Cách hạch toán chi phí khi hóa đơn chưa về

Trong quá trình mua hàng tại doanh nghiệp sẽ phát sinh nhiều tình huống khác nhau, trong đó có trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau. Vậy hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chứng từ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Trên thực tế, không phải bao giờ hóa đơn và hàng hóa cũng về cùng một lúc, doanh nghiệp có thể gặp các trường hợp như: Hóa đơn về trước hàng về sau; Hàng về trước hóa đơn về sau

Trường hợp hóa đơn về sau hàng hóa phổ biến hơn cả. Vì chưa có hóa đơn, kế toán chưa thể ghi nhận một cách chắc chắn cả về mặt số lượng và giá trị của hàng hóa, mặc dù đã kiểm kê và so sánh với hợp đồng mua hàng trước đó.

Khi đó để đảm bảo công tác kế toán phản ánh trung thực và phù hợp với thực tế phát sinh thì kế toán sẽ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau dựa trên căn cứ là các chứng từ sau đây: Hợp đồng/Thoả thuận với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ chuyển tiền,…

Trong hợp đồng phải ghi rõ: Thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hoá đơn, chứng từ cho hàng đi đường [bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất Hoá đơn GTGT].  

Cần đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê, tạo phiếu nhập kho

Nếu có đầy đủ các chứng từ hợp lệ, bên mua không bị xử phạt vì hàng về trước hóa đơn về sau. Tuy nhiên, bên bán có thể sẽ bị xử phạt xuất hóa đơn muộn [thời điểm xuất hóa đơn đáng lẽ phải là khi chuyển giao xong quyền sở hữu hàng hóa].

Hướng dẫn hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Khi hàng về nhập kho

Trong trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau, kế toán vẫn làm thủ tục nhập kho hàng hóa bình thường nhưng chưa hạch toán và kê khai thuế. Khi nhận được hóa đơn GTGT, kế toán sẽ hạch toán bổ sung sau.

Khi hàng hóa về, thủ kho, kế toán cần đối chiếu hàng hóa với hợp đồng mua hàng. Sau đó tiến hành kiểm kê và làm phiếu nhập kho. Căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán hạch toán vào sổ theo giá tạm tính chưa có thuế

Nợ TK 152 [153, 156]: Số lượng nhập x Đơn giá tạm tính

Có TK 111 [112, 331…]: Số lượng nhập x Đơn giá tạm tính

Khi hóa đơn về

Do khi nhập kho, kế toán hạch toán theo giá tạm tính nên khi hóa đơn về, cần có sự so sánh giữa giá tạm tính và giá trên hóa đơn. Căn cứ vào hóa đơn đã được nhận, tiến hành hạch toán theo từng trường hợp như sau:

a] Nếu giá mua trên hóa đơn = Giá tạm tính

Trường hợp này kế toán chỉ cần hạch toán phần thuế GTGT tương ứng với nguyên giá đơn hàng.

Nợ TK 133: Theo số tiền thuế trên hóa đơn

Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

b] Nếu giá mua trên hóa đơn > Giá tạm tính

Trường hợp này kế toán cần hạch toán phần thuế GTGT tương ứng với nguyên giá đơn hàng. Đồng thời điều chỉnh tăng giá nhập kho để phù hợp với thực tế.

– Phản ánh thuế

Nợ TK 133: Theo số tiền thuế trên hóa đơn

Có TK 111,112, 331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

– Điều chỉnh tăng giá nhập kho:

Nợ TK 152, 156: Số lượng x [Giá mua – Giá tạm tính]

Có TK 111,112, 331: Số lượng mua x [Giá mua – Giá tạm tính]

c] Nếu giá mua trên hóa đơn < Giá tạm tính

Trường hợp này kế toán cần hạch toán phần thuế GTGT tương ứng với nguyên giá đơn hàng. Đồng thời điều chỉnh giảm giá nhập kho để phù hợp với thực tế.

