Cách nắm bắt nhu cầu thị trường

Tất cả sự thành công trên con đường kinh doanh của bất cứ ai cũng nhắm tới đối tượng khách hàng của họ. Sự thỏa mãn của khác hàng quyết định sự thắng bại của mỗi chiến lược kinh doanh. Và bước đầu cho những điều đó là quá trình nghiên cứu thị trường. Sau đây sẽ là những lưu ý nghiên cứu thị trường hiệu quả cho những người mới kinh doanh

1. Bắt đầu từ chính những người xung quanh

Hãy tận dụng những mối quan hệ xung quanh bạn để bắt đầu cho quá trình nghiên cứu thị trường. Họ có thể là bạn bè, người thân trong gia đình, hay hàng xóm…. Đó cũng là một trong những khách hàng lâu dài.

Cũng từ họ bạn có thể khai khác mối quan hệ xung quanh họ, hãy tưởng tượng giống mô hình cây mà bạn đã từng thấy. Từ những nhánh lớn sẽ chia nhỏ dần ra, và sau đó là sự bao phủ lớn của các tán cây.

Bắt đầu từ những điều đơn giản này sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí nghiên cứu cho bạn.

Đọc thêm: Bí quyết khảo sát thị trường cho ý tưởng sản phẩm của bạn

Cách nắm bắt nhu cầu thị trường

2. Quan sát hành vi người tiêu dùng

Nhiều bạn mất rất nhiều chi phí để thuê người khảo sát hay thiết kế các mẫu khảo sát thăm gì ý kiến khách hàng. Phương pháp đó giúp bạn có được lượng thông tin nhiều hơn. Nhưng cũng có một cách hiệu quả khác là quan sát. Với nhiều lĩnh vực kinh doanh như quần áo hay đồ ăn. Bạn có thể chỉ cần đứng nhìn thái độ của khách và phán đoán ra nhu cầu tiềm ẩn của họ, họ đang khó chịu điều gì và đang muốn gì.

Tuy nhiên điều này đòi hỏi kinh nghiệm nghiên cứu thị trường của người quan sát.

Đọc thêm: 5 công cụ miễn phí của Google giúp bạn khảo sát thị trường hiệu quả

3. Chọn lọc nhóm đối tượng để nghiên cứu thị trường

Để nghiên cứu thị trường hiệu quả bạn cần chọn ra một đối tượng khách cụ thể, vừa giới hạn phạm vi nghiên cứu vừa có được kết quả tốt. Nhóm đối tượng đó cũng chính là nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến, nhóm người sẽ tiêu dùng sản phẩm của bạn. Sự cụ thể và chi tiết của nhóm đối tượng nghiên cứu đến đâu càng dễ khai thác thông tin đến đó.

Đối tượng nghiên cứu dựa trên những mục đích mà bạn muốn có được. Hãy xây dựng những thông tin hiệu quả để có được đối tượng khách tốt nhất.

Bạn đang muốn nghiên cứu thị trường kinh doanh đa kênh? Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm bán hàng đa kênh hiệu quả để lập kế hoạch kinh doanh đúng đắn nhất nhé.

Cách nắm bắt nhu cầu thị trường

Kinh nghiệm triển khai kinh doanh đa kênh hiệu quả dành cho nhà bán lẻ

👉 XEM NGAY

4. Thiết lập bộ câu hỏi

  • Bạn cần những thông ti gì?
  • Bạn cần khai thác những khía cạnh nào?
  • Đâu là câu hỏi khách hàng quan tâm?
  • Cách nghiên cứu nào nhanh mà hiệu quả?....
Cách nắm bắt nhu cầu thị trường

Nên có danh sách các câu hỏi để tối ưu sự tìm kiếm thông tin, điều này cũng giúp bạn giới hạn được phạm vi nghiên cứu thị trường mà vẫn có được kết quả như mong muốn.

Hãy đảm bảo rằng những câu hỏi bạn đặt ra ngắn nhưng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin cần. Khách hàng không thích sự rườm rà.

Và trong núi thông tin đó hãy đặt ra một mục tiêu mong muốn để tổng hợp lại các khảo sát đã làm.

Đọc thêm: Những dạng câu hỏi nên có trong bảng khảo sát thị trường

5. Nghiên cứu thị trường với công nghệ thông tin

Cái này thích hợp cho những bạn biết môt chút về công nghệ thông tin. Bạn có thể tạo bảng hỏi trên https://docs.google.com, sau đó chèn link của bạn trên các diễn đàn hay fanpage facebook, trên trang cá nhân của bạn. Tiết kiệm thời gian cho cả người trả lời và cho bạn. Hoặc trên nhiều ứng dụng khác cũng cho phép bạn đặt các trang khảo sát.

