Cách nhận biết vòng tránh thai đúng vị trí

Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai dành được nhiều sự quan tâm của nữ giới bởi chi phí rẻ, hiệu quả cao và có tác dụng kéo dài. Tác dụng tránh thai của vòng tránh thai đạt được nếu ta đặt đúng vị trí và trong suốt thời gian đặt vòng tránh thai không bị di lệch khỏi vị trí.

Vậy nếu lệch khỏi vị trí thì tác dụng tránh thai của việc đặt vòng có còn không? Dấu hiệu nào để ta nhận biết được vòng tránh trai không còn ở đúng vị trí? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một thiết bị được sản xuất với kích thước nhỏ được đặt vào trong tử cung có tác dụng tránh thai dành cho nữ giới nếu nằm đúng vị trí.

Hiện nay vòng tránh thai có hai dạng phổ biến đó là:

  • Vòng tránh thai chứa chất đồng.
  • Vòng tránh thai chứa nội tiết tố [progestine].

Những điểm ưu mà ta có thấy ở việc sử dụng vòng tránh thai đó là:

  • Dễ thực hiện, nhanh chóng. Giá thành hợp lý.
  • Có hiệu quả cao đạt từ 97 – 99% tỉ lệ ngừa thai và trong thời gian dài [từ 3 – 10 năm tùy vào loại vòng tránh thai mình đặt].
  • Có nhiều kích thước và tính chất để các chị em lựa chọn sao cho phù hợp nhất với bản thân khi sử dụng.
  • Không gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người sử dụng và bạn tình. Có thể sẽ làm tăng tính hưng phấn và khoái cảm khi yêu vì không cần lo nghĩ đến việc có thai ngoài ý muốn.
  • Không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này nếu muốn mang thai trở lại.

Tác dụng tránh thai của vòng tránh thai được đảm bảo khi mà dụng cụ còn hạn sử dụng và nằm đúng vị trí, vì vậy khi mà lệch vòng tránh thai thì điều đầu tiên ta nghĩ đến đó chính là nguy cơ có thai ngoài ý muốn. Do đó việc phát hiện sớm các biểu hiện của việc lệch vòng tránh thai cũng như nguyên nhân tạo ra điều này là cái mà ta cần chú ý sau khi đặt vòng tránh thai.

  • Do cơ sở y tế bạn lựa chọn không tiến hành làm thủ thuật đúng kĩ thuật, đúng vị trí đặt…
  • Kích thước vòng tránh thai không phù hợp với lòng tử cung như trong trường hợp đặt ngay sau sinh khi tử cung chưa co hồi hoàn toàn…
  • Do trong lúc kiểm tra lại xem vòng tránh thai đã đặt đúng vị trí chưa thì ta chạm kéo vào dây vòng ở cổ tử cung gây ra.
  • Sau đặt vòng không nghỉ ngơi mà đi lại nhiều, vận động mạnh hay không kiêng quan hệ tình dục sau đặt vòng.

Đau bụng – dấu hiệu của lệch vòng tránh thai

  • Sau khi mới đặt vòng ta sẽ có tình trạng hơi đau âm ỉ bụng dưới trong vài ngày rồi sẽ mất. Nhưng nếu đau bụng âm ủ kéo dài hơn, tiến triển xấu đi hay đau bụng dữ dội, nhất là khi giao hợp thì có thể là vòng tránh thai của bạn đã bị lệch.
  • Một số trường hợp đau lan tỏa vùng quanh thắt lưng khiến ta có thể nhầm với dấu hiệu của bệnh lý khác.
  • Trung bình thì sau 4 -5 ngày thì tình trạng ra máu âm đạo sau đặt vòng tránh thai sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu chảy máu còn xảy ra, nhất là khi quan hệ thì có thể do vòng tránh thai bị lệch khỏi vị trí [ khi quan hệ làm cơ tử cung co kéo va chạm mạnh vào vòng tránh thai gây xây xát hay tổn thương niêm mạc tử cung dẫn đến chảy máu âm đạo].

Ngoài ra, bạn cũng có thể vô tình phát hiện ra trong lúc đi thăm khám các bệnh khác, siêu âm ổ bụng, tử cung – phần phụ khi không có dấu hiệu của lệch vòng tránh thai.