– Phản ánh thuế:

Nợ TK 133: Theo số tiền thuế trên hóa đơn

Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

– Điều chỉnh giảm giá nhập kho:

Nợ TK 111,112, 331: Số lượng x [Giá tạm tính – Giá mua]

Có TK 152, 156: Số lượng x [Giá tạm tính – Giá mua]

Lưu ý: Vì hợp đồng kinh tế đã được thỏa thuận và thống nhất từ trước nên trường hợp chênh lệch giữa giá tạm tính và giá trên hóa đơn sẽ ít khi xảy ra

Các bút toán hạch toán cũng hoàn toàn tương tự với trường hợp mua dịch vụ bên ngoài, hạch toán chi phí trước hóa đơn về sau.

Xem thêm: Xử lý nhanh tình huống mất hóa đơn đầu vào cho kế toán

Nắm chắc các nghiệp vụ trên, kế toán có thể hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau dễ dàng trên các phần mềm như misa, fast…

Ví dụ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Ngày 17/01/N, Đơn vị mua hàng của Công ty ABC, chưa thanh toán tiền hàng

Mua hàng hóa A, Số lượng: 05 Cái, đơn giá: 5.000.000, Thuế GTGT 10%. 

Công ty nhận được Biên bản bàn giao, phiếu xuất kho bên bán nhưng chưa nhận hóa đơn do chưa thanh toán tiền hàng.

Ngày 20/01/N, Công ty ABC chuyển hoá đơn cho đơn vị và yêu cầu đơn vị thanh toán tiền. Ngay trong ngày đơn vị thực hiện chuyển khoản cho Công ty ABC và đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng.

Kế toán sẽ hạch toán như sau:

– Khi hàng hóa về nhập kho:

Nợ TK 156: 25.000.000

Có TK 331: 25.000.000

– Khi nhận được hóa đơn:

Nợ TK 133: 2.500.000

Có TK 331: 2.500.000

– Đồng thời thanh toán tiền hàng cho người bán:

Nợ TK 331: 25.000.000

Có TK 112: 25.000.000

Hi vọng qua bài viết này, kế toán đã bỏ túi một kinh nghiệm hạch toán hay để áp dụng trong thực tiễn

Bên mình phát sinh chi phí quảng cáo tháng 3,4,5,6 nhưng đến tháng 7 mới có hóa đơn, vậy sẽ hạch toán như thế nào , các bạn giúp mình nhé

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Bên mình phát sinh chi phí quảng cáo tháng 3,4,5,6 nhưng đến tháng 7 mới có hóa đơn, vậy sẽ hạch toán như thế nào , các bạn giúp mình nhé

+ Khi ch­ưa có hóa đơn bạn có thể hạch toán Nợ TK 641 Có TK 335 + Khi có hóa đơn Nợ TK 335 Nợ TK 133 Có TK 111,112 Trong trường hợp này bạn tập hợp chi phí quảng cáo hàng tháng vào TK 335 nhé!

Thân chào!

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

MÌnh tưởng TK 335 chỉ phản ánh các khoản chi phí chưa phát sinh, dược trích trước vào chi phí, còn chi phí quảng cáo của mình là đã phát sinh rồi, đến tháng sau mới có hóa đơn chứ.

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

MÌnh tưởng TK 335 chỉ phản ánh các khoản chi phí chưa phát sinh, dược trích trước vào chi phí, còn chi phí quảng cáo của mình là đã phát sinh rồi, đến tháng sau mới có hóa đơn chứ.

Em xem lại kết cấu của TK 335 nhé

TÀI KHOẢN 335 CHI PHÍ PHẢI TRẢ Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này. Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau: 1. Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép. 2. Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo. 3. Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.

4. Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau [Khi trái phiếu đáo hạn

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Mình

với Dragon. Và mình vẫn sử dụng TK 335 để phản ánh các chi phí đã phát sinh nhưng vẫn chưa lấy được hóa đơn vì lý do nào đó bạn ạ.

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn TK 335 thuộc loại CP phải trả, bao gồm các loại CP sau: 1. Trích trước CP tiền lương phải trả cho công nhân SX trong thời gian nghỉ phép 2. CP sửa chữa lớn những TSCD đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ 3. CP trong thời gian DN ngừng SX theo mùa vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng SX. 4. Trích trước CP lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau. Như vậy TK 335 thuộc loại CP có thể dự trù, tính trước được, trong đó không bao gồm CP quảng cáo đâu bạn nhé. Theo huyenphan, khi bạn chi tiền để trả tiền quảng cáo mà chưa nhận được Hóa đơn thì bạn cứ định khoản bình thường, như: Nợ 641 Có 111, 112

Đến khi nhận được Hóa đơn thì lại ghi bổ sung, tùy theo số tiền trong Hóa đơn mà bạn điều chỉnh cho hợp lý. Vậy thôi

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

+ Khi ch­ưa có hóa đơn bạn có thể hạch toán Nợ TK 641 Có TK 335 + Khi có hóa đơn Nợ TK 335 Nợ TK 133 Có TK 111,112 Trong trường hợp này bạn tập hợp chi phí quảng cáo hàng tháng vào TK 335 nhé!

Thân chào!

Rồng này, nếu khoản phí này được thanh toán khi phát sinh [trước khi có HĐ] thì đâu thể định khoản như pác được.

Theo Gold thì 335:Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.. Đây là tài khoản dùng để trích trước mà.

Theo mình: - Khi phát sinh chi phí, hạch toán: N3312/C111,112 - Hoá đơn về:

N641,133/C3311

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Rồng này, nếu khoản phí này được thanh toán khi phát sinh [trước khi có HĐ] thì đâu thể định khoản như pác được.
Theo Gold thì 335:Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.. Đây là tài khoản dùng để trích trước mà. Theo mình: - Khi phát sinh chi phí, hạch toán: N3312/C111,112 - Hoá đơn về:

N642,133/C3311


Vậy hàng tháng Lơ hạch toán vào chi phí của DN khoản trên như thê nào? Việc sử dụng TK 335 ở đây nhằm tập hợp và theo dõi chi phí ta coi nó như 1 khoản trích trước hàng tháng mà thôi. Nếu hạch toán như Lơ thì đợi khi nào có HĐ hạch toán luôn 1 thể chứ hàng tháng hạch toán thế làm gì cho khổ

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Vậy hàng tháng Lơ hạch toán vào chi phí của DN khoản trên như thê nào? Việc sử dụng TK 335 ở đây nhằm tập hợp và theo dõi chi phí ta coi nó như 1 khoản trích trước hàng tháng mà thôi. Nếu hạch toán như Lơ thì đợi khi nào có HĐ hạch toán luôn 1 thể chứ hàng tháng hạch toán thế làm gì cho khổ

Thế khoản chi phí đã trả vào tháng 3,4,5,6 Rồng sẽ đợi đến tháng 7 có HĐ mới hạch toán à?

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

TK 335 thuộc loại CP phải trả, bao gồm các loại CP sau: 1. Trích trước CP tiền lương phải trả cho công nhân SX trong thời gian nghỉ phép 2. CP sửa chữa lớn những TSCD đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ 3. CP trong thời gian DN ngừng SX theo mùa vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng SX. 4. Trích trước CP lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau. Như vậy TK 335 thuộc loại CP có thể dự trù, tính trước được, trong đó không bao gồm CP quảng cáo đâu bạn nhé. Theo huyenphan, khi bạn chi tiền để trả tiền quảng cáo mà chưa nhận được Hóa đơn thì bạn cứ định khoản bình thường, như: Nợ 641 Có 111, 112

Đến khi nhận được Hóa đơn thì lại ghi bổ sung, tùy theo số tiền trong Hóa đơn mà bạn điều chỉnh cho hợp lý. Vậy thôi


Vây nếu hàng tháng mà không trả tiền thì mình làm như thế nào đây bạn ,?

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Rồng này, nếu khoản phí này được thanh toán khi phát sinh [trước khi có HĐ] thì đâu thể định khoản như pác được.
Theo Gold thì 335:Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.. Đây là tài khoản dùng để trích trước mà. Theo mình: - Khi phát sinh chi phí, hạch toán: N3312/C111,112 - Hoá đơn về:

N641,133/C3311


Mình đồng ý với cách xử lý của suploxuhao, làm kế toán thì nên chọn cách giải quyết vấn đề đơn giản, không nên trình bày 1 cách phức tạp quá.

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Thế khoản chi phí đã trả vào tháng 3,4,5,6 Rồng sẽ đợi đến tháng 7 có HĐ mới hạch toán à?


Chư có HĐ mà đã trả gì nữa đây bạn, nếu có hợp đồng quảng cáo thì trường hợp này tương tự như trường hạch toán tiền thuê nhà nhé bạn.

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Rồng này, nếu khoản phí này được thanh toán khi phát sinh [trước khi có HĐ] thì đâu thể định khoản như pác được.
Theo Gold thì 335:Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.. Đây là tài khoản dùng để trích trước mà. Theo mình: - Khi phát sinh chi phí, hạch toán: N3312/C111,112 - Hoá đơn về:

N641,133/C3311


Bên mình phát sinh chi phí quảng cáo tháng 3,4,5,6 nhưng đến tháng 7 mới có hóa đơn, vậy sẽ hạch toán như thế nào , các bạn giúp mình nhé


Phát sinh chi phí quảng cáo trong tháng 3,4,5,6 đến tháng 7 mới có hóa đơn. Vì chủ Topic chưa nói trả tiền chưa, nên ở đây sẽ có 2 trường hợp : TH1 : Chỉ ghi nhận chi phí, chưa thanh toán tiền từng tháng mà đến tháng 7 có Hóa đơn mới trả tiền 1 lần. TH này làm theo cách của Rồng. TH2: Tháng nào trả tiền tháng đó. Ghi nhận trả tiền trước cho người bán. Đến tháng 7 có HĐ hạch toán vào chi phí. TH này theo cách của suploxuhao.

Thân !!!

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Chư có HĐ mà đã trả gì nữa đây bạn, nếu có hợp đồng quảng cáo thì trường hợp này tương tự như trường hạch toán tiền thuê nhà nhé bạn.


Chưa có HĐ thì đâu có nghĩa là chưa trả tiền. Trường hợp trả tiền trước, hoá đơn sau [ngày trả] cũng bình thường mà.

Lật Đật thì sao, bên bạn có trả tiền trước không?

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Chưa có HĐ thì đâu có nghĩa là chưa trả tiền. Trường hợp trả tiền trước, hoá đơn sau [ngày trả] cũng bình thường mà.
Lật Đật thì sao, bên bạn có trả tiền trước không?


Bạn đọc lại #13 mình phân tích nhé bạn suploxuhao. Bạn nghĩ theo TH là trả tiền trước từng tháng. Còn Rồng nghĩ theo TH đến Tháng 7 có HĐ trả tiền 1 lần.

Thân !!!

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn lúc kí hợp đồng thanh tóan 50% rồi, [nghĩa là từ tháng 3 đã trả 50%, đến tháng 7 có hóa đơn, thanh toán nốt 50% còn lại. -----------------------------------------------------------------------------------------

Rồng này, nếu khoản phí này được thanh toán khi phát sinh [trước khi có HĐ] thì đâu thể định khoản như pác được.
Theo Gold thì 335:Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.. Đây là tài khoản dùng để trích trước mà. Theo mình: - Khi phát sinh chi phí, hạch toán: N3312/C111,112 - Hoá đơn về:

N641,133/C3311


mình cũng hạch toán như bạn nhưng lại thấy không ổn, mình muốn phân bổ chi phí do vào các tháng , vì nếu ghi nhận như thế thì chi phí tháng 7 lại quá nhiều, trong khi các tháng kia lại không có.

