Cách nấu nước tía tô uống trước khi tiêm phòng cho bé

15:37:52 27/05/2022 Lượt xem 71 Cỡ chữ

  • Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm
  • Sốt với nhiệt độ thường trên 38 độ C
  • Nôn mửa
  • Khóc, cáu gắt
  • Bú kém.

Cách nấu nước tía tô uống trước khi tiêm phòng cho bé

Mặc dù bí quyết dân gian này được truyền tai nhau và cho là khá hiệu quả nhưng vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh rõ ràng. Do đó, trước khi áp dụng, mẹ nên cân nhắc và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, chẳng hạn như hỏi ý kiến bác sĩ đông y hoặc tham khảo thêm từ những mẹ đã từng uống nước lá tía tô trước khi cho bé đi tiêm ngừa.

Ở lĩnh vực Đông y, theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền cho biết hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà có tác dụng sát khuẩn.

Do đó, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giúp giải cảm, trị sốt. Chính vì tía tô có giá trị rất cao về dược tính như vậy nên nhiều mẹ đã tin rằng nước lá tía tô có thể giúp bé giảm các triệu chứng khó chịu sau khi tiêm phòng.

Cách uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng

Cách nấu nước tía tô uống trước khi tiêm phòng cho bé

Cách uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cũng khá đơn giản. Bạn cần nấu nước lá tía tô, để nguội (uống ấm, lạnh tùy thích). Khoảng 3-5 ngày trước khi bé tiêm phòng, bạn thường xuyên uống nước lá tía tô (không thay thế hoàn toàn nước lọc) rồi cho bé bú. Bạn thực hiện việc này cho đến ngày tiêm phòng của trẻ.

Nếu trẻ lớn hơn (từ 1 tuổi trở lên), bạn có thể cho bé uống nước lá tía tô trực tiếp trước khi tiêm phòng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Địa chỉ tiêm chủng cho trẻ sơ sinh uy tín, chất lượng

Hiện nay, trung tâm tiêm chủng DANAVAC là một trong những địa chỉ tiêm chủng cho trẻ sơ sinh uy tín, chất lượng hàng đầu. DANAVAC sử dụng nguồn vắc-xin nhập khẩu chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.

Trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi, vắc-xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc-xin phòng bệnh tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin. Ngoài ra, trung tâm tiêm chủng DANAVAC có các ưu điểm khác như:

Cách nấu nước tía tô uống trước khi tiêm phòng cho bé
\

trung tâm tiêm chủng 5* đà nẵng

  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Gia đình được nhắc lịch tiêm chủng cho con qua tin nhắn theo phần mềm Quản lý tiêm chủng tùy theo từng độ tuổi để tránh bỏ sót mũi tiêm.

Để được tư vấn tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 54 54 05 !

Rất nhiều mẹ đã nghe đến uống lá tía tô trước khi tiêm phòng và hiệu quả của lá tía tô đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng và uống nước lá tía tô đúng cách.

Thực hư chuyện uống lá tía tô trước khi tiêm phòng và uống nước lá tía tô có khiến mẹ sau sinh mất sữa không sẽ được khoa học giải đáp dưới đây.

1. Nên uống lá tía tô trước khi tiêm phòng không?

1.1. Những điều cần biết về uống lá tía tô trước khi tiêm phòng cho trẻ

Không ít mẹ sau sinh được mách nên uống nước lá tía tô rồi sau đó cho em bé bú trước khi đưa bé đi tiêm phòng, đây được biết đến là một mẹo giúp trẻ không bị sốt sau khi tiêm. Điều này có đúng hay không?

Trả lời câu hỏi này, Ths.BS. Trần Thu Nga thuộc Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết:

Y học cổ truyền thì tía tô được biết đến là một vị thuốc có tác dụng kích thích ra mồ hôi. Với nước sắc và cồn chiết xuất từ lá tía tô còn đem lại nhiều tác dụng như giãn mạch ngoài da, giúp người bệnh hạ sốt cũng như đem lại hiệu quả trong điều trị cảm. Không chỉ vậy, hạt tía tô còn được chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành tía tô còn được chế thành thuốc an thai.

Tuy nhiên, uống lá tía tô trước khi tiêm phòng không? Thì câu trả lời là mẹ sau sinh không nên uống nước tía tô với mục đích này. Thực tế, việc người mẹ uống nước lá tía tô để con bú có giúp em bé ngừa bị sốt sau khi tiêm phòng hay không đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể và biện pháp này chỉ được biết đến là một mẹo dân gian truyền miệng.

