Cách nhớ dãy hoạt dộng hóa học của kim loại

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 04-11-2020

3,126 lượt xem

1. Dãy hoạt động hóa học [cũ]

K   Na    Ca     Mg     Al     Zn    Fe     Ni     Sn     Pb    H     Cu    Hg    Ag    Pt    Au

Cách nhớ:

Khi Nào Cần May Áo Giáp Sắt Nhớ Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu

2. Dãy hoạt động hóa học sửa đổi

Dãy hoạt động hóa học được viết lại như sau:

K  Ca   Na   Mg   Al   Zn   Fe  Ni   Sn   Pb    H   Cu  Ag   Hg   Pt   Au

Cách nhớ:

Khi Cần Nàng May Áo Giáp Sắt Nhớ Sang Phố Hỏi Cô Á Hậu Phương Anh

Khi Cả Nhà May Áo Giáp Sắt Nhớ Sang Pháp Hỏi Cô Á Hậu Phố Âu

3. Ý nghĩa

 - Dãy hoạt động hóa học cho biết được độ mạnh của kim loại giảm dần từ K đến Au

K > Ca >  Na >  Mg >  Al  > Zn  > Fe > Ni >  Sn >  Pb >   H >  Cu > Ag >  Hg >  Pt  > Au

 - Kim loại đứng trước  Al tác dụng được với nước

K, Ca, Na dễ dàng tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ

  M + nH2O → M[OH]n + n/2 H2

 - Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi muối [trừ K, Ca và Na vì chúng tác dụng với nước trước]

Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 - Nhiệt phân muối nitrat

  + Từ K → Na: khi bị nhiệt phân muối nitrat phân hủy tạo thành muối nitrit và oxi

  M[NO3]n → M[NO2]n + n/2O2

  + Từ Mg → Cu: khi bị nhiệt phân muối nitrat phân hủy tạo thành oxit bazơ, nitơ dioxit và oxi

  2M[NO3]n → M2On + 2nNO2 + n/2O2

  + Từ Ag → Au: khi bị nhiệt phân muối nitrat phân hủy tạo thành kim loại, nitơ dioxit và oxi.

Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email:

Có vẻ như bạn đang dùng nhầm tính năng này do sử dụng quá nhanh. Bạn tạm thời đã bị chặn sử dụng nó.

Nếu bạn cho rằng nội dung này không vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi, hãy cho chúng tôi biết.

Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì? Cách học thuộc dãy hoạt động hóa học như nào?… Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể về chủ đề này nhé!

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?

  • Dãy hoạt động hóa học của kim loại được biết đến là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.
  • Dãy hoạt động của một số kim loại:

Cách học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại

Một số mẹo dùng để học thuộc dãy hoạt động HH của kim loại lớp 9

  • K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Hg, Ag, Pt, Au
    • Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu
    • Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu
  • Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Hg, Ag, Pt, Au
    • Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu

Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại

Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải

  • K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất.
  • Kim loại mạnh nhất: Li, K, Ba, Ca, Na
  • Kim loại mạnh: Mg, Al
  • Kim loại trung bình: Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb
  • Kim loại yếu: Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Kim loại đứng trước Mg [K, Ba, Ca, Na] phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.

\[2Na + 2H_{2}O \rightarrow 2NaOH + H_{2}\]

\[Ba + 2H_{2}O \rightarrow Ba[OH]_{2} + H_{2}\]

Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit [HCl; \[H_{2}SO_{4}\] loãng,….] tạo ra \[H_{2}\]

\[Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_{2} + H_{2}\]

\[Cu + 2HCl \rightarrow\] không phản ứng [vì Cu đứng sau H]

Kim loại không tan trong nước [từ Mg trở về sau] đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối

\[Fe + CuSO_{4} \rightarrow FeSO_{4} + Cu\]

\[Cu + 2AgNO_{3} \rightarrow Cu[NO_{3}]_{2} + 2Ag\]

Chú ý: Khi cho Na vào dung dịch \[CuCl_{2}\] thì:

  • Na phản ứng với nước trước: \[2Na + 2H_{2}O \rightarrow 2NaOH + H_{2}\]
  • Sau đó xảy ra phản ứng: \[CuCl_{2} + 2NaOH \rightarrow Cu[OH]_{2} + 2Ag\]

Xem thêm >>> Dãy điện hóa của kim loại đầy đủ và Cách nhớ dãy điện hóa kim loại

Bài tập về dãy hoạt động hóa học của kim loại

Bài 1: Dung dịch \[ZnSO_{4}\] có lẫn tạp chất là \[CuSO_{4}\]. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch \[ZnSO_{4}\]? Giải thích và viết phương trình phản ứng.

Cách giải:

Dùng Zn. Vì dùng kẽm có phản ứng:

\[Zn + CuSO_{4} \rightarrow ZnSO_{4} + Cu\]

Nếu dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch \[ZnSO_{4}\] tinh khiết.

Bài 2: Viết các phương trình hóa học:

  1. Điều chế CuSO4 từ Cu.
  2. Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 [các hóa chất cần thiết coi như có đủ].

Cách giải:

\[Cu \rightarrow CuO \rightarrow CuSO_{4}\]

Phương trình hóa học:

\[2Cu + O_{2} \rightarrow 2CuO\]

\[CuO + H_{2}SO_{4} \rightarrow CuSO_{4} + H_{2}O\]

Hoặc:

\[Cu + 2H_{2}SO_{4}d \overset{t^{\circ}}{\rightarrow}CuSO_{4} + SO_{2} + 2H_{2}O\]

     2. Cho mỗi chất \[Mg, MgO, MgCO_{3}\] tác dụng với dung dịch HCl, cho \[MgSO_{4}\] tác dụng với \[BaCl_{2}\] ta thu được \[MgCl_{2}\].

\[Mg + 2HCl \rightarrow MgCl_{2} + H_{2}\]

\[MgO + 2HCl \rightarrow MgCl_{2} + H_{2}O\]

\[MgCO_{3} + 2HCl \rightarrow MgCl_{2} + CO_{2} + H_{2}O\]

\[MgSO_{4} + BaCl_{2} \rightarrow MgCl_{2} + BaSO_{4}\]

Bài 3: Cho 10,5g hỗn hợp hai kim loại Cu [đồng], Zn [kẽm] vào dung dịch \[H_{2}SO_{4}\] loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí [đktc].

  1. Viết phương trình hóa học.
  2. Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng.

Cách giải:

\[n_{k} = \frac{2,24}{22,4} = 0,1\, [mol]\]

  1. Phương trình hóa học của phản ứng:

\[Zn + H_{2}SO_{4}\, l \rightarrow ZnSO_{4} + H_{2}\]

Cu đứng sau H trong dãy hoạt động HH nên không phản ứng với dung dịch \[H_{2}SO_{4}\] loãng

     2. Chất rắn còn lại là Cu

Theo phương trình:

\[n_{Zn} = n_{H_{2}} = 0,1\, mol\]

\[\Rightarrow m_{Zn} = 65.0,1 = 6,5g\]

Khối lượng chất rắn còn lại:

\[m_{Cu} = 10,5 – 6,5 = 4g\]

Trên đây là tổng hợp kiến thức về chuyên đề dãy hoạt động hóa học của kim loại. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm:

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ Đề