Cách giảm axit dạ dày

Dư thừa axit là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng. Để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng của bệnh, áp dụng các cách giảm axit trong dạ dày là giải pháp rất hiệu quả.

Làm thế nào để giảm axit trong dạ dày?

Cách giảm axit trong dạ dày

Axit dịch vị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu lượng axit dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, nguy hiểm có thể gây ra xuất huyết và thủng dạ dày. Vậy làm thế nào để giảm axit trong dạ dày nhanh nhất?

Thuốc Tây giảm axit trong dạ dày

Ngày nay, nguyên nhân chủ yếu gây dư axit bao tử được xác định là do nhiễm HP và do dùng thuốc chống viêm không steroid. Tác nhân gây loét là axit hydrochloric và pepsin, những chất do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Để phục hồi các vết loét, phải ngăn ngừa axit tiếp xúc vào. Thuốc dùng với mục đích này là antaxit, chống tiết axit, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.

Thuốc ức chế bơm proton Rabeprazol

Bơm proton nằm ở màng của hệ thống ống nhiều túi và hệ mao quản của tế bào bìa niêm mạc dạ dày, chịu trách nhiệm bơm H+ vào trong lòng dạ dày đổi lấy K+. Rabeprazol có tác dụng ức chế hoạt động của bơm này, ngăn chặn sự tiết H+.

Thành phần: Rabeprazol 20mg.

Công dụng, chỉ định:

Sử dụng Rabeprazol là cách giảm axit trong dạ dày hiệu quả. Thuốc được chỉ định trong trường hợp loét tá tràng hoạt động, loét dạ dày lành tính và trào ngược thực quản. Ngoài ra còn kết hợp với kháng sinh trong phác đồ diệt Helicobacter Pylori ở bệnh nhân loét tiêu hóa.

Liều dùng, cách dùng:

  • Loét đường tiêu hóa lành tính hoạt động uống 20mg/lần vào buổi sáng.,
  • Trào ngược dạ dày – thực quản uống 20mg/lần/ngày, duy trì 10mg hay 20mg tùy đáp ứng bệnh nhân.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison uống 60mg/lần x 1 lần/ngày.
  • Để diệt HP, rabeprazol 20mg x 2 lần/ngày phối hợp với clarithromycin và amoxicillin, điều trị trong 7 ngày.

Chống chỉ định:

Không dùng Rabeprazol trong các trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp nhiễm trùng, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, viêm họng viêm mũi, tiêu chảy, đau bụng, nôn, hội chứng giả cúm, táo bón, đầy hơi….
  • Ít gặp tình trạng kích động, viêm phế quản, viêm xoang, khó tiêu, ợ hơi, đau khớp…
  • Hiếm gặp giảm bạch cầu trung tính và bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và tăng bạch cầu, hạ magnesi huyết…

Giá bán: Rabeprazol Savi có giá 4.500 đồng/viên hoặc Pariet giá 22.500 đồng/viên.

Pariet [Rabeprazol] là thuốc ức chế hoạt động bơm proton, ngăn chặn tiết axit

Thuốc kháng thụ thể H2 Famotidin

Histamin tác động lên thụ thể H2 ở thành dạ dày tiết ra HCl. Các thuốc kháng H2 có tác dụng ức chế việc tiết axit này.

Thành phần: Famotidin 20mg hoặc 40mg.

Công dụng, chỉ định:

Thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ axit dạ dày, chỉ định trong trường hợp loét dạ dày – tá tràng lành tính; bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và bệnh lý tăng tiết đường tiêu hóa.

Liều dùng, cách dùng:

Tùy theo tình trạng bệnh mà dùng Famotidin với các liều lượng sau:

  • Loét tá tràng cấp tính uống 40mg/ngày trước khi ngủ, điều trị trong 4 – 6 tuần, liều duy trì 20mg/ngày.
  • Loét dạ dày lành tính uống 40mg/ngày trước khi đi ngủ.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản uống 20mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Các bệnh tăng tiết dịch vị khởi đầu với liều 20mg/lần mỗi 6 giờ.
  • Trẻ em, người mắc bệnh suy thận cần điều chỉnh liều theo chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định:

Bất kì trường hợp nào quá mẫn cảm với thành phần của thuốc đều không được dùng.

