Cách gọi bố mẹ thân mật

Cách xưng hô thân mật

Cách xưng hô này thích hợp với các mối quan hệ thông thường và gần gũi
Tên [bạn bè, học sinh, sinh viên, trẻ em]

  • Miss/Mr + tên [sometimes used by dance or music teachers or childcare workers]

Cách xưng hô hàm chứa tình cảm

Khi gọi người yêu, bạn thân, thành viên trong gia đình hoặc trẻ em [thường là những người nhỏ tuổi hơn], người ta thường dùng các thuật ngữ biểu lộ tình cảm, tên con vật cưng ….như:

  • Honey [gọi đứa trẻ, người yêu, hoặc người ít tuổi hơn]

  • Babe or Baby [với người yêu]

  • Pal [đây là từ mà ông thường dùng để gọi cháu, cha thường dùng để gọi con]

  • Buddy or Bud [mang tính thân mật, suồng sã, dùng giữa bạn bè với nhau, người lớn với trẻ em; đôi khi mang nghĩa tiêu cực]

Một số câu hỏi thường gặp:

Tôi nên gọi cô giáo, phụ huynh của bạn hoặc mẹ của bạn trai như thế nào?
Cách xưng hô có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác và địa vị. Nếu không chắc chắn thì bạn hãy dùng cách trang trọng. Nếu như cách xưng hô của bạn là quá trang trọng thì người đó sẽ bảo bạn cách xưng hô khác, như gọi bằng tên chẳng hạn.

Tôi nên gọi thầy/cô giáo của mình như thế nào?

Lúc đầu, hãy xưng hô một cách trang trọng. Thầy/ cô giáo của bạn, qua phần giới thiệu, có thể sẽ nói cho bạn cách xưng hô thích hợp nhất. Nếu không, hãy cứ gọi một cách trang trọng cho tới khi họ bảo. Không nên sử dụng những từ chung chung như “teacher”, bởi cách gọi này nghe có vẻ như là bạn không biết tên thầy cô mình. [ bạn cũng không muốn bị gọi là “Student” đúng không?]. Thậm chí nếu bạn có giáo viên dạy thay, hãy gọi bằng tên cụ thể.

Tôi nên gọi bạn học của mình như thế nào?

Phụ thuộc vào tuổi tác. Trong hầu hết các lớp học, học sinh, sinh viên thường gọi nhau bằng tên. Trong lớp có thể có một số người hơn tuổi. Để bày tỏ sự tôn trọng, hãy gọi những người này bằng họ [ trừ phi họ đề nghị bạn gọi họ bằng tên]

Tôi nên gọi giáo viên của con như thế nào?

Hãy gọi họ bằng Mr hoặc Mrs: hãy gọi theo cách xưng hô của con bạn với giáo viên. Họ có thể sẽ yêu cầu bạn gọi họ bằng tên khi không có sự hiện diện của con bạn ở đó

Tôi nên xưng hô như thế nào với những người trên mạng?

Phụ thuộc vào từng tình huống. Trên các mạng xã hội, bạn có thể gọi tên với giáo viên hoặc quản trị viên. Trong email, hãy xưng hô một cách trang trọng trong lần đầu tiên liên lạc. Nếu trong thư trả lời, họ ký bằng tên thì khi viết email lần sau bạn có thể xưng hô bằng tên với họ được.

Tôi nên gọi người quản lý ở trường học ra sao?.

Bạn nên xưng hô trang trọng cho tới khi người đó yêu cầu bạn điều khác

Tôi nên xưng hô với người hàng xóm như thế nào?

Phụ thuộc vào tuổi tác. Những người hàng xóm thường gọi nhau bằng tên, mặc dù nó còn phụ thuộc vào từng người và tuổi tác của họ. Hãy tự giới thiệu bản thân, dùng tên của mình và xem cách người khác tự giới thiệu như thế nào. Nếu người hàng xóm lớn tuổi hơn bạn, trong lần gặp thứ hai, bạn cũng có thể hỏi câu: "Is it okay if I call you [ tên của người đó]?"

Tôi nên gọi đồng nghiệp như thế nào?