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

lúc kí hợp đồng thanh tóan 50% rồi, [nghĩa là từ tháng 3 đã trả 50%, đến tháng 7 có hóa đơn, thanh toán nốt 50% còn lại. -----------------------------------------------------------------------------------------

mình cũng hạch toán như bạn nhưng lại thấy không ổn, mình muốn phân bổ chi phí do vào các tháng , vì nếu ghi nhận như thế thì chi phí tháng 7 lại quá nhiều, trong khi các tháng kia lại không có.

Vậy thì bạn hạch toán: - Khi thanh toán 50%HĐ N3312/C111,112 -Đồng thời hàng tháng: N641/C335 - Khi nhận Hoá đơn, thanh toán 50% còn lại: N335 N133 C3311

C111,112

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Vậy thì bạn hạch toán: - Khi thanh toán 50%HĐ N3312/C111,112 -Đồng thời hàng tháng: N641/C335 - Khi nhận Hoá đơn, thanh toán 50% còn lại: N335 N133 C3311

C111,112


Ack ack, thế ngay từ đầu em cứ theo dõi cho anh qua TK 335 kia có phải đỡ khổ không nhỉ, có hợp đồng rồi cứ thế mà làm.

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

Trời ơi vậy là rơi vào TH3 [50-50]. Kết hợp cả 2 TH của Rồng và suploxuhao.


Hạch toán theo suploxuhao [Vinh] là Ok rồi.

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

MÌnh tưởng TK 335 chỉ phản ánh các khoản chi phí chưa phát sinh, dược trích trước vào chi phí, còn chi phí quảng cáo của mình là đã phát sinh rồi, đến tháng sau mới có hóa đơn chứ.


Chi phí đã phát sinh, chưa trả tiền thì phải hạch toán vào 335, ngược lại chi phí chưa phát sinh mà đã trả tiền thì 142, 242.

Page 2

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

đâu có. TK 335 dùng để hạch toán những chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước và chi phí sản xuất sản xuất, nó gần giống như khoản dự phòng, còn TK 224 phản ánh những chi phí thực tế đã phát sinh, được phân bổ dần cho các kì sau. Cho mình hỏi thêm, chi phí thực tế phát sinh ở đây là như thế nào nhỉ, là thực tế đã phát sinh hay là có hóa đơn nhỉ

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

đâu có. TK 335 dùng để hạch toán những chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước và chi phí sản xuất sản xuất, nó gần giống như khoản dự phòng, còn TK 224 phản ánh những chi phí thực tế đã phát sinh, được phân bổ dần cho các kì sau. Cho mình hỏi thêm, chi phí thực tế phát sinh ở đây là như thế nào nhỉ, là thực tế đã phát sinh hay là có hóa đơn nhỉ


Cái màu đỏ có thể hiểu như thế này :
Bạn thuê đất của 1 Cty trong 10 năm là 1tỷ, nhận Hóa đơn và trả tiền 1 lần thì bạn ghi nhận 1tỷ vào TK 242.

TK 335 : Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.
TK 242 :
[FONT="] Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau [/FONT]

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn Philosopher phân tích TK 335 đúng trong trường hợp như trích trước chi phí sữa chữa lớn. Nhưng tài khoản 335 còn được dùng để ghi nhận "Chi phí phải trả" - tức là chi phí đã phát sinh rồi, nhưng mình chưa có hóa đơn và chưa thanh toán, ví dụ tiền điện thoại trả sau đi, tháng này bạn xài rồi, phát sinh chi phí rồi, nhưng tháng sau bưu điẹn mới gửi bill và bạn mới thanh toán tiền. do đó , tháng phát sinh chi phí bạn phải ghi nhận N phí / C 335. Còn TK 242 bạn phân tích đúng, nhưng không phải là "chi phí thực tế đã phát sinh", khoản đó mình thanh toán trước, còn chi phí thì phát sinh từ từ cho đến hết thời hạn. Do đó mới hàng tháng phân bổ vào chi phí. Ví dụ trường hợp của latdat nhe: - TH1: đã thanh toán tiền QC tháng 3,4,5,6 [giả sử thanh toán luôn tiền VAT] đến tháng 7 có hóa đơn thì hạch toán như sau: + N 142 C tiền Hàng tháng, phân bổ [không tính thuế] + N 641 C 142 Tháng 7, có hóa đơn + N 133 C 142 --> khi đó TK này hết số dư Còn trường hợp đến khi có hóa đơn mới thanh toán tiền Hàng tháng, phân bổ [không tính thuế] + N 641 C 335 Tháng 7, có hóa đơn + N 335 N 133 C 331 hoặc Tiền

Bạn thấy thế nào?

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn

TK 335 đúng trong trường hợp như trích trước chi phí sữa chữa lớn. Nhưng tài khoản 335 còn được dùng để ghi nhận "Chi phí phải trả" - tức là chi phí đã phát sinh rồi, nhưng mình chưa có hóa đơn và chưa thanh toán, ví dụ tiền điện thoại trả sau đi, tháng này bạn xài rồi, phát sinh chi phí rồi, nhưng tháng sau bưu điẹn mới gửi bill và bạn mới thanh toán tiền. do đó , tháng phát sinh chi phí bạn phải ghi nhận N phí / C 335.

Bạn xem lại Nội dung TK 335 nhé.
TK 335 Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:
1. Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép.
2. Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo.
3. Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.
4. Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau [Khi trái phiếu đáo hạn].

Còn TK 242 bạn phân tích đúng, nhưng không phải là "chi phí thực tế đã phát sinh", khoản đó mình thanh toán trước, còn chi phí thì phát sinh từ từ cho đến hết thời hạn. Do đó mới hàng tháng phân bổ vào chi phí.

Lần sau đọc cho kỹ hơn rồi phân tích nhé bạn.
TK 242 :[FONT="] Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau.
[/FONT]Thân !!!

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn 335 dùng để hạch toán các khoản CP thực tế chưa phát sinh nhưng do tính chất CP mà nó được tính trước vào CPSX. Trường hợp của bạn CP đã phát sinh rồi mà chưa có hóa đơn thì theo mình sử dụng TK 331. Hàng tháng hạch toán Có 331/Nợ 641 Khi có hóa đơn thì hạch toán tiền thuế Có 331/Nợ 133

Khi trả tiền thì hạch toán bình thường.

Ðề: hạch toán chi phí trước khi có hóa đơn Bạn lơ nói về TK335 la chính xác đấy bạn dragon. TK 335 thuộc loại CP phải trả, bao gồm các loại CP sau: 1. Trích trước CP tiền lương phải trả cho công nhân SX trong thời gian nghỉ phép 2. CP sửa chữa lớn những TSCD đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ 3. CP trong thời gian DN ngừng SX theo mùa vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng SX. 4. Trích trước CP lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau. Như vậy TK 335 thuộc loại CP có thể dự trù, tính trước được, trong đó không bao gồm CP quảng cáo đâu bạn nhé. Còn về trường hợp phải phân bổ phí quảng cáo từng tháng cho hợp lý khi chưa có HĐ là : Nợ : 142 Có : 331 Cuối tháng phân bổ TK 142 về TK 641: N641/C142 [vì cty không thanh toán đủ cho người bán chưa cấp HĐ] Khi có HĐ : Nợ : 331 Nợ : 133[HĐ chỉ khấu trừ trong 3 tháng] Có : 111

Có gì các bạn góp ý thêm.

Video liên quan

Chủ Đề