Đối với trường hợp trẻ bị sốt nhẹ, bị đau hoặc sưng đau sau khi tiêm phòng thì đều là các triệu chứng phản ứng xảy ra rất bình thường. Phản ứng này diễn ra khi cơ thể tiếp nhận vaccine như một tác nhân lạ và phản ứng lại.

Ngoài ra, vì đau nên thường trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn, bú kém hoặc có những trẻ bỏ bú. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài lâu. Do đó, phụ huynh sau khi tiêm phòng cho trẻ không cần quá lo lắng về các triệu chứng trên.

Cách nấu nước tía tô uống trước khi tiêm phòng cho bé

Tía tô đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng sai cách - Ảnh Internet

1.2. Tác dụng uống nước lá tía tô

Thực tế, uống nước lá tía tô đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như có công dụng làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa tốt. Ngoài ra, nước lá tía tô còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như gout, hen suyễn, nổi mề đay, mẩn ngứa hay các bệnh về dạ dày. Đặc biệt, nước lá tía tô còn được biết đến là thức uống giúp giảm cân hiệu quả.

Đọc thêm:

9+ công dụng tuyệt vời của lá tía tô đối với sức khỏe

Tác dụng của lá tía tô với bà bầu: Giảm ốm nghén không phải tác dụng duy nhất

1.3. Lưu ý khi uống nước lá tía tô

Thực chất nước lá tía tô được uống đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không lạm dụng.

Uống quá nhiều nước lá tía tô còn là nguyên nhân khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Uống đúng cách, mỗi ngày chỉ nên uống từ 3 đến 4 ly nước lá tía tô và chia nhỏ làm nhiều lần uống.

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng nước lá tía tô mà thời điểm uống sẽ khác nhau:

- Uống giảm cân nên uống nước lá tía tô trước khi ăn 30 phút, đây là cách giúp hấp thu chất béo và giảm lượng thức ăn cơ thể nạp vào.

- Khi không có ý định giảm cân nên uống sau bữa ăn 20 phút.

- Không để nước tía tô lâu ngày, nước tía tô chỉ bảo quản tối đa trong 24 giờ vì để lâu có thể khiến dưỡng chất trong nước lá tía tô mất tác dụng và còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

- Không sử dụng nước lá tía tô cho người ra nhiều mồ hôi.

- Trẻ nhỏ và phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng nước lá tía tô để không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng đúng cách

Vì vậy, thay vì sử dụng các mẹo để giúp trẻ không bị sốt sau khi tiêm phòng, phụ huynh nên cập nhật thêm kiến thức cũng như các phản ứng thường gặp và một số biện pháp hỗ trợ giảm đau, hạt sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng vừa an toàn, vừa hiệu quả khác.

- Cha mẹ cần chú ý cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.

Cách nấu nước tía tô uống trước khi tiêm phòng cho bé

Trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng, mẹ nên duy trì cho trẻ chế độ dinh dưỡng hằng ngày và bổ sung nước cho trẻ - Ảnh Internet

- Duy trì chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ. Đối với trẻ bú sữa mẹ cần cho trẻ bú đủ và nếu trẻ đã có thể uống nước cần bổ sung thêm nước uống đun sôi để nguội cho trẻ uống.

- Những trường hợp trẻ bị sốt, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để áp dụng một số biện pháp hạ sốt bằng thuốc như paracetamol, ibuprofen với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt cao hơn 38,5 độ C, quấy khóc nhiều.

- Khi trẻ xuất hiện vết sưng, đỏ sau khi tiêm phòng, cha mẹ có thể chườm lạnh cho trẻ nhằm mục đích giảm đau, giảm sưng cho trẻ.

- Nếu bế trẻ, chú ý tránh chạm vào vết tiêm của trẻ.

- Tuyệt đối, không xoa dầu, không chườm nóng, không nặn chanh, đáp khoai tây hay bôi và đắp bất cứ thứ gì được truyền miệng lên vết tiêm của trẻ vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

- Không dùng aspirin hay sử dụng thêm các loại thuốc ho, thuốc hạ sốt khác cho trẻ vì điều này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

Phụ huynh cần chú ý, đối với những trường hợp trẻ phản ứng nặng sau khi tiêm phòng như sốt cao trên 39 độ C, kèm theo đó là các triệu chứng co giật, khó thở thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá lo lắng khi đưa trẻ đi tiêm phòng vì tỷ lệ trẻ bị phản ứng nặng sau tiêm rất hiếm xảy ra.