường
  • Village: Xã
  • Hamlet: Thôn
  • Lane: Ngõ
  • Alley: Ngách
  • Addressee: Điểm đến
  • Building, apartment, flat: Nhà, căn hộ
  • Companys name: Tên tổ chức, tên công ty

Bảng viết tắt địa chỉ

NumberNo. hoặc #
CapitalBỏ tiền tố
StreetStr.
DistrictDist.
ApartmentApt.
RoadRd.
RoomRm.
AlleyAly.
LaneLn.
VillageVlg.
BuildingBldg.
LaneLn.

Cách viết địa chỉ bằng tiếng anh

Viết địa chỉ không chính xác sẽ gây ra khá nhiều phiền toái và khó khăn trong việc tìm kiếm. Khi học tiếng anh, dù ở trình độ nào thì bạn cũng nên tìm hiểu rõ ràng các cách viết địa chỉ để phục vụ trong công việc. Người viết địa chỉ đúng là người đọc địa chỉ đúng, do đó bạn hãy dành chút thời gian để nghiên cứu cách viết sao cho chính xác nhất.

Viết địa chỉ theo thứ tự: Tên người nhận Số nhà Ngõ Đường Quận[huyện] Thành Phố Tỉnh

E.g. From Thanh Bình, Linh Chieu, Thu Duc District, Ho Chi Minh City

2. Cách viết địa danh bằng số

Phường, quận, huyện hoặc đường bằng số thì đặt sau tên chung.

E.g. District 1 [Quận 1]

E.g. Street 1 [Đường số 1]

3. Cách viết địa danh bằng chữ

Phường, quận, huyện hoặc đường bằng số thì đặt trước tên chung.

E.g. Thu Duc District [Quận Thủ Đức]

4. Cách viết địa chỉ cụ thể

Đối với các địa chỉ cụ thể như thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, nước Việt Nam thì chúng ta có thể lược bỏ hẳn danh từ.

E.g. 81, 6th street, Ward 15, Tan Binh district, Ho Chi Minh city

81, Đường số 6, Phường 15, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

5. Cách viết địa chỉ nhà ở chung cư

Nhà ở chung cư thường xuất hiện các thuật ngữ như căn hộ, phòng, tòa tháp. Dưới đây là ví dụ cho từng thuật ngữ, bạn có thể tham khảo để có được cách viết đúng nhất.

E.g.1. Căn hộ 900, chung cư D3, đường Lý Thái Tổ quận 10, Hồ Chí Minh.

​Flat Number 900, Apartment Block D3, Ly Thai To St., District 10, Ho Chi Minh.

​E.g.2. Phòng số 1, tòa nhà Mùa Xuân, 125 đường Vũ Ngọc Phan, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

​ Room No.5, Spring Building, Vu Ngoc Phan Street, Thanh Xuan District, Ha Noi, Viet Nam.

E.g.​3. Tòa tháp Sailling, 111 A đường Pastuer, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

​Sailling Tower, 111A Pastuer Street, District 1, Ho Chi Minh, Viet Nam

Các cách hỏi về địa chỉ Tiếng Anh

Để hỏi về một địa chỉ bất kì có khá nhiều cách hỏi khác nhau. Mỗi cách hỏi đều mang văn phong trang trọng hoặc không trang trọng. Sử dụng kiểu câu hỏi phù hợp, bạn cần nắm rõ theo văn hóa của người bản địa. Dưới đây là một vài cách hỏi địa chỉ thông dụng nhất bằng tiếng anh.

1. Whats your address?

Dịch nghĩa: Địa chỉ của bạn là gì

Its +address

2. Where is your domicile place?

Dịch nghĩa: Nơi cư trú của bạn ở đâu?

3. Are you a local resident?

Dịch nghĩa: Có phải bạn là cư dân địa phương không?

4. Where are you from?

Dịch nghĩa: Bạn từ đâu đến?

5. Where do you live?

Dịch nghĩa: Bạn sống ở đâu?

6. Where is ?

Dịch nghĩa: là ở đâu vậy?

7. What is . like?

Dịch nghĩa: trông như thế nào?

8. How long have you lived there?

Dịch nghĩa: Bạn sống ở đó bao lâu rồi?

9. Do you like living here?

Dịch nghĩa: Bạn có thích sống ở đó không?

10. Do you live in an apartment or house?

Dịch nghĩa: Bạn sống ở nhà riêng hay là chung cư?

11. Do you like that neighborhood?

Dịch nghĩa: Bạn có thích môi trường xung quanh ở đó không?

12. Do you live with your family?

Dịch nghĩa: Bạn có sống với gia đình bạn không?

13. How many people live there?

Dịch nghĩa: Có bao nhiêu người sống với bạn?

Kết luận

Để viết địa chỉ nhà, công ty bạn cần nắm vững các từ vựng liên quan. Ngoài ra thứ tự sắp xếp trong 1 địa chỉ là điều quan trọng.

Tham khảo thêm các bài viết về Tiếng Anh Thương Mại

  • Cách viết email bằng tiếng anh
  • Mẫu thư confirm bằng tiếng anh
  • Giới thiệu bản thân bằng tiếng anh để xin việc phỏng vấn tiếng anh

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề