Cách làm giảm lượng đường trong máu cho bà bầu

09:58 AM 07/04/2020

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai thường phát hiện từ tuần 24 đến tuần 28. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi về nội tiết tố, tăng các hóc môn làm tăng đường máu, từ đó xảy ra tình trạng kháng Insulin và gây ra đái tháo đường.


Hình ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2012 [ADA 2012], chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi có 1 trong 3 chỉ số vượt quá ngưỡng sau nghiệm pháp uống 75 gram đường.

Đường máu đói ≥ 5,1 mmol/l

Đường máu 1 giờ sau uống nước đường ≥ 10,0 mmol/l.

Đường máu 2 giờ sau uống nước đường ≥ 8,5 mmol/l.

Trong khi đó mục tiêu cần đạt là:

Đường máu lúc đói < 5,3 mmol/l

Đường máu 1 giờ sau ăn < 7,8 mmol/l

Đường máu 2 giờ sau ăn < 6,7 mmol/l

Đối với đái tháo đường thai kỳ, điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi lối sống là phương pháp điều trị quan trọng nhất. Mẹ bầu cần có chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ năng lượng, dinh dưỡng cân bằng, đường máu kiểm soát tốt và không bị tăng ceton trong máu.

Mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ cần lưu ý theo khẩu phần ăn. Trong các bữa ăn cần có carbohydrat các loại: 33-40%; Lipid: 35-40%; Protein: 20%. Năng lượng nên được phân phối đều, nên chia nhỏ bữa thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Bữa chính không nên ăn quá no sẽ làm tăng đường máu. Và quan trọng là không được bỏ bữa vì nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ tăng lên để cung cấp cho thai nhi.

- Bữa ăn chính chia làm 4 phần: 1/4 là chất đạm [thịt nạc, trứng, cá, phô mai, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt]; 1/4 là tinh bột [cơm, ngũ cốc và rau có chứa tinh bột: khoai tây, ngô, đậu Hà Lan]; 1/2 là thực phẩm không chứa tinh bột như rau xanh, cà chua, bí, cải bắp, súp lơ.

Bữa sáng: Đường máu buổi sáng có thể khó kiểm soát do sự dao động của hóc môn và khó dung nạp với sữa, trái cây. Bữa sáng nên có thành phần là tinh bột và đạm nhưng ít hơn bữa trưa và tối. Ví dụ: 1 bát nhỏ phở bò, bún bò kèm giá đỗ hoặc 1 bát cháo yến mạch thịt băm hoặc 1 lát bánh mỳ kèm 1 quả trứng ốp lết hoặc một đĩa xa lát mỳ ống nhiều rau.

Bữa trưa và bữa tối: Phần tinh bột khoảng 1 bát cơm [gạo lứt tốt hơn gạo trắng] hoặc 2 lát bánh mỳ; Phần chất đạm khoảng 1 lạng thịt nạc, cá, thịt gà [bỏ phần da] hoặc 1 quả trứng hoặc 200 gram đậu; Phần rau xanh khoảng 350 gram lá rau xanh như rau muống, cải, củ thập cẩm, súp lơ.

Lưu ý: Nên ăn rau trước để giảm hấp thu đường, sau đó ăn tinh bột và chất đạm.

- Bữa phụ ăn sau bữa chính 2 giờ: Bà bầu nên ăn hoa quả có hàm lượng đường thấp như dưa chuột, việt quất, ổi, bơ, bưởi, quả mâm xôi, dâu tây, táo, lê. Ví dụ: khoảng 2-3 múi bưởi, 1/2 quả táo, 1/2 quả ổi, 1/2 quả cam, quýt, 200 ml sữa tươi không đường/ngày hoặc 1 cốc sữa chua không đường/ngày [Sữa là 1 dạng carbohydrat lỏng, uống nhiều 1 lúc có thể làm tăng đường máu do đó có thể chia nhỏ].

Nên làm: Cần thường xuyên kiểm tra cân nặng, tăng cân vừa phải, không được để giảm cân trong quá trình thực hiện chế độ ăn; Uống vitamin, can xi, acid forlic, sắt theo chỉ định; Tập thể dục ít nhất 30 mỗi ngày để cải thiện tình trạng kháng Insulin nếu không có chống chỉ định về sản khoa.

Nên tránh: Đồ ăn nhanh, xôi nếp, bánh chưng, rượu bia, đồ uống có đường, bánh kẹo, nước ép hoa quả và những hoa quả đó hàm lượng đường cao: dưa hấu, vải, xoài.

Thai phụ đái tháo đường thai kỳ nếu điều chỉnh chế độ ăn 02 tuần mà đường máu không đạt mục tiêu sẽ được chỉ định tiêm Insulin.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết trong thai kỳ. Thông qua đó làm hạn chế các ảnh hưởng không tốt do tình trạngtiểu đường thai kỳcó thể gây ra với sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé trong bụng mẹ và sau khi chào đời. Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ ăn hợp lý trong giai đoạn này để bảo vệ bản thân và thiên thần nhỏ của mình.

BSCKI. Nguyễn Thị Thúy

Khoa Nội tiết – Bệnh viện TWQĐ 108

Tuân theo chế độ dinh dưỡng lành mạnh và áp dụng các bài vận động thích hợp là hai trong số những cách hạ đường huyết cho bà bầu hiệu quả trong thời gian thai kì.

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai có thể khởi phát vào bất kì giai đoạn nào trước sinh và sẽ tự khỏi sau khi sinh xong. Tình trạng tăng đường huyết trong thai kì nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra một số rủi ro và biến chứng nhất định cho cả mẹ bầu và thai nhi. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường thai kì có thể dễ dàng nhận biết như cảm thấy khô miệng, khát nước, mắt mờ trong thời gian ngắn, thường xuyên đi tiểu... Tuy nhiên, các mẹ bầu đừng quá lo lắng vì có nhiều cách hạ đường huyết để bạn có thể sinh con khỏe mạnh.

Ảnh: HelloBacsi

3 cách hạ đường huyết nhanh cho bà bầu

Sau đây là 3 cách hạ đường huyết nhanh chóng và an toàn mà các mẹ bầu có thể áp dụng để hạn chế bệnh tiểu đường thai kì:

Cách hạ đường huyết tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng

Việc đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và hợp lí là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ăn uống không điều độ và đúng cách có thể khiến lượng đường huyết tăng quá cao, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Không có chế độ ăn uống cụ thể nào được khuyến nghị cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian thai kì. Thai phụ cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mình và nghe theo lời khuyên của bác sĩ để bổ sung các thực phẩm phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số cách giúp kiểm soát lượng đường trong máu phổ biến mà không gây ra biến chứng.

Ảnh: Gavi

Trong quá trình thai kì, các mẹ bầu nên chia bữa chính ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và không được ăn quá nhiều trong cùng một bữa. Các loại thực phẩm cần bổ sung là những loại không đường, ít béo như thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, sữa không béo hoặc không đường; những thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả tươi, trái cây ít ngọt, sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt,... Đồng thời, bạn có thể thay thế gạo trắng thường ngày bằng gạo lứt để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Ảnh: PM Procare

Quan trọng nhất là mẹ bầu cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cân bằng lượng đường trong máu, tránh tình trạng đường huyết tăng lên đột ngột. Bên cạnh đó, bạn nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây tăng đường như bánh kẹo, trái cây ngọt, chè, kem hay các thực phẩm giàu chất béo như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, thức ăn chiên, xào. Ngoài ra, các loại nước ngọt, thức uống chứa cồn và các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì gói, thịt hộp cũng là những loại thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh để phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết.