Khảo sát thi trường rất quan trọng, cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình kinh doanh quả bạn. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chi tiền để làm công tác nghiên cứu. Các gợi ý trên hy vọng có thể cho bạn thông tin hữu ích nhất cho việc tìm kiếm thông tin.

Đọc thêm: Bí quyết phân tích xu hướng thị trường online cực kỳ chính xác

Cách nắm bắt nhu cầu thị trường

6. Nghiên cứu thị trường bằng cách điều tra, khảo sát

Đây là một phương pháp nghiên cứu thị trường khá phổ biến, được áp dụng nhiều do có thể điều tra được nhu cầu, khảo sát được ý kiến của nhiều đối tượng cùng lúc. Với phương pháp này bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Phát phiếu điều tra

Trước khi thực hiện khảo sát bạn cần lập một danh sách những câu hỏi mở, đúng sai hoặc chọn đáp án liên quan đến vấn đề mà mình cần biết, sau đó đi phát cho khách hàng để biết ý kiến của họ. Thông thường phiếu điều tra được phát ở những nơi đông người như trường học, khu vui chơi, trạm xe buýt,…

Tỉ lệ phản hồi của phương pháp này khá cao, bạn có thể thu thập được nhiều ý kiến cùng một lúc, nhưng bù lại chi phí bỏ ra không hề thấp, từ việc lên danh sách câu hỏi đến thuê người phát phiếu. Một lưu ý quan trọng là những câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, thiết thực, đi vòng trọng tâm, số lượng câu hỏi trong một phiếu cũng không được quá nhiều.

Đọc thêm: Những sai lầm và tối kỵ khi lập phiếu điều tra nghiên cứu thị trường

Điều tra qua điện thoại

Phương pháp này đã từng phổ biến một thời, giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người đã phàn nàn về dịch vụ quảng cáo qua điện thoại, họ cho rằng mình đang bị làm phiền và rất bực mình. Chính vì vậy hiệu quả nó mang lại không cao, đôi khi bạn gọi hơn một chục cuộc nhưng người chịu lắng nghe bạn may ra mới có một.

Cách nắm bắt nhu cầu thị trường

Điều tra qua thư từ

Cũng là một phương pháp điều tra từ xa như điện thoại nhưng với việc gửi thư bạn có thể hướng tới nhiều đối tượng hơn, thậm chí chi phí còn rẻ hơn rất nhiều. Nhưng hiệu quả mà nó mang lại không hề cao, tỉ lệ người đọc thư và phản hồi rất thấp, chưa đến 10%. Mặc dù thế phương pháp này vẫn được nhiều doanh nghiệp nhỏ áp dụng.

Điều tra trực tuyến

Nếu so sánh về khả năng bao phủ và tiết kiệm chi phí thì tất cả những phương pháp trên không thể so được với điều tra trực tuyến. Việc tạo ra một bảng câu hỏi, phân phát chúng đến với người dùng chưa bao giờ dễ dàng đến thế nhờ khả năng kết nối không giới hạn cả về không gian và thời gian của mạng ảo. Mặc dù vậy hiệu quả mà nó mang lại không được đánh giá cao, bởi những thông tin mạng thương không đáng tin cậy và dễ bị ảnh hưởng.

Đọc thêm: Cách xác định phân khúc thị trường mục tiêu cực chuẩn xác

Tùy vào khả năng của doanh nghiệp, sản phẩm và thị trường mà bạn có thể chọn một phương pháp nghiên cứu thị trường khác nhau. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Cách nắm bắt nhu cầu thị trường

Cách nắm bắt nhu cầu thị trường

Tại sao cần phân tích thị trường?

Nếu chúng ta chỉ cứ cố làm ra sản phẩm cho tốt rồi đem ra thị trường bán, ai muốn mua thì mua, không mua thì thôi, hoặc nếu thị trường chỉ có mình ta, thì có lẽ chúng ta không cần quan tâm đến và không cần quan tâm đến đề tài này.

Chú trọng trong nội bộ hay ngoài thị trường?

Lịch sử hoạt động kinh doanh thế giới đã trãi qua giai đoạn production-oriented (chỉ tập trung làm ra sản phẩm tốt) khá lâu, và lịch sử cũng đã khẳng định rằng market-oriented (định hướng thị trường) là sự lựa chọn duy nhất giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn thông qua việc thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.


