Cách phòng tránh bệnh đường tiêu hóa

Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, bệnh trĩ, bệnh viêm đại tràng, bệnh rối loạn tiêu hóa là những bệnh tiêu hóa thường gặp gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không muốn bản thân mắc một trong những bệnh lý trên, hãy phòng ngừa ngay từ bây giờ!

Hệ tiêu hóa của con người bao gồm một ống cơ dài từ miệng cho tới hậu môn và các phần phụ đổ chất tiết vào trong ống tiêu hóa. Đó chính là các tuyến tụy, tuyến mật và tuyến nước bọt. Chức năng chính của bộ máy tiêu hóa là thực hiện 4 nhiệm vụ chính sau: vận chuyển thức ăn vào dạ dày để nhào lộn dịch tiêu hóa với thức ăn, tiêu hóa thức ăn thành nhiều phần nhỏ, hấp thu thức ăn đã được tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Do đó, các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp hết sức đa dạng, trong đó có các vấn đề chính sau:

Viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh tiêu hóa thường gặp

Là tình trạng xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày gây đau đớn cho người bệnh. Đau nóng rát là triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc trưng của cơn đau:

  • Cảm thấy bất cứ nơi nào từ rốn đến xương ức.
  • Từ vài phút đến vài giờ.
  • Đau hơn khi dạ dày trống rỗng.
  • Đau giảm bằng cách ăn các loại thực phẩm nào đó đệm acid dạ dày hoặc bằng cách dùng thuốc giảm acid.
  • Biến mất và sau đó trở lại trong một vài ngày hoặc vài tuần.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản. Triệu chứng đặc hiệu của trào ngược dạ dày thực quản là:

  • Xuất hiện tình trạng ợ chua cảm thấy có dung dịch chảy từ dưới lên.
  • Ợ nóng: cảm thấy nóng rát ở ngực do axit trào lên làm bỏng rát thực quản.
  • Chất trào ngược có thể trào lên đến họng gây viêm họng, viêm amidan, khàn tiếng, gây hen phế quản, khó thở.
  • Sau 1 khoảng thời gian sẽ gây viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản dẫn đến khó khăn khi nuốt.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một cụm từ dùng để chỉ một nhóm các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, nôn, tiêu chảy cấp...

Rối loạn tiêu hóa thường liên quan đến chế độ ăn uống, nguyên nhân khởi đầu có thể là ăn phải thức ăn ôi thiu, uống sữa quá hạn sử dụng, ăn rau sống gây đau bụng, đi lỏng, nếu thức ăn bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì rất nguy hiểm. Nhưng có thể là nguyên nhân thứ phát [làm khơi dậy một bệnh nào đó tái phát, ví dụ, ăn chua cay làm cơn đau dạ dày hoặc viêm đại tràng mạn tính tái phát…].

Khi bị rối loạn tiêu hóa người bệnh sẽ bị các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, nôn, tiêu chảy cấp...

Bệnh viêm đại tràng

Khi bề mặt niêm mạc của đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể sẽ dẫn đến viêm đại tràng. Chứng bệnh này có đặc trưng là rất dễ tái phát và trở nên mãn tính, vì vậy việc điều trị được dứt điểm là điều rất khó khăn.

Là tình trạng do các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ở người cao tuổi là đau bụng âm ỉ, có khi đau nhiều thành cơn, có cảm giác đầy bụng, sôi, nóng ruột, rối loạn đại tiện. Có trường hợp bệnh nhân bị xen kẽ vừa táo vừa lỏng.

Bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên lại hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống do những khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, thói quen hay ngồi xổm, đặc biệt là dân văn phòng, phụ nữ sau sinh, những người có bệnh lý về đường tiêu hóa phải rặn nhiều…..

Có 3 loại trĩ thường gặp: trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ hỗn hợp

Theo các chuyên gia, táo bón lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Khi bị táo bón, phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu thường xuyên bị táo bón và phải rặn nhiều sẽ gây giãn các tĩnh mạch vùng trực tràng quá mức dẫn đến bị trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Chế độ ăn ít chất xơ: như ít ăn rau, ít ăn các loại củ quả, uống không đủ nước, cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ do táo bón, khiến bệnh khó chữa trị hơn và có thể tái phát sau khi đã điều trị.

Cách phòng tránh bệnh tiêu hóa:

– Cách đơn giản và hiệu quả nhất là bạn hãy hình thành cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh có giờ giấc khoa học.

– Ngay từ đầu cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tới mức tối đa các chất có hại cho dạ dày như chất kích thích, rượu, bia…

– Hạn chế làm việc quá sức, luôn giữ cho tinh thần được thư giãn, giảm căng thẳng sẽ giúp dạ dày và hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh.

– Thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 6-12 tháng/1 lần để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thận, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và nhận được lời khuyên của bác sĩ về cách chăm sóc và điều trị tốt nhất.

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề hấp thụ dinh dưỡng và sức khỏe của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được bởi nguyên nhân chính gây bệnh chính là lối sinh hoạt không lành mạnh của chúng ta.

Là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ thường do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc uống sữa bột hay một số trẻ do bệnh lý ở đường ruột [bệnh phình đại tràng bẩm sinh], có thể do ít được vận động cơ thể [bồng bế suốt ngày]. Ở người lớn, táo bón do uống ít nước, ít hoặc không vận động cơ thể hoặc do chế độ ăn uống [nghiện rượu, ăn ít rau hoặc không ăn rau, không có thói quen ăn canh hoặc các loại trái cây chín].

Rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra

2. Tiêu chảy

Có thể chỉ là tiêu chảy thường do thiếu men tiêu hóa hoặc có thể do loạn khuẩn bởi sử dụng kháng sinh bừa bãi làm mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột hoặc gặp ở viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt hoặc hội chứng ruột kích thích… Tiêu chảy có thể là do bệnh lý nhiễm khuẩn [tiêu chảy do E.coli hoặc do lỵ trực khuẩn [Shigella] hoặc do lỵ amip].

3. Bệnh lý khác

Đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, hôi miệng, thậm chí buồn nôn hoặc nôn,… cũng là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.

Gây bất tiện trong sinh hoạt

Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Với người lớn cần tránh hút thuốc lá vì nó làm tăng nồng độ a-xít và tích khí trong bụng, ảnh hưởng đến nhu động ruột. Vận động cơ thể là điều không nên bỏ qua.

Với trẻ em nên cho trẻ vui chơi, chạy nhảy, ngay cả bơi trong sự giám sát của người lớn, không nên bế ẵm suốt ngày [trẻ nhỏ]. Người lớn, vận động cơ thể giúp cho khí huyết lưu thông, hệ tiêu hóa nhu động tốt, nhất là với người táo bón bằng các hình thức dễ thực hiện như chơi cầu lông, bơi, nhất là đi bộ. Mỗi ngày nên đi bộ khoảng 60 phút chia làm 2 -3 lần, tuy nhiên không đi bộ vào lúc trời nắng gắt, vừa ăn xong và nên chọn vị trí đi bộ hợp lý tránh va vấp, đụng độ với các phương tiện giao thông.

Nên sử dụng các chất xơ có trong các loại ngũ cốc, rau lá xanh, sa lát và trái cây để giúp điều chỉnh hoạt động ruột, phân sẽ tốt hơn và nhu động ruột sẽ dần dần trở về bình thường. Hơn nữa đây cũng là nguồn cung cấp các vitamin cho cơ thể. Người táo bón nên ăn thêm chuối tiêu, củ khoai lang luộc, nướng, các loại rau giúp giảm táo bón [rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang…].

Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để có hệ tiêu hóa tốt

Đối với những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn nhiều các loại chất kích thích [hành, tỏi, ớt, hồ tiêu, mù tạt…], không nên uống rượu, bia, nước giải khát có gas. Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu đang bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế dùng hoặc kiêng hẳn cho đến khi tiêu hóa bình thường, bởi vì, trong sữa có đường lactoza là thành phần khó tiêu khi bộ phận tiêu hóa không bình thường. Đồng thời nên hạn chế đến mức tối đa sử dụng những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Thực phẩm dùng hàng ngày cần có nguồn gốc rõ ràng, không nên sử dụng các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ.

Cần ăn chín, không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín [tiết canh, rau sống, nem chua, nem chạo, gỏi…] và không uống nước chưa đun sôi, nhất là các vùng nông thôn, miền núi.

Để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định và cân bằng, nên thay đổi chế độ ăn uống của mình nhất là mùa nắng nóng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn, uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả mọi lứa tuổi, với trẻ em [do sức đề kháng chưa hoàn chỉnh], người có tuổi bởi sức đề kháng đã suy giảm do tuổi cao, cần được quan tâm đặc biệt hơn.

BỆNH VIỆN ĐÔNG ĐÔ

Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn, quận Đống Đa, HN

Điện thoại: [024] 6278.4449 / Fax: 024 6278 4450

Hotline: 0388 56 56 56

Đặt lịch khám/CSKH: 0968 309 488

Email:

Website: www.benhviendongdo.com.vn

Facebook: Bệnh Viện Đông Đô

Video liên quan

Chủ Đề