Tác dụng phụ:

  • Tác dụng phụ của Famotidin thường gặp như nhức đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy.
  • Ít gặp sốt, mệt, loạn nhịp, phù, phát ban, xung huyết kết mạc, đau cơ xương, co thắt phế quản.
  • Hiếm gặp block nhĩ thất, đánh trống ngực, giảm huyết khối, giảm bạch cầu, tiểu cầu, hoại tử da nhiễm độc, liệt dương…

Giá bán: Giá của Famotidin rơi vào khoảng 800 đồng/viên.

Thuốc kháng axit Maalox

Thuốc kháng axit là những chất có khả năng trung hòa axit hydrochloric trong dạ dày và do đó ngăn cản việc biến pepsinogen thành pepsin. Ngày nay đã có nhiều thuốc chống tiết axit tốt nên các antaxit ít được dùng hơn. Một số loại thuốc kháng axit thường dùng như nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd hoặc hỗn hợp chứa cả hai chất trên như Maalox, Mylanta.

Review thực tế:Tôi đã khỏi hẳn bệnh trào ngược dạ dày sau 2 tháng nhờ “vị cứu tinh” này

Maalox là sự phối hợp của hai hydroxyd có tác dụng trung hòa axit dịch vị

Thành phần:

Trong 1 viên nén Maalox có chứa:

  • Nhôm hydroxyd gel khô 400mg
  • Magnesi hydroxyd 400mg.

Công dụng, chỉ định:

Maalox có tác dụng điều trị ngắn hạn các bệnh lý sau:

  • Co thắt và kích ứng ruột.
  • Loét đường tiêu hóa.
  • Ợ chua, đầy hơi khó tiêu.
  • Viêm dạ dày, tá tràng.
  • Thoát vị khe.
  • Viêm thực quản.
  • Tăng phosphat máu

Liều dùng, cách dùng: Nhai kỹ 1 – 2 viên sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau khó chịu. Dùng tối đa 12 viên mỗi ngày.

Chống chỉ định: Chống chỉ định với trẻ nhỏ vì có nguy cơ gây ngộ độc do nhôm; đặc biệt là trẻ em đang bị mất nước và trẻ suy thận; các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây rối loạn nhu động ruột [tiêu chảy hoặc táo bón]; mất phospho khi dùng dài ngày.

Giá bán: Maalox có giá khoảng 1.200 đồng/viên.

Các thuốc chữa bệnh đau và viêm loét dạ dày – tá tràng đa phần đều dựa trên cơ chế giảm tiết axit và bao bọc niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân đáp ứng với các thuốc khác nhau. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Helicobacter Pylori, cần điều trị phối hợp với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

BẠN KHÓ CHỊU VÌ BỆNH DẠ DÀY “LÀM PHIỀN”? LIÊN HỆ NGAY

Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

 

Cách giảm axit trong dạ dày bằng mẹo dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh đau dạ dày, bạn có thể tham khảo mẹo dân gian giảm axit dạ dày. Phương pháp này sẽ hạn chế được tác dụng phụ mà thuốc Tây y đem lại đồng thời cũng có tác dụng cao trong điều trị bệnh.

Cách giảm axit dạ dày với nghệ và mật ong

Từ lâu đời, dân gian đã sử dụng nghệ trong điều trị bệnh bởi khả năng kháng viêm và làm dịu niêm mạc và tái tạo vết thương. Kết hợp nghệ và mật ong tạo thành hỗn dịch giúp bao phủ các vết loét, ngăn chặn axit tấn công vào gây tổn thương sâu hơn.

Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng nghệ và mật ong để giảm các triệu chứng của đau dạ dày

Cách làm:

  • Nghệ vàng hoặc nghệ đen tươi rửa sạch, phơi khô và nghiền nhỏ thu được bột nghệ.
  • Dùng khoảng 2 thìa bột nghệ pha với mật ong tạo hỗn dịch uống. Thêm mật ong tùy theo độ ngọt và độ đặc bạn muốn dùng.
  • Bạn có thể mua tinh bột nghệ có sẵn trên thị trường thay vì dùng nghệ tươi xay.

Đây là cách giảm axit trong dạ dày rất hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng và thành công. Niêm mạc đường tiêu hóa của bạn sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất.

Gừng giảm axit dạ dày

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong cuộc sống, bên cạnh đó còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Ít ai biết rằng gừng là cách giảm axit trong dạ dày hiệu quả.

Gừng tươi có khả năng kháng viêm tốt, giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua và buồn nôn. Làm thế nào để giảm axit trong dạ dày bằng gừng? Rất đơn giản, bạn có thể dùng 3 – 4 lát gừng trong bữa ăn mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày. Cách khác, pha gừng với nước nóng, thêm chút mật ong để lấy nước uống cũng rất hiệu quả.

Chữa đau dạ dày bằng cây Dạ cẩm

Làm sao để giảm axit trong dạ dày nhanh chóng? Không nên bỏ qua Dạ cẩm, “thần dược” trong điều trị đau dạ dày. Dạ cẩm là loại thảo dược quý có vị ngọt đắng, tính bình, có khả năng giảm đau và chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó giúp làm giảm nồng độ H+, cải thiện bệnh lý đường tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị cây dạ cẩm tươi, rửa sạch và phơi khô.
  • Sử dụng 40g dạ cẩm sắc cùng với khoảng nửa lít nước, chia đều 3 lần uống trước bữa ăn.

Với cách giảm axit trong dạ dày này, sau khoảng 10 ngày sử dụng sẽ thấy bệnh tiến triển. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 – 2 tháng để chữa dứt điểm.

Cách làm giảm acid trong dạ dày với chè dây

Chè dây là thảo dược dân gian đã được dùng để điều trị đau dạ dày từ rất lâu đời. Theo Đông y, chè dây có vị ngọt, tính mát, vừa chữa bệnh đường tiêu hóa tốt, vừa chữa mất ngủ hiệu quả nhờ tác dụng an thần.

Chè dây là cây thuốc quý có các hoạt chất giảm tiết axit dạ dày rất tốt

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, tanin và flavonoid trong chè dây có tác dụng giảm nhanh axit dịch vị dư thừa, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và chữa chứng trào ngược. Ngoài ra, chè dây còn điều trị các bệnh hô hấp như viêm amidan, viêm phế quản, nhiễm khuẩn đường ruột….

Cách giảm axit trong dạ dày theo Đông Y

Các bài thuốc trong Đông Y chữa đau dạ dày sử dụng những thảo dược vô cùng lành tính và hiệu quả, khắc phục những nhược điểm của thuốc Tây. Tuy nhiên, với cách làm giảm axit trong dạ dày này, thời gian chữa bệnh sẽ kéo dài do dược liệu tác dụng từ từ và điều trị từ nguyên nhân. Do vậy, người bệnh phải kiên trì sử dụng những bài thuốc cổ phương đều đặn mới có hiệu quả.

Một số bài thuốc Đông Y giúp bạn giảm nhanh axit dạ dày như sau:

TOP 1: Nhất Nam Bình Vị Khang – Giải pháp làm giảm axit dạ dày AN TOÀN, chấm dứt ợ hơi, nóng rát

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc giúp cân bằng axit dạ dày, được phát triển dựa theo công thức “mật truyền” chữa chứng vị quản thống [bệnh dạ dày] của Vua Tự Đức. Bài thuốc này đã trải qua quy trình KIỂM CHỨNG KHOA HỌC nghiêm ngặt bởi Viện Nghiên cứu TradiMec. 

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy Nhất Nam Bình Vị Khang có độ LÀNH TÍNH HIỆU QUẢ CAO trên thực tế khi giúp 39.000+ bệnh nhân thoát bệnh dạ dày chỉ từ 2 – 3 tháng. Trong số đó, 97.6% trường hợp hài lòng với kết quả trị liệu và để lại phản hồi tích cực về bài thuốc:

CLICK NGAY: Cán bộ hưu trí thoát hẳn trào ngược dạ dày sau 7 năm nhờ Nhất Nam Bình Vị Khang

Đánh giá chân thực về bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang
Phản hồi tích cực từ bệnh nhân về bài thuốc

Chị Phương Hồng [TP.HCM] dạ dày tiết nhiều dịch vị axit khiến chị mắc bệnh trào ngược dạ dày sau khi sinh. Qua 2 tháng sử dụng thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang theo liệu trình kê đơn của bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện, các triệu chứng: Buồn nôn, ợ hơi, mệt mỏi, đau rát thượng vị… của chị đã DỨT hẳn. Chị Hồng VUI MỪNG chia sẻ:

 “Sau 2 tháng sử dụng bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang, các triệu chứng bệnh của tôi hầu như không còn xuất hiện nữa. Mặt khác, tôi ăn uống ngon miệng, sữa về nhiều hơn. Điểm mà tôi thích nhất là bài thuốc này không có tác dụng phụ như thuốc Tây y nên không phải lo lắng sữa mình ảnh hưởng.”

VIDEO CHỊ PHƯƠNG HỒNG CHIA SẺ VỀ BÀI THUỐC

Ngoài bệnh nhân thì báo chí cũng dành những lời khen ngợi cho bài thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày Nhất Nam Bình Vị Khang. Minh chứng cụ thể là từ khi ứng dụng, bài thuốc liên tục được “nhắc tên” trên các mặt báo uy tín như: VTC News, báo Gia đình, báo Dân trí…

XEM NGAY: Báo Gia đình ĐÁNH GIÁ CAO bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang

Bài thuốc nổi “bần bật” trên các mặt báo uy tín

Nhất Nam Bình Vị Khang có được sự công nhận của báo chí và bệnh nhân như vậy xuất phát từ những lợi ích tuyệt vời mà bài thuốc mang lại như sau:

  • Trung hòa axit dịch vị ở dạ dày, cân bằng hệ tiêu hóa giúp người bệnh CHẶN ĐỨNG các triệu chứng như: Ợ hơi, buồn nôn, đau rát thượng vị,… rõ rệt sau 1 liệu trình. Công năng này được phát huy nhờ sử dụng 30+ vị THƯỢNG DƯỢC như: Bán hạ, Ô tặc cốt, Hương Phụ,  Bạch truật, Chè dây….
  • Làm lành tổn thương niêm mạc, cân bằng độ pH trong dạ dày, nâng cao miễn dịch tiêu hóa giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe nhờ hoạt chất KHÁNG SINH TỰ NHIÊN có trong một số thành phần thuốc như: Hoài sơn, Chè dây, Sài hồ bắc, Khôi tía, Sơn tra….
  • Không kích thích dạ dày, không gây tác dụng phụ như kháng sinh thông thường nhờ nguồn dược liệu SẠCH, không hóa chất độc hại, đã được Sở y tế Hà Nội kiểm nghiệm dược chất.
Nhất Nam Bình Vị Khang “vượt qua” vòng kiểm nghiệm của Sở y tế Hà Nội
  • Điều trị CHUYÊN SÂU – TẬN GỐC tình trạng dư thừa axit dạ dày nhờ áp dụng cơ chế HƯ BỔ THỰC TẢ: Cơ chế này tác động sâu vào lục phủ ngũ tạng, tạo ra 3 TÁC ĐỘNG để giảm axit dịch vị an toàn – hiệu quả: Làm ấm dạ dày, trung hòa dịch vị – Bổ khí huyết, duy trì ổn định chức năng dạ dày – Tăng cường đề kháng dạ dày, duy trì hoạt động tỳ vị.
  • Sức khỏe của người bệnh hồi phục nhanh chóng, cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất, cải thiện giấc ngủ rõ rệt hơn nhờ phác đồ “Đối chứng lập phương”. Bác sĩ sẽ gia giảm lượng thuốc phù hợp với tình trạng của từng người để rút ngắn thời gian điều trị, tăng khả năng hấp thu cho bệnh nhân.
  • Nâng cao hiệu quả điều trị nhờ sự kết hợp hoàn hảo của 3 bài thuốc nhỏ do chính các chuyên gia giàu kinh nghiệm kê đơn: Nhất Nam Bình Vị Hoàn, Cao Nhất Nam Bình Vị và Nhất Nam Giải Độc.
Công thức 3 trong 1 “đánh tan” mọi bệnh dạ dày
  • Thuốc được hỗ trợ bào chế dưới dạng viên hoàn và dạng cao cô đặc tiện lợi, dễ dàng sử dụng cho những bệnh nhân bận rộn: Điều này giúp cho người bệnh có thể mang đi mọi lúc, mọi nơi mà không mất nhiều thời gian đun sắc cầu kỳ.

XEM NGAY:Chuyên gia và “người trong cuộc” nhận xét gì về bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang?

