Cách làm cho lợn hậu bị nhanh lên giống

Không lên giống là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc thải loại heo nái hậu bị, làm gia tăng nhu cầu nhập heo nái hậu bị mới và tăng chi phí nái hậu bị. Hãy cùng điểm lại một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Tác giả : Enric Marco

Để bắt đầu chu trình sinh sản, heo nái cần phải có dấu hiệu của sự rụng trứng [lên giống] để có thể được gieo tinh và bắt đầu giai đoạn mang thai. Khi chúng ta nói đến heo nái hậu bị hoặc heo nái khô, luôn có một tỉ lệ nhỏ con nái không biểu hiện lên giống hoặc có biểu hiện lên giống muộn hơn so với bình thường. Nếu chúng không biểu hiện lên giống, vấn đề trở nên nghiêm trọng, vì nó không thể bắt đầu 1 chu kỳ sinh sản; nhưng nếu heo nái lên giống muộn [thường xảy ra sau khi cai sữa cho heo con], vấn đề chính là gây ảnh hưởng [xáo trôn] đến cơ cấu đàn [lứa] và số lứa heo đạt được ở mỗi con nái, thêm vào đó là làm tăng chi phí sản xuất, do có một tỉ lệ heo nái không cho năng suất trong trang trại.

Việc không lên giống có thể xuất hiện ở nái hậu bị hoặc heo nái đã đẻ nhiều lứa và chúng ta sẽ phân tích 2 đối tượng trên ở 2 bài viết khác nhau. Khi heo nái hậu bị không lên giống, điều này thường dẫn đến việc loại nái hậu bị, làm tăng nhu cầu nhập  heo nái hậu bị mới và chi phí sản xuất, vì trong khi chúng ta chờ đợi dấu hiệu lên giống, thời gian vẫn trôi và heo nái hậu bị vẫn cần phải ăn.

Heo nái hậu bị không lên giống là những con không có biểu hiện lên giống ở ngày tuổi thứ 220. Heo nái hậu bị thường động dục [có khả năng sinh sản] vào khoảng 180-210 ngày tuổi, và chúng ta hiểu rằng, biểu hiện đầu tiên của thời kì động dục chính là lên giống. Tỉ lệ lên giống muộn ở heo nái hậu bị có thể chấp nhận được là 10% cho lần đầu tiên lên giống.

Khi mà lượng heo nái hậu bị không động dục vượt quá 10% đàn, cần bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra để tìm ra nguyên nhân và sau đó, đưa ra những giải pháp phù hợp.

Bước đầu tiên của việc chẩn đoán nguyên nhân đó chính là xác định xem buồng trứng không thực sự hoạt động hay đã vào chu kỳ rụng. Để thực hiện việc này chúng ta có thể kiểm tra tại nhà máy giết mổ, hoặc định lượng nồng độ hoóc- môn progesterone trong huyết thanh trong pha thể vàng của chu kỳ rụng trứng, từ đó xác định chu kỳ đã diễn ra.

Buồng trứng bất hoạt

Chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề của sự động dục muộn và do đó, cần phải điểm qua tất cả các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến việc này:

1. Tăng tưởng kém trong giai đoạn heo choai. Tăng trọng ít hơn 550g/ ngày có thể dẫn đến việc động dục chậm

  1. Thiếu chất béo. Leptin là một hoóc-môn được sản xuất bởi các tế bào mỡ, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng năng lượng. Nồng độ leptin cao tác động tích cực đến việc phóng thích hoóc-môn GnRH, sau đó GnRH kích thích tuyến yên giải phóng 2 loại hoóc-môn FSH và LH, chúng chịu trách nhiệm cho hoạt động của buồng trứng. Sự thiếu hụt chất béo sẽ làm giảm nồng độ leptin trong máu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình động dục. Vì trong kiểu gen đã ưu tiên làm tăng tỉ lệ nạc trong cơ thể heo, nái hậu bị nếu bị kiểm soát khẩu phần quá nghiêm ngặt sẽ gặp vấn đề trong giai đoạn động dục.
    • Lạnh, độ ẩm, gió lùa. Những điều kiện dẫn đến việc tiêu hao mỡ tích trữ sẽ tác động xấu đến thời kì động dục.
  1. Thiếu sự kích thích lên giống. Sự xuất hiện của heo nọc là một kích thích mạnh mẽ nhất cho việc lên giống của heo nái. Một khi heo nái hậu bị đã đạt 180 ngày tuổi và được kích thích hằng ngày bằng sự có mặt của heo nọc, chúng thường sẽ lên giống trong vòng 10 ngày. Một số nguyên nhân khiến cho việc kích thích bằng cách tiếp xúc với heo nọc không đạt được hiểu quả như mong muốn bao gồm:
    • Không được tiếp xúc thường xuyên với heo nọc
    • Tiếp xúc heo nọc khi ở trong một đàn heo nái hậu bị quá lớn
    • Thiếu ánh sáng
    • Cạnh tranh quá mức
  2. Những nguyên nhân do di truyền. Một số vấn đề về di truyền được xác minh có liên quan đến khả năng phóng thich GnRH kém.

