Cách kiểm tra bộ chia điện


Hiện tượng nứt sứ cách điện hoặc kết muội than sẽ gây lọt điện giữa các cực, do đó

mất tia lửa ở bugi. Hiện tượng cháy, mòn các điện cực hoặc khe hở giữa các cực

không đúng sẽ ảnh hưởng đến độ mạnh của tia lửa điện. Khe hở quá nhỏ sẽ làm tia lửa

điện yếu, khe hở quá lớn sẽ làm mất tia lửa điện, còn các điện cực nếu bị cháy, mòn sẽ

làm cho tia lửa điện không tập trung nên yếu.

4.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa

4.2.1. Quy trình kiểm tra hư hỏng của hệ thống đánh lửa

Khi ấn nút khởi động động cơ, nếu máy khởi động kéo động cơ quay khoẻ bình

thường nhưng động cơ không nổ được là do acquy đủ điện áp nhưng tia lửa điện

không có hoặc thời điểm đánh lửa sai nhiều. Cần kiểm tra hệ thống đánh lửa để khắc

phục hư hỏng. Trước hết, kiểm tra thứ tự cắm dây cao áp từ bộ chia điện hoặc từ các

đầu cao áp của biến áp đánh lửa tới các bugi và cắm lại cho đúng nếu phát hiện nhầm

lẫn, kiểm tra sự quay bình thường của trục bộ chia điện khi quay động cơ [ đối với hệ

thống đánh lửa có bộ chia điện ]. Sau đó, khởi động lại động cơ, nếu động cơ vẫn

không nổ, cần kiểm tra mạch điện và các bộ phận của hệ thống đánh lửa theo nguyên

tắc từ ngọn về gốc, tức là từ bugi ngược về acquy. Quy trình kiểm tra hư hỏng của hệ

thống đánh lửa được thực hiện như sau.

a. Kiểm tra tia lửa điện ở bugi

Rút dây cao áp khỏi bugi và lắp đầu dây đó vào một bugi kiểm tra [bugi kiểm

tra có khe hở giữa các điện cực lớn hơn khe hở ở bugi thường ], kẹp cho bugi kiểm tra

tiếp xúc tốt với mát trên động cơ. Quay động cơ và quan sát tia lửa điện giữa các cực

của bugi kiểm tra.

Nếu bugi kiểm tra có tia lửa xanh, kêu lách tách, có thể khẳng định mạch điện

bình thường, động cơ không khởi động được có thể do bugi của động cơ bị hỏng hoặc

thời điểm đánh lửa sai nhiều, cần tháo ra kiểm tra, bảo dưỡng, thay bugi mới hoặc

kiểm tra thời điểm đánh lửa.

Nếu tia lửa điện yếu [ tia lửa vàng và khi bật không kêu lách tách ], có thể do

điện áp mạch sơ cấp không đủ hoặc biến áp đánh lửa yếu. Cần kiểm tra lại điện áp

acquy, sự tiếp xúc của các đầu nối mạch sơ cấp, biến áp đánh lửa và các dây cao áp.



Nếu không thấy tia lửa điện giữa các cực của bugi kiểm tra, cần kiểm tra mạch

điện sơ cấp theo bước 2.

b. Kiểm tra mạch điện áp thấp qua cuộn sơ cấp biến áp đánh lửa

Trước tiên, rút dây nối môdun đánh lửa khỏi đầu âm của cuộn sơ cấp của biến

áp đánh lửa. Sau đó, bật khoá điện và kiểm tra xem điện thấp áp có thông đến cuộn

dây sơ cấp hay không bằng cách dùng vôn kế đo điện áp giữa đầu âm của cuộn sơ cấp

và mát trên động cơ hoặc dùng một đèn nhỏ đấu nối tiếp giữa điểm cần kiểm tra của

mạch điện và mát để kiểm tra. Nếu điểm kiểm tra không có điện [ vôn kế chỉ 0 hoặc

đèn kiểm tra không sáng ] thì tiếp tục kiểm tra theo cách tương tự tại các điểm nối trên

mạch sơ cấp ngược về acquy để xác định vị trí hở mạch để khắc phục. Nếu tại đầu âm

của cuộn sơ cấp của biến áp đánh lửa, vôn kế chỉ điện áp ắc quy [ hoặc đèn sáng ] là

mạch điện sơ cấp đã thông điện, cần nối lại môdun đánh lửa trong mạch sơ cấp và

kiểm tra xung điện thấp áp của mạch sơ cấp theo bước 3.

