Cách phân biệt tép đực và cái

Cách phân biệt tép đực và cái


– Khi tép trưởng thành ta có thể phân biệt như sau:

Tép đực người thon và ốm hơn, 1 số loại như RC thì tép đực màu xấu và nhạt hơn tép cái.

Tép cái tròn trịa, mập mạp, màu sắc cũng đẹp hơn tép đực, đến tuổi trưởng thành trên lưng tép cái có 1 vệt màu vàng giống yên ngựa (gọi là trứng lưng).

Thời gian sinh sản của tép là khoảng 30 đến 45 ngày(kể từ khi ông trứng lưng).

Nếu là lần đầu ôm trứng thì bạn không cần vội, đúng tuổi tép sẽ ôm trứng.

Nếu đã đẻ vài lần và không thấy ôm trứng lại thì xem lại môi trường nước trong bể.

Tép con sống sót ít có thể do các nguyên nhân sau:

– Nhiệt độ không ổn định

– Thiếu khoáng

– NO3 cao

– Trong bể có nhiều thủy tức, sán

Ngoài nguyên nhân bị trúng độc thì có thể là do quá trình động dục.

Tùy vào chế độ nuôi dưỡng mà tuổi thọ tép có thể từ 1,5 đến 2 năm.

Bạn cứ để trong bể, tép sẽ tự ăn hết, đó là khẩu phần bổ sung canxi cho tép.

Không có vấn đề gì nhưng phải đảm bảo kéo và tay bạn phải được rủa bằng nước sạch. Riêng cây trầu  bà(anubius) hạn chế cắt tỉa vì khi bị thương cây tiết ra chất độc có hại cho tép.

Thức ăn mà tép có thể ăn gồm các loại tự nhiên như: dưa leo, cả rốt, lá dâu…(phải luộc chín) và các loại thức ăn công nghiệp dành cho tép.

Cho ăn 1 ngày 1 lần với lượng vừa đủ, tránh thức ăn dư thừa sẽ sinh ra sán có hại cho tép.

Tép đẻ con, trứng nở thành con trong bụng tép mẹ rồi chui ra ngoài, mấy ngày đầu tép con ít di chuyển, chỉ bám vào cây, lũa, kính…

Tép cảnh có một cơ chế sinh trưởng và phát triển độc đáo mà nhiều phương diện còn chưa được khám phá. Những gì đã biết đôi khi sai lệch hoặc chưa chính xác. Bài này được viết với mục đích lý giải càng nhiều càng tốt về cơ chế sinh trưởng và phát triển của tép cảnh. Bài tập trung vào những loài tép cảnh phổ biến như: 

Tép đỏ, tép RC, Red cherry, tép anh đào, tép Sakura,.....

1. Làm sao phân biệt được tép đực và tép cái?Khi tép trưởng thành ta có thể phân biệt như sau:
  • Tép đực người thon và ốm hơn , 1 số loại như tép đỏ RC thì tép đực có màu xấu và nhạt hơn tép cái.
  • Tép cái tròn trịa, mập mạp, màu sắc cũng đẹp hơn tép đực. Đến tuổi trưởng thành trên lưng có 1 vệt màu vàng giống cái yên ngựa. ( gọi là trứng lưng)

Cách phân biệt tép đực và cái

2. Tuổi thọ của tép là bao lâu?

Tùy vào chế độ nuôi dưỡng mà tuổi thọ tép có thể từ 1,5 năm đến 2 năm. 

3. Sao nuôi tép đã lâu mà không thấy ôm trứng?

  • Nếu là lần đầu ôm trứng thì bạn không cần vội, đúng tuổi thì tép sẽ ôm trứng thôi. Đôi khi, bạn cũng nên kiểm tra đàn tép trong hồ có bị hao hụt tép đực không nhé.
  • Nếu đã đẻ vài lần và không thấy ôm trứng lại thì hay xem lại môi trường nước của hồ bạn.

4. Tép bao nhiêu lâu thì sinh sản 1 lần?

Thời gian sinh sản của tép là khoảng 30 đến 45 ngày ( từ khi ôm trứng lưng hình yên ngựa)

5. Nên cho tép ăn những gì và 1 ngày mấy lần là ổn?

  • Những thức ăn mà tép có thể ăn gồm các loại tự nhiên như: dưa leo, cà rốt, lá dâu,…v..v( tất cả đều phải luộc chín). Và các loại thức ăn công nghiệp dành riêng cho tép như: thức ăn SĐ3
  • Cho ăn 1 ngày 1 lần với lượng vừa đủ, tránh thức ăn dư thừa sẽ sinh ra sán gây hại cho tép.

Cách phân biệt tép đực và cái

6. Tép lột vỏ có nên vớt vỏ ra không?

Bạn cứ để vỏ trong hồ,tép sẽ tự ăn hết đó là khẩu phần bổ xung canxi cho tép của bạn.

7. Sao trong bể thấy rất ít tép con mặc dù tép mẹ vẫn đẻ đều đặn?

Tép con sống sót ít có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Nhiệt độ lên xuống thất thường,
  • Thiếu khoáng
  • Nồng độ NO3 cao
  • Trong hồ nuôi có nhiều thủy tức, sán, ký sinh trùng, giun trắng…
Kiểm tra lọc xem có lực hút mạnh quá không? (Khi vệ sinh lọc ở nhà thấy khá nhiều tép vẫn sống được dưới đáy lọc @.@ do sống lâu trong tối nên màu khá là nhợt nhạt)

Hoặc hồ của bạn quá nhiều cây nên tép trốn sạch rồi :v

Cách phân biệt tép đực và cái

8. Tại sao đột nhiên tép bơi loạn xạ dù không cho bất cứ thứ gì vào hồ, hoặc trong không khí không có mùi lạ?Tép bơi loạn xạ nếu loại trừ nguyên nhân bị trúng độc ra thì là do quá trình động dục hoặc tìm kiếm thức ăn.

9. Có thể cắt tỉa thường xuyên cây trong hồ đc không?Không có vấn đề gì nhưng phải đảm bảo rằng kéo và tay bạn phải đc rữa bằng nước sạch. Riêng cây trầu bà, ráy (anubius) hạn chế cắt tỉa vì khi bị thương cây thường tiết ra chất độc ko tốt cho tép.



10. Tép đẻ ra ấu trùng như tôm hay đẻ con?

Tép đẻ con, trứng nở thành con trong bụng tép mẹ, đến ngày sinh nó sẽ tự chui ra ngoài, mấy ngày đầu tép con rất ít di chuyển, chỉ bám vào rêu, lũa, kính…

Trên đây là những thông tin lí thú về loài tép cảnh. Chúc các bạn có được 1 đàn tép khỏe mạnh và ưng ý nhất cho riêng mình!!!


Cám ơn các bạn đã đọc bài viết và ghé vào blog của mình :vChúc các bạn một ngày tốt lành <3