Buồng trứng có hoạt động

Trong trường hợp buồng trứng vẫn hoạt đọng, chúng ta phải đối mặt với vấn đề về phát hiện lên giống hoặc lên giống “âm thầm” [với rất ít dấu hiệu lên giống].

Trong trường hợp này, chúng ta cần phải kiểm tra lại các vấn đề sau:

Kích thích của heo nọc:  Việc tiếp xúc phải diễn ra hằng ngày và thay đổi thời điểm [khoảng 15-20 phút mỗi ngày]. Tránh để heo hậu bị đang lớn tiếp xúc trực tiếp và liên tục với heo đực giống, vì điều này có thể dẫn đến tình huống heo hậu bị quen với heo đực, và sau đó dẫn đến mất khả năng kích thích. Hậu bị phải được tiếp xúc trực tiếp với heo nọc mới có hiệu quả.

Hình 1. Thời gian heo nọc cần để phát hiện heo nái hậu bị động dục sau khi được đưa vào chuồng. P. English, 1986

• Điều kiện môi trường: Tránh lạnh, nóng, độ ẩm quá cao hoặc gió lùa ảnh hưởng đến hành vi bình thường.

• Quy mô đàn: Nhóm nhỏ 4-6 con là lý tưởng nhất, không trộn lẫn với heo nái đã đẻ nhiều lứa.

• Cho ăn hợp lý: thông thường, người chăn nuôi cho hậu bị ăn thức ăn dành cho nái mang thai, thức ăn này rất nghèo protein và năng lượng đối với những con nái tơ vẫn đang phát triển

Trong năm 2010 tôi có đăng ký đề tài áp dụng sáng kiến, giải pháp “9 kỹ thuật để chăn nuôi heo nái sinh sản nhiều con, tỉ lệ sống cao". Áp dụng trên 18 hộ chăn nuôi heo trang trại tại xã Tân Phú huyện Châu Thành, sau đó được hội đồng xét duyệt sáng kiến của TTKN-KN công nhận và được áp dụng trong toàn tỉnh. Sau đây tôi xin tóm lược quy trình của sáng kiến nêu trên.

Hiện nay trình trạng heo nái sinh ít con, số lứa trên năm không đạt 2,2 - 2,4 lứa/ năm, tỉ lệ sống đến lẻ bầy không cao đó là tình hình chung của các hộ chăn nuôi heo nái hiện nay. Để giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn trên, bản thân đã thực hiện đề tài ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để heo nái sinh sản nhiều con trên lứa, tỉ lệ sống cao, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi heo nái, đồng thời chăn nuôi theo hướng an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.

Làm cho các hộ dân tập dần theo hướng chăn nuôi tiến bộ bỏ các tập quán lạc hậu. Tập huấn cho các hộ chăn nuôi về kỹ thuật mới trong chăn nuôi nái sinh sản. Xây dựng mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản theo hướng an toàn đồng thời đẻ nhiều con/ lứa/, heo nái sử dụng nhiều lứa, tỉ lệ heo con cai sửa sống cao.

Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học giới thiệu cùng bà con 9 kỹ thuật để heo nái sinh sản nhiều con, tỉ lệ sống cao được áp dụng sau đây:

1. Phối lúc sáng sớm: Phối rất sớm [lúc 5 giờ]. Lúc đó trại rất yên tĩnh. Hệ thống cho ăn tự động 7 giờ mới làm việc lúc đó tỉ lệ đậu thai cũng cao so với những nái phối thời điểm khác. Nái sau khi chịu đực 24 giờ thì bắt đầu cho phối. Còn đực trước khi phối cho ăn sẽ kích thích mạnh hơn.

Nái sau khi cai sữa 4, 5, 6 ngày thì bắt đầu đưa vào phối. Mặt khác, nái hậu bị nếu lên giống sẽ đưa vào phối. Khi phối nái phải được giám sát kỹ lưỡng, mỗi lần chỉ phối 1 con. Sau khi cai sữa đến trước khi phối phải cung cấp thức ăn đầy đủ 3 lần/ngày. Một ngày sau khi phối, lượng thức ăn cho nái ăn giảm xuống còn 1,8 kg trong vòng 84 ngày đầu. dựa vào thể trạng của heo mà điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Nếu heo có thể trạng bình thường [không liên quan tuổi heo] điều chỉnh tăng từ 2,0 kg trở lên tùy thể trạng, từ ngày thứ 85 đến trước đẻ 1 tuần cho ăn 2,8 - 3,0 kg/ngày, trước đẻ 1 tuần giảm lượng thức ăn như lúc heo mới phối giống.