Phụ thuộc vào từng lĩnh vực. Trong nhiều ngành, người ta sử dụng tên. Nếu bạn là nhân viên mới thì những người khác sẽ tự giới thiệu bản thân họ với bạn.

Với cấp trên, tôi nên xưng hô ra sao?

Ngôn ngữ trang trọng. Thậm chí nếu họ gọi bạn bằng tên thì bạn cũng nên gọi họ là Mr hoặc Mrs/Ms + họ cho đến khi họ yêu cầu bạn gọi khác đi.

Gọi người lái xe buýt như thế nào?

Hãy gọi một cách trang trọng. Bạn hãy bắt đầu bằng Sir hoặc Madam/Ma’am. Lưu ý không nói: “Excuse me “bus driver”.” vì đó là nghề nghiệp của họ chứ không phải chức danh.

Tôi nên gọi bố/mẹ của bạn bè như thế nào?

Trang trọng. Những người ít tuổi hơn nên gọi Mr hoặc Mrs/Ms + họ. Nếu bạn của bạn nói bạn có thể gọi cha mẹ họ bằng tên, thì bạn vẫn cứ nên hỏi người lớn câu “Is it okay if I call you [tên]?”. Nếu hai bạn đều trưởng thành rồi thì vẫn có thể gọi bằng tên được [first name]

Tôi nên xưng hô như thế nào với những người bồi bàn, hoặc chiêu đãi viên hàng không?

Trang trọng, hoặc dùng tên. Hãy gọi Sir hoặc Madam/Ma’am nếu bạn không biết tên của họ. Tuyệt đối không dùng “Hey waiter!" or "Hey waitress!” vì cách này bị coi là thiếu lịch sự và có thể bạn sẽ không nhận được sự phục vụ thân thiện. Nếu là khách hàng thường xuyên, hãy xây dựng mối quan hệ với nhân viên, và bạn có thể gọi tên của họ.

Tôi có thể gọi những nhân viên chăm sóc khách hàng như thế nào?

Hãy xem biển tên của họ. Một số người thường đeo biển tên. Nếu trên đó ghi: "Hi, my name is Danny." Thì bạn hoàn toàn có thể gọi người đó bằng tên: "Thank you, Danny" hoặc "Danny, could you help me find the hamburgers?". Nếu không có biển tên hãy gọi họ là Sir hoặc Ma'am.

Page 2

Viết là một trong những kỹ năng ngôn ngữ tương đối khó với người học tiếng Anh. Tuy nhiên, việc luyện viết sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

1. Nói ra, sau đó viết lại - Bắt đầu bằng việc nói ra suy nghĩ trong đầu của bạn - Lắng nghe ý tưởng của bạn

- Bây giờ sẽ dễ dàng hơn để viết ra

2. Sử dụng những từ ngữ phổ biến Dùng những từ mà hầu hết mọi người đều biết và hiểu nghĩa. Ví dụ: - Từ lạ: It was a blistering day.

- Từ quen thuộc: It was a hot day.

3. Dùng câu ngắn Viết ngắn, đơn giản và đi thẳng vào vấn đề Ví dụ: - Dài: My advice to you is always to remember to take an umbrella; you never know when it might rain.

- Ngắn: Don't forget to take an umbrella.

4. Dùng câu rõ ràng
Nếu bạn có nhiều ý muốn diễn đạt thì hãy chia thành những câu ngắn. Chia ý thành những câu văn ngắn giúp cho câu văn rõ nghĩa hơn và người đọc sẽ cảm thấy dể hiểu hơn.

Ví dụ: - Không rõ: The school year has just started and I am so excited, my teacher is really nice, I bought all my books, and I even made some great new friends.

- Rõ: I am so excited about school this year. I like my teacher. I bought all my books. The kids in my class are nice, I have made new friends.

5. Đọc lại bài viết Hãy đọc lại bài viết của mình, và trả lời những câu hỏi sau đây. Nếu tất cả câu trả lời đều là "Yes" thì nghĩa là bài viết của bạn đã đạt yêu cầu rồi đấy! - Bài viết đã rõ ràng chưa? - Tất cả các ý cần diễn đạt đã diễn đạt được chưa? - Bạn có cảm thấy hài lòng với những gì mình đang đọc không? [hãy nhớ là bạn đã viết nó đấy nhé!]