  • Khi có các triệu chứng như đau bụng, ra máu âm đạo, mệt mỏi… nhiều ngày và tiến triển nặng thêm thì ta cần chủ động đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, khám tìm nguyên nhân và giải pháp cho trường hợp này.
  • Tiến hành làm các xét nghiệm, siêu âm cần thiết. Sau đó tháo vòng tránh thai.
  • Khi tháo vòng tránh thai cần chú ý: không tháo khi đang có hay vừa điều trị viêm nhiễm phụ khoa; đang có hành kinh…
  • Nếu có quan hệ tình dục trong thời điểm này nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai kết hợp như bao cao su.

Giải pháp và lời khuyên cho việc đặt lệch dụng cụ tránh thai

  • Lựa chọn kích thước vòng tránh thai phù hợp với tử cung.
  • Tránh sử dụng đặt vòng tránh thai cho phụ nữ mới sinh, cho con bú, có tiền sử chửa ngoài tử cung hoặc tử cung có sẹo trước đó…
  • Nên thực hiện thủ thuật tại các cở sở y tế có uy tín và có kinh nghiệm về phụ khoa như bệnh viện phụ sản trung ương, khoa phụ sản – bệnh viện Đại học Y Hà Nội…
  • Nên nghỉ ngơi tại chỗ từ 5 -10 phút sau khi đặt xong. Cần nằm nghỉ ngơi, kiêng đi lại nhiều và vận động mạnh khoảng 14 ngày sau đặt vòng tránh thai.
  • Kiêng quan hệ tình dục với bạn tình ít nhất 02 tuần sau đặt vòng có tác dụng tránh thai.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh thụt rửa quá sâu hay kéo dây ở vòng tránh thai.
  • Đi kiểm tra lại xem vị trí của dụng cụ tử cung sau 1 – 3 tháng/ lần để đánh giá tình trạng vòng tránh thai cũng như sự viêm nhiễm của cô bé có hay không, mức độ ra sao.

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế [MOH] Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc //moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Cách tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà khá quan trọng. Nó sẽ giúp chị em sớm phát hiện sự cố sau đặt vòng tránh thai. Cụ thể cách kiểm tra thế nào?

Cách tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà giúp chị em nhanh chóng khắc phục được những biến chứng xảy ra khi vòng tránh thai bị lệch, tụt thấp hoặc bị đứt dây… Cụ thể cách kiểm tra như thế nào? Bạn hãy đọc thông tin dưới đây.

Trước khi tìm hiểu cách tự kiểm tra vòng tránh thai, bạn hãy tìm hiểu đôi chút về vòng tránh thai nhé.

Vòng tránh thai là giải pháp tránh thai an toàn và hiệu quả lên đến 99%. Phương pháp này được nhiều bác sĩ khuyên dùng cũng như được áp dụng phổ biến và rộng rãi.

Quy trình đặt vòng khá đơn giản và nhanh chóng

Khi đặt vòng tránh thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một dụng cụ nhỏ được đặt ở lòng tử cung với mục đích tránh thai. Nữ giới đặt vòng tránh thai một lần có thể sử dụng lâu dài trên nhiều năm.

Chính vì thế, nữ giới sẽ tiết kiệm tối đa chi phí và nâng cao hiệu quả, hạn chế việc mang thai ngoài ý muốn.

Một số tình trạng khi đặt vòng tránh thai

Tuy vòng tránh thai mang lại hiệu quả ngừa thai cao, nhưng nếu chị em đặt vòng không đúng cách tại những đơn vị y tế yếu kém tay nghề lẫn chuyên môn, thì sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại.

1. Vòng tránh thai bị tụt thấp

Vòng tránh thai sẽ phát huy được hiệu quả, nếu chị em đặt đúng vị trí trong tử cung. Thế nên, nếu vòng tránh thai sau khi đặt bị tụt thấp khỏi vị trí tử cung sẽ không còn hiệu quả tránh thai.

Thậm chí đuôi của vòng tránh thai sẽ bị rơi xuống cổ tử cung. Điều này khiến chị em quan hệ tình dục sẽ gây tổn thương cho cả 2.

2. Vòng tránh thai bị lệch

Vòng tránh thai sau khi đặt bị lệch khỏi vị trí ban đầu cũng sẽ làm mất đi hiệu quả ngừa thai và còn làm tổn thương niêm mạc tử cung.