Ảnh: Ferrovit

Cách hạ đường huyết cho bà bầu bằng vận động

Để có một thai kì khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên với những bài vận động nhẹ nhàng. Việc này không chỉ giúp giữ mức đường huyết ở trong giới hạn bình thường mà còn đem đến nhiều lợi ích khác như kiểm soát cân nặng, nâng cao chất lượng giấc ngủ, tăng cường sức khỏe, giảm đau lưng cũng như hạn chế tình trạng táo bón và đầy hơi. Đặc biệt, các bài tập vận động phù hợp còn giúp cuộc sinh nở diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn.

Ảnh: Bau.vn

Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn hình thức và cường độ vận động phù hợp. Trong đó có một số bài tập nổi bật như:

Đi bộ: Đây là một hoạt động rất tốt cho phụ nữ mang thai, không những giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ tim mạch mà còn làm săn chắc hệ cơ, giúp tử cung co bóp được nhanh và dễ dàng hơn khi sinh nở. Lưu ý là bạn chỉ nên luyện tập ở mức độ phù hợp và không nên đi bộ khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi.

Ảnh: HelloBacsi

Chạy bộ: Chạy bộ là một hình thức vận động vô cùng có ích cho tim mạch và cột sống trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì. Khi chạy bộ, bạn cần tuân thủ nguyên tắc luyện tập nhẹ nhàng, vừa sức và chỉ chạy trên những đoạn đường bằng phẳng. Nếu luyện tập đúng cách, chạy bộ sẽ hỗ trợ mẹ bầu trong việc kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ viêm tĩnh mạch chân, điều chỉnh huyết áp và giảm khả năng mắc bệnh trĩ.

Ảnh: Baby Gender Pros

Bơi lội: Bơi lội giúp phụ nữ có thai giảm lượng đường huyết thông qua việc tiêu hao năng lượng thừa. Ngoài ra, hình thức vận động này còn giúp phổi của người mẹ khỏe mạnh hơn, thúc đẩy lưu thông mạch máu, phòng ngừa phù nề tay chân và giúp hệ thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, trong quá trình bơi lội, vị trí thai nhi sẽ được điều chỉnh, giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn. Lí tưởng nhất là bạn nên đi bơi ở tuần thứ 23 của thai kì, không nên bơi lội ở khi thai nhi đang ở giai đoạn đầu hoặc khi đã phát triển gần hoàn chỉnh.

Ảnh: NShape Fitness

Yoga: Đây là một bài tập không thể thiếu trong quá trình mang thai giúp người mẹ luyện tập hít thở, kiểm soát trọng lượng, giảm lượng đường huyết và giúp hệ xương khớp dẻo dai. Trong quá trình luyện tập yoga, mẹ bầu sẽ vô cùng thư giãn, giải tỏa được căng thẳng và mệt mỏi để có được tinh thần thoải mái chuẩn bị cho sự chào đời của bé.

Ảnh: POH

Cách giảm đường huyết thai kì bằng thuốc

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kì nên thường xuyên thăm khám và xét nghiệm máu để bác sĩ theo dõi lượng đường trong máu. Trường hợp đường huyết cao lên đột biến, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thuốc để điều trị theo kết quả xét nghiệm.

Insulin là một loại thuốc thường được dùng trong điều trị tiểu đường thai kì. Loại thuốc này được phân ra thành nhiều dạng với hàm lượng và cách phối hợp khác nhau. Tiêm insulin là một cách hạ đường huyết cho bà bầu hiệu quả, được áp dụng khi không thể kiểm soát lượng đường qua chế độ ăn uống và vận động. Tùy theo từng phác đồ cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn loại insulin, cách sử dụng cũng như cách thức bảo quản loại thuốc này để đảm bảo an toàn. Trong quá trình sử dụng insulin, thai phụ cần theo dõi chặt chẽ và ghi nhận các triệu chứng bất thường để tránh nguy cơ hạ đường huyết và các biến chứng khác.

Ảnh: HelloBacsi

Video liên quan

Chủ Đề