c. Kiểm tra xung điện thấp áp ở cuộn sơ cấp của biến áp đánh lửa

Trong điều kiện làm việc bình thường, môdun đánh lửa sẽ liên tục đóng ngắt

mạch điện thấp áp đi qua cuộn dây sơ cấp của biến áp đánh lửa để cảm ứng ra điện áp

cao trong mạch thứ cấp.Để kiểm tra xung điện sơ cấp này có thể sử dụng vôn kế kỹ

thuật số hoặc oscilloscope. Nối đầu dương của thiết bị kiểm tra với đầu âm của cuộn

sơ cấp của biến áp đánh lửa, nối đầu âm của thiết bị kiểm tra với mát trên động cơ.

Quay động cơ và quan sát kết quả hiển thị của thiết bị kiểm tra. Nếu đèn LED sáng

nhấp nháy báo hiệu mạch sơ cấp được đóng ngắt liên tục, nếu đèn LED không nhấp

nháy là mạch sơ cấp có sự hỏng hóc, không tạo được xung điện. Nếu dùng

oscilloscope kiểm tra sẽ quan sát được dạng đường biểu diễn xung điện áp trên màn

hình của dụng cụ kiểm tra. Xung bình thường là xung có dạng gần như hình chữ nhật

và đều. Nếu kiểm tra xung điện thấp áp trên mạch sơ cấp thấy bình thường thì tia lửa

điện ở bugi bị mất có thể do hư hỏng ở cuộn dây thứ cấp của biến áp đánh lửa [ đứt

hoặc chập mạch cuộn dây ], hỏng bộ chia điện hoặc các dây cao áp cần kiểm tra các

bộ phận này để khắc phục.

Nếu xung ngắt quãng không đều là do hiện tượng hở mạch sơ cấp tức thời [do

các mối nối không chặt hoặc hở tức thời trong cuộn sơ cấp của biến áp đánh lửa].



Nếu xung điện sơ cấp không có [ tín hiệu là đường thẳng ], có thể do môdun

đánh lửa không làm việc, cần kiểm tra tín hiệu điều khiển môdun đánh lửa.

d. Kiểm tra tín hiệu điều khiển môdun đánh lửa

Tín hiệu vào của môdun đánh lửa có thể là tín hiệu từ cảm biến đánh lửa hoặc

tín hiệu từ ECU [ đối với hệ thống đánh lửa sử dụng ECU ]. Đây cũng là tín hiệu điện

áp xung, xung chữ nhật đối với tín hiệu từ ECU, từ cảm biến hiệu ứng Hall và cảm

biến quang học ; xung xoay chiều đối với cảm biến kiểu cảm ứng điện từ. Các xung

này có pha xác định so với vị trí góc quay trục khuỷu. Phương pháp kiểm tra các tín

hiệu này được thực hiện với dụng cụ oscilloscope.

Nếu các tín hiệu vào môdun đánh lửa có dạng xung đúng như yêu cầu trong tài

liệu kỹ thuật và cuộn dây đánh lửa tốt trong khi vẫn không có xung thấp áp ở mạch sơ

cấp, có thể do môdun đánh lửa hỏng, cần thay môdun mới rồi kiểm tra lại. Nếu tín

hiệu cấp vào môdun đánh lửa không có dạng xung như yêu cầu, có thể các cảm biến

hoặc ECU hỏng, cần kiểm tra để thay mới.

e. Kiểm tra, điều chỉnh thời điểm đánh lửa [ góc đánh lửa sớm ]

Được thực hiện sau khi đã kiểm tra và khẳng định có tia lửa điện khoẻ ở bugi,

thứ tự cắm dây cao áp đúng trong khi động cơ vẫn không khởi động được hoặc khởi

động được nhưng làm việc rung giật hoặc không bình thường. Sai lệch về thời điểm

đánh lửa chủ yếu xảy ra do lắp các bộ phận của hệ thống đánh lửa không đúng trong

quá trình sửa chữa. Ví dụ, lắp sai vị trí dấu ăn khớp giữa các bánh răng dẫn động trục

bộ chia điện hoặc lắp sai vị trí góc xoay thân bộ chia điện so với bệ lắp trên thân động

cơ. Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh góc đánh lửa sớm sẽ được giới thiệu ở phần sau.

4.2.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các bộ phận của hệ thống đánh lửa

a. Kiểm tra bugi

Có thể kiểm tra bugi bằng cách quan sát để đánh giá sơ bộ tình trạng kỹ thuật

của bugi và đặc điểm làm việc của động cơ. Bugi được đánh giá sơ bộ có tình trạng kỹ

thuật bình thường khi lớp vỏ sứ cách điện trên suốt chiều dài từ phần tiếp giáp đầu nối

dây cao áp đến phần bao quanh điện cực trung tâm không bị sứt mẻ hoặc nứt, các điện

cực có màu gạch cua và không bị mòn, cháy. Với tình trạng kỹ thuật này, có thể đánh

giá động cơ và bugi làm việc bình thường, chỉ cần làm sạch các điện cực của bugi,

kiểm tra và điều chỉnh khe hở giữa các điện cực [ nếu cần ] rồi lắp trở lại động cơ.



Nếu với bugi này, động cơ không khởi động được hoặc khởi động được nhưng làm

việc không tốt mặc dù khi kiểm tra tia lửa điện bằng bugi kiểm tra như đã nói ở trên

vẫn thấy có tia lửa điện tốt là do bugi của động cơ bị lọt điện. Cần thay bugi mới để

thử lại, nếu với bugi mới động cơ khởi động được và chạy tốt là bugi cũ hỏng.

Cũng có thể tháo bugi của động cơ nối vào dây cao áp và đặt lên mát để kiểm

tra tia lửa điện ở ngoài giống như khi dùng bugi kiểm tra nói ở trên. Tuy nhiên, trong

nhiều trường hợp, khi kiểm tra bugi ở ngoài thì có tia lửa điện nhưng khi lắp bugi vào

động cơ thì lại không có tia lửa điện. Lý do là dưới áp suất khí trời điện áp cần thiết để

đánh lửa giữa hai cực của bugi thấp hơn nhiều so với điện áp cần thiết để đánh lửa

dưới áp suất cao trong xilanh động cơ. Cho nên trong xilanh, nếu bugi bị lọt điện

trước khi điện áp đạt đến điện áp đánh lửa yêu cầu thì sẽ không có tia lửa điện ở bugi.

Chính vì vậy, nên dùng bugi chuyên dùng cho kiểm tra thay vì bugi động cơ để kiểm

tra điện áp của hệ thống. Khe hở giữa các cực của bugi lớn thì điện áp cần thiết để có

tia lửa điện cũng đòi hỏi lớn.



Hình 4.1. Kiểm tra bugi

a-Bình thường; b-Bám muội than; c-Bám dầu; d-Quá nhiệt

Nếu các điện cực của bugi bị mòn, cháy, kết muội than, biến dạng nhiều hoặc

lớp sứ cách điện bao quanh điện cực giữa bị sứt mẻ, cần phải thay bugi mới. Tuy



nhiên, cần kiểm tra kỹ đặc điểm hư hỏng của động cơ, tìm nguyên nhân để khắc phục,

nếu không sau khi thay bugi mới sẽ lại bị hỏng rất nhanh.

Điện cực bugi bị chảy có thể do động cơ làm việc trong tình trạng cháy sớm

kéo dài, cần kiểm tra tình trạng tản nhiệt của động cơ [hệ thống làm mát] và kết muội

than trong buồng cháy.

Hiện tượng nứt vỡ lớp sứ cách điện quanh điện cực giữa có thể do hiện tượng

cháy kích nổ kéo dài của động cơ gây ra, cần kiểm tra lại loại xăng sử dụng và thời

điểm đánh lửa [ đánh lửa quá sớm ].

Bugi kết muội than nhiều là do quá trình cháy của động cơ không tốt do hỗn

hợp quá đậm, áp suất nén của xilanh yếu hoặc tia lửa điện yếu.

Bugi bị dính dầu là do dầu sục lên buồng cháy, cần kiểm tra tình trạng của các

chi tiết bao kín buồng cháy.

Điện cực bugi và lớp sứ cách điện bao quanh cực giữa có màu trắng, bẩn là do

động cơ làm việc quá nóng, nguyên nhân có thể là đánh lửa quá sớm, làm mát kém

hoặc hỗn hợp nhiên liệu - không khí nhạt nhiên liệu.



Hình 4.2. Thử bugi

Khi thay bugi mới cần thay đúng loại bugi yêu cầu của động cơ và cần kiểm tra

khe hở điện cực để đảm bảo đúng khe hở yêu cầu trước khi lắp vào động cơ.Có hai



loại bugi là bugi nóng và bugi nguội.Bugi nguội có phần sứ cách điện bao quanh điện

cực giữa thò ra ngắn hơn so với bugi nóng và tản nhiệt nhanh hơn.

b. Kiểm tra dây cao áp

Tháo dây cao áp bằng cách rút các đầu cắm cùng đầu chụp ra khỏi bugi và lỗ

cắm trên nắp chia điện hoặc cuộn dây biến áp rồi lau sạch.Kiểm tra hiện tượng nứt

hỏng lớp vỏ bọc cách điện và đầu chụp. Kiểm tra bằng cách lần lượt uốn cong dây

từng đoạn từ đầu đến cuối và quan sát lớp rạn nứt ở mặt ngoài. Các dây có hiện tượng

nứt, cháy, mòn lớp vỏ cách điện và đầu cắm được thay mới.



Hình 4.3.Kiểm tra dây cao áp và cấu tạo của dây cao áp.

a. Kiểm tra dây cao áp.



b. Cấu tạo của dây cao áp.



1-Lớp lót cacbon giữa các dây; 2-Lớp đệm cao su; 3-Neoprene dây đơn

4-Lớp cách điện; 5-Lớp đệm; 6-Lớp vỏ cách điện

Dùng ôm kế kiểm tra điện trở của dây cao áp. Điện trở cao nhất của dây cao áp

được cho trong sổ tay số liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Điện trở của toàn bộ chiều dài

dây cao áp qua nắp chia điện thường từ 20 - 30 kΩ.Nếu điện trở đó được nằm ngoài

giới hạn yêu cầu thì phải thay dây cáp mới.



Khi lắp dây cao áp trở lại, cần kiểm tra để đảm bảo đầu dây được lắp chặt vào

các đầu cắm, nếu lắp hỏng sẽ gây hiện tượng phóng tia lửa điện, gây mòn nhanh và

làm tăng điện trở mạch, khiến tia lửa điện ở bugi yếu đi.

c. Kiểm tra cuộn dây biến áp đánh lửa

Trước hết cần lau sạch thân biến áp và kiểm tra hiện tượng nứt vỡ thân và các

lỗ cắm dây cao áp, nếu có hiện tượng nứt vỡ phải thay biến áp mới.

Dùng ôm kế đo điện trở của các cuộn dây để kiểm tra xem dây có bị đứt hoặc

chập mạch không. Nếu điện trở giữa hai đầu cuộn dây vô cùng lớn [vô định] là cuộn

dây bị đứt, nếu điện trở nhỏ hơn so với số liệu kỹ thuật yêu cầu là có hiện tượng chập

mạch của các vòng dây trong cuộn dây.Trị số điện trở của các cuộn dây của biến áp

đánh lửa thường khác nhau đối với các biến áp của các loại động cơ khác nhau.Cần

tham khảo số liệu cụ thể của từng động cơ để kiểm tra.Thông thường điện trở của các

cuộn dây sơ cấp chỉ khoảng 1 - 3Ω, còn điện trở của các cuộn thứ cấp có thể từ 6 - 30

kΩ. Ví dụ, biến áp đánh lửa của các động cơ của hãng GM có hai loại, điện trở cuộn

sơ cấp từ 0,35 - 1,5 Ω, điện trở cuộn thứ cấp của một loại là 5 - 7 kΩ và của loại kia là

10 - 14 kΩ.

Kiểm tra cuộn sơ cấp của biến áp đánh lửa thông qua kiểm tra cường độ dòng

điện qua nó bằng ampe kế khi nối mạch điện sơ cấp với nguồn điện acquy.

Để kiểm tra sự làm việc chung của biến áp, có thể kiểm tra tia lửa điện cao áp

mà biến áp tạo ra bằng cách kiểm tra như đã nói ở trên nếu biết tình trạng kỹ thuật của

các bộ phận khác của hệ thống là bình thường.

d. Kiểm tra môdun đánh lửa và ECU

Môdun đánh lửa và ECU là các môdun điện tử dạng hộp đen.Các môdun này

được kiểm tra bằng cách cung cấp tín hiệu vào đúng yêu cầu rồi kiểm tra tín hiệu ra

của chúng, nếu tín hiệu ra không đúng yêu cầu là môdun hỏng, cần phải thay môdun

mới. Trên động cơ, sau khi đã kiểm tra tất cả các bộ phận khác của hệ thống đánh lửa

và khẳng định tình trạng kỹ thuật của các bộ phận đó tốt trong khi động cơ vẫn không

khởi động được, cần thay môdun đánh lửa hoặc ECU mới vào để khởi động động cơ.

Nếu với môdun đánh lửa hoặc ECU mới, động cơ khởi động được và chạy tốt chứng

tỏ môdun đánh lửa và ECU cũ bị hỏng, cần phải bỏ.



e. Đặt lửa trên động cơ

Đối với hệ thống đánh lửa bán dẫn không có bộ chia điện, các cảm biến đánh

lửa thường đặt trên thân động cơ, cạnh đĩa quay của trục khuỷu hoặc trục cam nên

trong sửa chữa chỉ cần lắp đúng dấu ăn khớp của cơ cấu dẫn động trục cam và lắp các

cảm biến đúng vị trí là đảm bảo thời điểm đánh lửa đúng. Sai lệch thời điểm đánh lửa

của hệ thống này ít khi xảy ra trong quá trình sử dụng, trừ hiện tượng cắm sai thứ tự

dây cao áp, vì hệ thống không có chỗ điều chỉnh và không yêu cầu điều chỉnh thời

điểm đánh lửa trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa.



4.2.3. Tóm tắt các phán đoán hư hỏng thuộc hệ thống đánh lửa

Hiện tượng hư

hỏng

Máy khởi động

kéo động cơ quay

bình

thường

nhưng động cơ

không nổ [bougie

không có điện

hoặc có nhưng tia

lửa điện yếu].



Nguyên nhân

-



Kiểm tra, sửa chữa

Mất điện trên mạch

sơ cấp.



-



Dây nối môđum

đánh lửa bị hỏng,

tuột hay chạm mát.

- Các dây nối trong

cuộ sơ cấp lỏng.

- Cuộn dây của biến

áp đanh lửa bị đứt

hoặc chạm mát.

- Cảm biến đánh lửa

hỏng.

- Môdum đánh lửa

hỏng.

- Nắp chia điện hoặc

con quay chia điện

hỏng.

Góc đánh lửa sai nhiều.

Nắp bộ chia điện ướt hoặc

có nhiều hơi nước.

Nắp chia điện bi lọt điện.

Cắm sai thứ tự day cao áp.

Dây cao áp bị lọt điện.



-



-



Khi khởi động

có hiện tượng nổ

ở ống xả nhưng

động cơ không

khởi động được.



-



Động cơ chạy

nhưng không ổn

định,

một

số

xylanh bỏ lửa



-



-



-



Bugi bẩn hoặc hỏng.

Nắp chia điện hoặc con

quay chia điện hỏng.

Dây cao áp hỏng.

Biến áp đánh lửa hỏng.



-



-



Kiểm tra

accu, mạch

sơ cấp.

Kiểm tra,

nối

lại,

thay mới.

Thay mới.

Kiểm tra,

thay mới

nếu

bị

hỏng.

Thay mới.

Thay mới.

Thay mới.



-



Đặt lại lửa.

Sấy khô nắp chia

điện.



-



Thay mới.

Cắm lại cho đúng.

Thay mới.

Làm sạch, thay

mới.

Thay mới.



-



Thay mới.



-



Các đầu nối không chặt.

Lọt điện cao áp.



-



-



Cơ cấu điều chỉnh tự động

đánh lửa sớm hỏng.

-



Động cơ chạy,

nhưng có hiện

tượng nổ ở ống

xả.



-



Góc đánh lửa sai.



-



-



Lọt điện cao áp.



-



-



Dùng không đúng

bougie.

Động cơ quá nóng.



-



loại

-



Động cơ làm

việc gây tiếng gõ.



-



Động cơ quá

nóng

Động cơ làm

việc yếu



-



Góc đánh lửa sớm sai.

Dùng không đúng loại

bougie.

Cơ cấu điều chỉnh góc đánh

lửa sớm tự động hỏng.

Đánh lửa muộn [góc đánh

lửa sớm nhỏ].

Góc đánh lửa sai.

Bougie bẩn hoặc bị hỏng.

Nắp chia điện hoặc con

quay chia điện hỏng.

Dây cao áp hỏng.

Biến áp đánh lửa hỏng.

Các đầu nối không chặt.

Lọt điện cao áp.



-



Cơ cấu điều chỉnh tự động

đánh lửa sớm hỏng.



-



-



-



Thay mới.

Làm sạch và nối

chặt lại.

Kiểm tra nắp chia

điện, con quay

chia điện, dây cao

áp

Sửa chữa, thay

mới.

Kiểm tra và điều

chỉnh lại.

Kiểm tra nắp chia

điện, con quay và

dây cao áp.

Thay đúng loại

bougie.

Do đánh lửa muộn

[điều chỉnh lại góc

đánh lửa sớm]

Điều chỉnh lại.

Thay đúng loại

bougie.

Sửa chữa hoặc

thay mới.

Điều chỉnh lại góc

đánh lửa sớm.

Điều chỉnh lại.

Làm sạch thay

mới.

Thay mới.

Thay mới.

Thay mới.

Làm sạch, nối

chặt lại.

Kiểm tra nắp bộ

chia điện, dây cao

áp.

Sửa chữa thay

mới.



4.2.4 Bảng mã chẩn đoán hư hỏng [DTC] hệ thống đánh lửa động cơ 2AZFE

Lưu ý: Các thông số trong bảng dưới đây có thể không hoàn toàn giống như số

liệu mà bạn đọc được vì tuỳ theo loại thiết bị và các yếu tố khác.



Nếu một mã hư hỏng xuất hiện trên mà hình khi đang kiểm tra DTC ở chế độ

thử, thì hãy kiểm tra mạch điện được liệt kê trong bảng dưới đây.





DTC



P0100



Hạng mục phát hiện



Mạch lưu lượng hay

khối lượng khí nạp



Khu vực nghi ngờ

1. Hở hay ngắn mạch trong

mạch cảm biến lưu lượng khí

nạp [MAF]



MIL



Bộ

nhớ



Sáng

lên



Lưu



DTC



Sáng

lên



Lưu



DTC



Sáng

lên



Lưu



DTC



Sáng

lên



Lưu



DTC



Sáng

lên



Lưu



DTC



Sáng



Lưu



2. Cảm biến MAF

3. ECM

1. Hở hay ngắn mạch

P0102



P0103



P0115



Mạch lưu lượng hay

khối lượng khí nạpTín hiệu vào thấp



Mạch lưu lương hay

khối lượng khí nạpTín hiệu vào cao



Hỏng Mạch Nhiệt Độ

Nước Làm Mát Động





P0116



Mạch nhiệt độ nước

làm mát động cơ

phạm vi/hỏng tính

năng



P0117



Mạch nhiệt độ nước



trong mạch cảm biến MAF

2. Cảm biến MAF

3. ECM

1. Hở hay ngắn mạch trong

mạch cảm biến MAF

2. Cảm biến MAF

3. ECM

1. Hở hay ngắn mạch trong

mạch cảm biến nhiệt độ nước

làm mát [ECT]

2. Cảm biến ECT

3. ECM



1. Van hằng nhiệt

2. Cảm biến ECT



1. Ngắn mạch trong mạch



làm mát động cơ-tín

hiệu vào thấp



P0118



P0122



Mạch nhiệt độ nước

làm mát động cơ-tín

hiệu vào cao



Mạch cảm biến vị trí

bàn đạp/bướm

ga/công tắc"A"-tín

hiệu thấp



cảm biến ECT

2. Cảm biến ECT

3. ECM



lên





DTC



Sáng

lên



Lưu



DTC



Sáng

lên



Lưu



DTC



Sáng

lên



Lưu



DTC



Sáng

lên



Lưu



DTC



Sáng

lên



Lưu



DTC



1. Hở mạch cảm biến ECT

2. Cảm biến ECT

3. ECM

1. Cảm biến TP [lắp trong cổ

họng gió]

2. Ngắn mạch trong mạch

VTA1

3. Hở mạch VC

4. ECM

1. Cảm biến TP [lắp trong cổ

họng gió]



P0123



P0220



P0222



Mạch cảm biến vị trí

bàn đạp/bướm

ga/công tắc"A"-tín

hiệu cao



Mạch cảm biến vị trí

bàn đạp/bướm

ga/công tắc"B"



Mạch cảm biến vị trí

bàn đạp/bướm

ga/công tắc"B"-tín

hiệu thấp



2. Hở mạch trong mạch

VTA1

3. Hở mạch E2

4. Ngắn mạch giữa mạch VC

và VTA1

5. ECM

1. Cảm biến TP [lắp trong cổ

họng gió]

2. ECM

1. Cảm biến TP [lắp trong cổ

họng gió]

2. Ngắn mạch trong mạch

VTA2

3. Hở mạch VC

4. ECM



Video liên quan

Chủ Đề