Nếu trường hợp vòng tránh thai bị lệch và lạc đến một số cơ quan khác bên trong, sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì có thể nó sẽ khiến tử cung, ruột, bàng quang bị đâm thủng hoặc gây viêm vùng chậu, thậm chí bị lọt vào ổ bụng…

Vòng tránh thai có vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phái đẹp

3. Vòng tránh thai bị đứt dây

Cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà có thể giúp chị em sớm phát hiện vòng tránh thai đã bị đứt dây. Nếu vòng tránh thai bị đứt dây, vòng cũng không thể nằm đúng vị trí, thì khả năng ngừa thai cũng sẽ không đạt được hiệu quả.

Phần đuôi của vòng có nối với sợi dây. Do đó bạn có thể tự kiểm tra vòng có bị đứt dây trong quá trình sử dụng hay không, cũng như giúp dễ dàng tháo vòng sau khi không còn nhu cầu sử dụng.

Thế nên, để đảm bảo an toàn tốt nhất, bạn cần biết cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà để tránh được những biến chứng nêu trên xảy ra.

Cách tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà

Sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi chị em có những vận động mạnh, có sự va chạm ở phần bụng dưới hay có những dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, máu chảy ngoài chu kỳ kinh… biết cách tự kiểm tra vòng tránh thai, bạn sẽ tránh được những biến chứng không đáng có.

Theo hướng dẫn từ những đơn vị y tế chuyên khoa uy tín, bác sĩ, cách tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà như sau:

  • Trước khi tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà, chị em cần rửa tay hoặc khử trùng tay sạch sẽ, cẩn thận nhằm tránh mang mầm bệnh vào trong âm đạo.
  • Phần đuôi vòng tránh thai sẽ có đoạn dây dài khoảng 5cm, phần dây này giúp chị em tiện lợi kiểm tra, sau khi đặt vòng. Thường sau khi đặt vòng tại đơn vị y tế chuyên khoa xong, bác sĩ sẽ đề nghị chị em được kiểm tra thử vòng, để cảm nhận đúng vị trí cũng như độ dài của dây. Điều này giúp phát hiện về sự cố của vòng tránh thai về sau khi kiểm tra tại nhà.
  • Cách kiểm tra dây vòng tránh thai là phát hiện dây dài hoặc ngắn hơn bình thường, thì đó chính là dấu hiệu cho thấy vòng tránh thai đã bị lệch.
  • Khi kiểm tra và sờ tìm không thấy dây vòng nằm ở đâu, tức là vòng tránh thai của chị em đã bị trôi lạc khỏi vị trí ban đầu.
  • Trường hợp kiểm tra nhưng lại thấy dây vòng đã bị đứt, thì chị em cần đến đơn vị y tế chuyên khoa để được kiểm tra ngay.
Biết cách tự kiểm tra vòng tránh thai giúp bạn tránh được những biến chứng đáng tiếc

Nếu sau đặt vòng có những dấu hiệu bất thường dưới đây, thì cũng nhanh chóng liên hệ hoặc đến trực tiếp đơn vị chị em chọn đặt vòng tránh thai, để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời, phù hợp.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

[ngày]

Số ngày hành kinh

[ngày]

Cụ thể bao gồm:

  • Sau khi đặt vòng về nhà, chị em có hiện tượng sốt cao.
  • Sụt cân đột ngột, không rõ nguyên nhân sau đặt vòng.
  • Quan hệ tình dục đau rát, không đạt được khoái cảm và thậm chí đau ngay cả khi di chuyển hoặc vận động mạnh.
  • Sau đặt vòng chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn, không đều như: chậm kinh, rong kinh, thống kinh hoặc thậm chí mất kinh.
  • Khí hư ra nhiều bất thường, có màu sắc lạ kèm mùi hôi tanh…
  • Đau vùng bụng dưới hoặc khi chị em nghi ngờ bản thân mang thai sau đặt vòng…

Như vậy có thể thấy cách tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cách này không chỉ giúp sớm phát hiện được sự cố và có cách khắc phục sớm, mà còn giúp phái đẹp tránh được tình trạng mang thai ngoài ý muốn vô cùng đáng tiếc. Vậy nên, chị em hãy thường xuyên tự kiểm tra vòng tránh thai đúng cách, an toàn tại nhà để đảm bảo sức khỏe nhé!

Lâm An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề