Cách kiểm tra bình chữa cháy MT3

Bạn cần thường xuyên kiểm tra định kỳ bình chữa cháy dạng bột theo một kế hoạch đầy đủ đã định sẵn, phải ghi chép lại sau mỗi lần kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, những điều sau đây bạn không nên quên. Trong bài viết dưới đây Bình chữa cháy Thiên Bằng xin giới thiệu bạn đọc thông tin cách kiểm tra bình chữa cháy bột đúng cách và an toàn nhất. Bạn không nên bỏ qua nhé!

♦ Kiểm tra ít nhất 1-3 tháng/lần tùy vào từng loại bình.

    Nếu kim chỉ trên đồng hồ ở dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí đẩy.

    Nếu kim chỉ đồng hồ ở vạch xanh hoặc vàng thì sử dụng bình thường.

Đồng hồ đo áp suất, trực quan nhất của bình bột MFZ

♦ Bình sau khi đã sử dụng phải nạp lại khí và bột tại các địa điểm có đủ điều kiện an toàn nạp sạc.

♦ Trước mỗi lần nạp khí đẩy mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực lại, sau khi đạt tới cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.

♦ Kiểm tra khí đẩy trong bình thông qua đồng hồ áp kế  rồi so sánh với trạng thái ban đầu.

♦ Kiểm tra khối lượng bột chữa cháy bằng cách cân so sánh với khối lượng bột ban đầu.

♦ Kiểm tra vòi, loa phun xem có vấn đề chỗ nào không.

♦ Khi kiểm tra phải đảm bảo bình đang đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định. Vỏ bình không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ, kiểm tra dây loa phun, cò bóp.

♦ Nên có một cuốn sổ ghi lại nhật ký kiểm tra bình mỗi một lần.

Hạn sử dụng với bình bột dạng  MFZ là 3 năm và với bình khí CO2 MT là 5 năm theo điều kiện lý tưởng.

Chi tiết các sản phẩm kèm giá bình chữa cháy

Hướng dẫn cách bảo quản bình chữa cháy bột

Ngoài những kiến thức cách kiểm tra bình chữa cháy bột đinh kỳ bạn cũng cần nhớ cách bảo quan bình chữa cháy bột đúng cách như sau:

– Đặt bình ở vị trí đúng quy định, ở nơi dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện cho việc chữa cháy.

– Đặt bình tại nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc chịu tác động nhiệt bức xạ mạnh và nhiệt độ cao, nhiệt độ môi trường cao nhất không nên vượt quá 50 độ C.

– Nếu để bình ở bên ngoài nhà phải có mái che.

– Bình đã qua sử dụng hoặc hỏng hóc cần để riêng, tránh nhầm lẫn khi chữa cháy. Tốt nhất nên đi thay bình mới hoặc đi nạp lại.

– Trong quá trình bảo quản không để bình gần các thiết bị hay máy móc sinh nhiệt. Lúc di chuyển bình cũng cần tránh va đập mạnh.

Trước khi bạn có ý định sử dụng bình chữa cháy dạng bột cần nhớ những chú ý sau đây:

– Nắm vững những tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

– Khi phun bột nên chọn đứng ở đầu hướng gió [đối với cháy ngoài trời]; đứng gần cửa ra vào [nếu đám cháy trong phòng].

– Khi phun phải đảm bảo đám cháy tắt hẳn mới ngừng phun.

– Đối với các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

Cách Kiểm Tra Bình Chữa Cháy Bột

– Bình đã qua sử dụng rồi cần để riêng tránh nhầm lẫn và lên nạp lại càng sớm càng tốt.

Qua bài viết này bạn đã biết cách kiểm tra bình chữa cháy bột chưa?

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Bình chữa cháy Thiên Bằng chúng tôi.

Nếu ngại, Quý khách vui lòng để lại lời nhắn cùng số điện thoại. Chúng tối sẽ gọi lại ngay khi nhận được tin !

Tổng hợp danh sách địa điểm bán bình chữa cháy uy tín 

Bạn không biết bao lâu nên thay bình cứu hỏa dạng khí? Bạn không biết khi nào nên nạp lại khí CO2 để chữa cháy? Hãy cùng bảo hộ Thiên Bằng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé!

Kiểm tra bình khí chữa cháy có hoạt động bình thường hay không ?

Bảo hộ Thiên Bằng sẽ trả lời cho các bạn tất cả các thắc mắc ở trên!

Kiểm Tra Bình Khí Hoạt Động Bình Thường Hay Không?

Tất cả các loại bình chữa cháy đều có hạn sử dụng nhất định, đối với bình chữa cháy dạng bột MFZ thì có hạn sử dụng lên tới 3 năm kể từ ngày sản xuất và bình chữa cháy dạng khí MT sẽ có hạn sử dụng tối đa là 5 năm với điều kiện bảo quản lý tưởng.

Nhưng trong khoảng thời gian sử dụng 5 năm của bình khí thì người dùng cần kiểm tra xem bình khí có hoạt động ổn định không? Nếu không thì cần đi bảo dưỡng định và kiểm tra bình định kỳ 1 – 3 tháng/lần.

Khi kiểm tra cần đảm bảo bình chữa cháy khí đặt đúng vị trí quy định, còn niêm phong, còn nguyên tem dán:

Kiểm tra bình khí chữa cháy trước khi sử dụng

Bằng cách quan sát tổng thể bên ngoài bình và kẹp chì.

– Nếu thấy vỏ bình có hiện tượng han rỉ thì cần thay bình chữa cháy mới để tránh sự cố nổ bình xảy ra.

– Kiểm tra vòi phun và loa phun, kẹp chì xem có vấn đề gì không nếu sứt mẻ, cũ rỉ hãy thay mới bình hoàn toàn.

Kiểm tra bình khí chữa cháy bằng cách cân bình

– Sử dụng cân: cân trọng lượng của bình khí CO2 là bao nhiêu có nhẹ hơn so với lúc ban đầu mới mua không? Nếu thấy bình nhẹ hơn tức là trọng lượng khí CO2 có trong bình đã bị giảm.

→ Nếu bình đã qua sử dụng thì phải nạp lại khí chữa cháy.

→ Trước mỗi lần nạp khí cần kiểm tra thủy lực của vỏ bình, nếu đạt tới cường độ yêu cầu là 30MPa thì mới được phép sử dụng và nạp sạc lại.

Trên đây là những “cách thức để kiểm tra bình khí chữa cháy có hoạt động ổn định bình thường không?” Nhưng để có được hiệu quả chữa cháy tốt nhất thì các bạn nên bảo quản bình như sau:

– Đặt bình ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh vị trí ẩm thấp.

– Không được để bình tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

– Tránh tiếp xúc với nước và nhiệt độ trên 50°C.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại bình chữa cháy, quý khách có thể tham khảo thêm tại: //bcc.thienbang.com/

Cảm ơn Quý khách!

Video liên quan

Chủ Đề