Nếu bệnh dạ dày khiến bạn “mất ăn – mất ngủ”, hãy liên hệ ngay chuyên gia để sớm “dứt bệnh”, tìm lại niềm vui trong cuộc sống:

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Bán hạ nam, Chỉ xác, Phòng sâm, Trần bì, Hoài sơn, Cam thảo, Cát căn, Ngưu tất.
  • Tất cả đem rửa sạch và cho vào ấm, thêm nước sấp ngang mặt dược liệu và để khoảng 10 phút.
  • Thêm tiếp nước vừa đủ 3 bát, sắc đến khi còn 1 bát.
  • Đun tiếp lần 2 và trộn đều dịch thuốc thu được của 2 lần lại với nhau, chia uống trong ngày.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: Rễ rau má, Mã đề, Râu ngô, Bán hạ nam, Bạch truật, Cam thảo, Đương quy.
  • Cách đun thuốc tương tự như ở bài thuốc 1, uống ngày 3 lần sau ăn.

Bài thuốc 4:

  • Nguyên liệu: Trần bì, Thược dược, Chi tử, Trạch tả, Bối mẫu.
  • Đem dược liệu sắc thành nước uống như các lần trên và uống hết trong ngày.

Những cách giảm axit trong dạ dày bằng Đông Y có ưu điểm là điều trị bệnh tận gốc, ít tác dụng phụ và rất an toàn cho người sử dụng. Bạn nên thăm khám ở những thầy thuốc uy tín và có kinh nghiệm lâu năm.

Lưu ý khi giảm axit dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dư axit dịch vị, trong đó chế độ ăn uống và sinh hoạt chiếm phần lớn. Để quá trình thực hiện các cách giảm axit dạ dày có hiệu quả triệt để, cần chú ý:

Tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt có tác dụng giảm axit dạ dày:

Ăn gì để giảm axit trong dạ dày?
  • Chuối: Trong chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin và một số thành phần có khả năng trung hòa axit dư trong đường tiêu hóa.
  • Thực phẩm thô: Sử dụng thực phẩm thô thay cho các sản phẩm đã qua tinh chế là giải pháp hữu hiệu cho những người đau bao tử. Ví dụ như gạo lứt, bắp, đậu, mè, hạt điều… có nhiều dưỡng chất nhóm B hỗ trợ tối ưu cho việc chuyển hóa thức ăn.
  • Táo: Vỏ ngoài của táo chứa pectin có tác dụng thúc đẩy hoạt động dạ dày và đường ruột, bôi trơn đường tiêu hóa, ức chế nguyên nhân gây đau dạ dày.
  • Nước dừa: Đây là cách giảm axit trong dạ dày hiệu quả. Uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột, bổ sung chất khoáng tốt cho cơ thể.

Đồng thời, bạn cũng cần tránh các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày:

  • Đồ cay nóng: Người đau dạ dày tuyệt đối không ăn thực phẩm hay các gia vị có tính cay nóng như ớt, tiêu vì chúng sẽ kích thích niêm mạc, làm nặng thêm các vết loét.
  • Chất béo: Các chất béo khiến hệ tiêu hóa vận động nhiều hơn, lâu hơn gây ra sự mệt mỏi và tiêu chảy.
  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá… là tác nhân gây bệnh đau dạ dày và làm nặng thêm tình trạng bệnh. Vì thế cần loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn uống nếu muốn khỏi bệnh.
  • Thức ăn lên men và đồ chua: Các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối và các trái cây chua như chanh, khế, xoài xanh… làm tăng tiết axit trong dạ dày. Do đó bệnh lý sẽ càng nặng thêm nếu bạn không tránh xa chúng.

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để không làm tăng nồng độ axit dạ dày:

  • Không nên để cơ thể căng thẳng và stress vì đây là một trong những nguyên nhân gây đau bao tử.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp cho dạ dày được nghỉ ngơi, không nên ăn tối thiểu 3 tiếng trước khi ngủ.
  • Chia nhỏ các bữa ăn và nhai kỹ trước khi nuốt để thức ăn được nghiền nát trước khi xuống dạ dày, giảm áp lực cho dạ dày.

Bài viết trên đây chỉ ra các cách giảm axit trong dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên tùy theo cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh của từng người mà phù hợp với các cách khác nhau. Do vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

THÔNG TIN THAM KHẢO

Chủ Đề