2. Không cho phối lại: Tỉ lệ phối lần đầu thành công lên tới 96%, đạt năng suất rất cao. Khi đưa hậu bị lên phối, nếu phối lần đầu bị thất bại thì có thể đào thải không cần quan tâm đến sẽ giảm hiệu quả kinh tế.

3. Vệ sinh và ánh sáng: Phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chuồng trại, phải vệ sinh định kỳ. Không có thức ăn rơi vãi ở khu vực máng. Cần phải vệ sinh cào phân mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn phần âm hộ khi nái nằm xuống. Mỗi tuần phải dành 40 tiếng cho việc vệ sinh sát trùng. Các thiết bị trước khi sát trùng phải tiêu độc và phơi khô trước 24 tiếng.

Đèn huỳnh quang và các trang thiết bị không để cho bám bụi vì heo rất dễ không lên giống. Chiếu sáng mỗi ngày 18 giờ từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm để mỗi khi nái thức dậy có thể lên giống dễ dàng.

4. Chuyển nái: Trong trang trại sau khi phối từ 10 đến 35 ngày tuyệt đối không được chuyển heo. Bởi vì đây là thời kỳ hình thành thai nhi, ảnh hưởng đến việc đẻ nhiều, hay ít con

5. Duy trì chất lượng thức ăn: Trại tuân theo hướng dẫn các nhà cung cấp thức ăn cho nái mang thai và nái chờ phối. Cho ăn sau khi phối tới khi sắp đẻ, rồi đổi loại  khác. Heo hậu bị có thể ăn thức ăn heo giống [ta hay gọi là thức ăn kích dục] từ lúc heo đạt 100 kg. Mọi loại thức ăn dành cho nái rạ, để đề phòng táo bón đều được bổ sung chất xơ vào thức ăn. Trang trại kiểm tra lượng dinh dưỡng và độc tố nấm mốc. Luôn luôn cung cấp thức ăn tốt cho nái, bảo quản thức ăn nơi khô mát… thức ăn phải còn hạn sử dụng.

6. Bấm răng: Việc bấm răng heo con giúp nó không cắn vú mẹ và không làm tổn thương các con khác. Việc này phải được thực hiện hết sức chính xác hiện nay cắt răng sau đẻ 24 giờ. Dụng cụ cắt thay ba tuần một lần. Để hạn chế chảy máu phải cắt sát chân răng. Để chống nhiễm trùng và viêm khớp dùng kềm nhiệt để cắt đuôi.

7. Sử dụng heo đực lai: Sử dụng đực giống tốt để đàn heo con có phẩm chất tốt về sau như tỷ lệ nạc, tiêu tốn thức ăn, ít bệnh tật… nên sử dụng các giống như Yorshire, Landrac, Duroc… Con của những con đực này khỏe mạnh, tỉ lệ chết trước cai sữa không quá 4%. Trang trại tự thiết kế các chuồng nái đẻ để bảo vệ nái và con không bị đè tổn thương. Bề rộng của chuồng nái là 1,83 m để khi đẻ nái có thể đứng dậy. Theo quy cách này thì phần heo con 2 bên rộng 46 cm/1 bên để dự trù trường hợp heo bị mẹ đè và số lượng heo con đẻ ra nhiều.

8. Hệ thống bú sữa: Theo kinh nghiệm của trại đẻ nếu nái đẻ trên 11 con thì sử dụng hệ thống bú bổ sung rất tốt. Nếu bú bổ sung nái sẽ đỡ mất sức bởi vì nái nuôi càng nhiều con thì phải sản xuất ra càng nhiều sữa. Hệ thống này còn được sử dụng khi có nhiều heo con trọng lượng nhỏ. Cần phải vệ sinh trang thiết bị thường xuyên.

9. An toàn dịch bệnh: Khách khi tham quan trại phải có sự đồng ý trước của người quản lý trại. Đa số khách vào được giới hạn tại khu vực xung quanh văn phòng, hạn chế cho xuống trại. Mọi cửa trại phải được khóa kỹ. Khi xuống trại phải sát trùng ủng. Mọi người làm trong trang trại khi tiếp xúc với heo phải sử dụng găng tay. Một số trường hợp cần phải sử dụng mặt nạ phòng bụi. Kiểm tra huyết thanh bầy heo. Mỗi tháng kiểm tra định kỳ một lần xem có bị PRRS hay Mycoplasma không.

Với những biện pháp như trên, nghề chăn nuôi heo nái sinh sản mang lại hiệu quả thiết thực như: ít dịch bệnh, heo nái chậm loại thải, thời gian đẻ 2,2 - 2,4 lứa/ năm, heo con sinh ra nhiều trên lứa, tỉ lệ heo con sống đến cai sửa cao, trọng lượng cai sửa lớn. Tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp ngành chăn nuôi dần dần theo hướng an toàn trong chăn nuôi và sản xuất thịt sạch…

KS Nguyễn Văn Lưu

Trạm KN-KN Châu Thành

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Video liên quan

Chủ Đề