- Đừng ngại xóa đi và làm lại.

6. Sử dụng ít từ ngữ - Sau khi đã hoàn thành, hãy xóa khoảng 20% số từ không cần thiết hoặc không quan trọng trong bài.

- Chìa khóa: "less is more!"

7. Vứt bỏ đi những thứ không cần thiết!
Đúng vậy! Hãy vứt bỏ, xóa những thứ không cần thiết đi.

Thông thường, khi tập nói, trẻ con sẽ gọi “mẹ” trước rồi sau đó mới bi bô gọi “bố”. Như một lẽ tự nhiên, mối gắn kết ấy đã được hình thành từ lúc đứa bé còn trong bụng mẹ và nó đã ăn sâu vào tâm khảm chúng về những cảm xúc thiên về mẹ hơn về bố. Không chỉ từ “mẹ” mới có nhiều cách gọi, mà từ “bố” trong từ điển tiếng Việt cũng có vô số cách gọi khác nhau.

Trong cuốn Đất lề quê thói [1968], tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu viết trong chương Gia tộc rằng: “Những danh xưng bố mẹ, cha mẹ đã có từ ngàn xưa”. Trên thực tế, cách gọi “bố” là một biến âm từ từ “bô”. Từ “bô” có nguồn gốc từ từ “父” với phiên âm địa phương là “pē”, phiên âm chính thống là “Fù”, tương ứng với “Phụ”. Đây được xem là một trong những từ đầu tiên dân ta dùng để gọi người đàn ông có công sinh thành.

Từ “bô” được xem là một trong những từ đầu tiên dân ta dùng để gọi người đàn ông có công sinh thành. [Ảnh Internet]

Ngoài “bố” biến âm của từ “bô” còn có “bọ” [Quảng Bình]. Ở miền Bắc, còn có từ “bõ” chỉ người đầy tớ già nuôi mình từ nhỏ thân thiết như cha mẹ. Còn người miền Nam lại gọi “vú bõ” với cha mẹ đỡ đầu trong Công giáo.

Khi xưa, con nhà có học, thi đỗ, làm quan hết thảy đều gọi cha bằng “thầy”. Ở đây muốn nhấn mạnh không chỉ có công sinh thành mà người đàn ông ấy còn có công dạy dỗ. Chữ “thầy” ấy cũng giống như chữ “nghiêm quân” trong Hán văn. Hoặc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra Bắc, dù là con nhà ít học, dân dã, cũng gọi “bố” là “thầy”.

Các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra Bắc, dù là con nhà ít học, dân dã, cũng gọi “bố” là “thầy”. [Ảnh Internet]

Có một thời, người miền Bắc dùng hai chữ “cậu mợ” gọi cha mẹ như một cái mốt thời thượng thay vì gọi là “thầy u”, “thầy đẻ”… bị chế giễu là quê mùa, lạc hậu.

Đối với người miền Nam, người ta thường gọi “bố” là “tía”, “cha”. Đây là hai từ biến âm từ tiếng Trung  “爹” [với phiên âm là “Diē”] và được dùng quen thuộc trong cách xưng hô của con cái như là “cha mẹ”, “tía má”.

Dù là cách gọi nào thì hình ảnh người bố luôn thật vĩ đại trong lòng các con. [Ảnh Internet]

Đặc biệt, vì bản thân từ “Phụ” ít khi xuất hiện trong tiếng thuần Việt nên ít khi người ta dùng từ "phụ thân" để gọi bố. Mặc dù, ở thời xưa "mẫu thân" là cách gọi trang trọng trong văn chương dành cho người phụ nữ có công sinh thành.

Khi đã có tuổi, hoặc lên chức “ông bà”, bố mẹ thường được các con xưng hô thành “ông – con”, và khi giao tiếp với người thứ ba, con cái gọi bố là “ông cụ”, “ông bố”…

Trên đây chỉ nêu ra những cách gọi điển hình, trong các sách còn ghi chép và định nghĩa rất nhiều cách gọi khác nhau dành để xưng hô với bố mẹ.

Video liên quan

Chủ Đề