 

Định hướng thị trường - Động thái đầu tiên

Định hướng thị trường (market-oriented) là một bước ngoặc cần được xãy ra, và cần được xãy ra sớm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam. Lý do là vì thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để chuyển từ thị trường kế hoạch tập trung, nơi không có sự cạnh tranh, sang thị trường tự do, nơi mọi người được tự do cạnh tranh, nơi mà người mua là người có quyền quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.Hành động cụ thể của một doanh nghiệp để thể hiện định hướng thị trường là tập trung vào việc nắm bắt và phân tích thông tin thị trường về nhu cầu khách hàng, xu hướng thị trường, tình hình cạnh tranh và môi trường kinh doanh, thay vì chỉ cố gắng nghiên cứu để làm ra sản phẩm thật tốt rồi cố đem đi bán như trước.


 

Làm thế nào để nắm bắt thông tin thị trường?

Như vậy có lẽ trước khi nắm bắt thông tin thì người làm công tác thị trường cần phải xác định mục đích của việc nắm bắt thông tin, từ đó xác định những thông tin nào doanh nghiệp cần phải nắm bắt, đâu là những nguồn cung cấp thông tin, thông tin có bao nhiêu loại và giá trị tham khảo của từng loại thông tin là như thế nào.

Cần nắm bắt những thông tin gì?

1.   Thông tin về môi trường vĩ mô (SKILL)


Những thông tin về môi trường vĩ mô như tình hình chính trị, tình hình kinh tế, xu hướng xã hội và văn hóa, trình độ kỹ thuật và công nghệ, môi trường pháp lý, và ý thức và những qui định về môi trường của thị trường, giúp người kinh doanh hiểu được môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh để qua đó đưa ra những chính sách thích hợp. Nắm bắt sâu sát môi trường kinh doanh cũng giúp người làm công tác thị trường xác lập xu hướng thị trường vốn là một yếu tố quyết định cho việc hoạch định chiến lược đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.

2.   Thông tin về môi trường vi mô (SKILL)
Tình hình cạnh tranh giữa doanh nghiệp và các đối thủ, những diễn biến từ khách hàng và các nhà cung cấp, những sản phẩm có thể thay thế và khả năng thâm nhập thị trường của những sản phẩm mới, là những thông tin cần thiết giúp người làm công tác thị trường có thể hoạch định marketing và các chiến thuật cạnh tranh.

3.   Sơ đồ thị trường (SKILL)
Sơ đồ thị trường cung cấp cho marketer một cái nhìn tổng quan về thị trường, là cơ sở căn bản để phân tích thị trường và là tiền để cho công tác phân khúc thị trường.

4.   Chu kỳ thị trường (SKILL)
Chu kỳ thị trường giúp marketer xác định giai đoạn của sản phẩm trên thị trường qua đó có thể đưa ra chiến lược marketing mix thích hợp.

5.  Chuỗi giá trị (SKILL)
Chuỗi giá trị phân tích vai trò của doanh nghiệp và vai trò của các đối tượng khác cùng tham gia trong hoạt động kinh doanh từ giai đoạn nguyên liệu thô cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Phân tích chuỗi giá trị cũng giúp người làm thị trường hiểu được những động lực quan trọng dẫn đến quyết định mua của từng thành viên tham gia trong chuỗi giá trị, từ đó có thể đưa ra những quyết định chiến lược.

6.   Phân tích cạnh tranh (SKILL) Phân tích cạnh tranh so sánh tương quan năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các đối thủ. 

Bên cạnh những hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối đe dọa cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình hơn, nhìn nhận ra những cơ hội thị trường.

Khách hàng là một đối tượng quan trọng của công tác phân tích thị trường, nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp (sản phẩm, dịch vụ, các giá trị gia tăng...) thích hợp làm hài lòng khách hàng. Hiểu được hành vi, thói quen, chu kỳ mua của khách hàng giúp người làm thị trường đưa ra được những giải pháp tiếp thị hiệu quả.

7.   Nghiên cứu thị trường (SKILL)
Nhằm để nắm bắt thông tin một cách có hiệu quả thì cần phải có phương pháp, có kỹ thuật và công cụ. Tùy vào từng mục đích yêu cầu và ngân sách mà xác định phương pháp, kỹ thuật và công cụ thích hợp.

8.   Nếu không có nghiên cứu thị trường (SKILL)
Trong khi chúng ta nói làm marketing thì phải nghiên cứu thị trường, trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chi ngân sách tổ chức nghiên cứu thị trường. Vậy nếu không có nghiên cứu thị trường thì người làm công tác thị trường có thể làm gì để vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

 

Nguồn : leader