Cách phòng tránh khi sống chung với người nhiễm HIV

“Cả hai vợ chồng tôi đều bị nhiễm HIV. Chồng tôi khám phá ra trước và kế đó là tôi. Cả hai chúng tôi đều khủng hoảng. Chúng tôi không hề nghĩ đến chuyện mình gặp phải nguy cơ như thế. Thoạt tiên tôi rất tức giận anh ấy. Nhưng sau đó thì tôi lại nghĩ là có thể tôi đã lây cho anh ấy. Chúng tôi sẽ không bao giờ biết đâu là sự thật nhưng điều đó không nghĩa lý gì nữa. Ðiều đáng kể là chúng tôi vẫn sống vui với nhau và sống cuộc sống khỏe mạnh. Hội Đồng AIDS địa phương giúp chúng tôi tìm đến những dịch vụ hỗ trợ và chúng tôi đã tìm được một bác sĩ đáng tín nhiệm. Chúng tôi luôn học hỏi để sống đời sống của người bị nhiễm HIV.”

Tôi cần phải làm gì khi ở nhà?

Có thể bạn lo lắng về chuyện bạn có nguy cơ lây truyền cho người sống chung với bạn, nhất là trẻ em. Tuy nhiên họ không thể bị lây nhiễm chỉ vì sống chung với bạn.

HIV không lây truyền qua những giao tiếp hằng ngày giữa những người sống chung. Hôn hít, ôm hôn, chơi đùa, ăn uống, ngủ chung giường, dùng chung đồ gia dụng như chén bát, ly tách và muỗng nĩa đều không lây truyền HIV.

Sức khỏe của bạn là quan trọng. Khi bạn nhiễm HIV, hệ miễn nhiễm của bạn không hoạt động tốt, bạn có thể bị nguy cơ nhiễm bệnh từ những người chung quanh. Điều này có thể đưa đến những hậu quả trầm trọng cho sức khỏe bạn.

Để tránh bị lây nhiễm, bạn hãy lưu ý tập những thói quen trong nhà theo đề nghị sau đây:

  • Mọi người nên rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Luôn luôn mang bao tay khi lau chùi máu hoặc những chất dịch trong cơ thể. Trước tiên, chùi bằng khăn giấy và sau đó rửa bằng nước xà bông vùng đã rửa. Cuối cùng nên rửa lại các vùng đã chùi này với nước tẩy trùng [bleach] theo như chỉ dẫn và chùi khô lại bằng khăn giấy.
  • Khăn trải giường, khăn tắm và quần áo bị dính máu hoặc những chất dịch từ cơ thể nên được giặt riêng.
  • Tránh việc hôn hít và gần gũi những người đang bị cảm cúm và trẻ em bị những chứng bệnh thông thường của trẻ như bệnh trái rạ, quai bị hay bệnh ban đỏ.

Tôi có thể quan hệ tình dục với người khác được không?

Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bạn không thể có quan hệ tình dục. Tuy nhiên bạn cần có một vài thay đổi trong đời sống tình dục của mình.

Những điều cần phải lưu ý:

Bạn cần áp dụng biện pháp an toàn tình dục để bảo vệ người bạn tình của mình không bị lây nhiễm HIV nếu người ấy không có bệnh.

  • An toàn tình dục có nghĩa là dùng bao cao su, miếng chắn [dams] và dầu bôi dạng nước mỗi khi quan hệ. Bao cao su tạo nên một rào cản để ngăn HIV trong máu, tinh dịch hay chất nhờn âm hộ đi vào máu.
  • Nguy cơ nhiễm bệnh HIV khi giao hợp qua hậu môn được coi như rất thấp. Tuy nhiên có thể vẫn nguy hiểm nếu người bạn tình của bạn bị vết đứt hay trầy sát ở miệng hoặc mới đi chửa răng. Dùng bao cao su và miếng chắn là cách an toàn nhất khi giao hợp qua đường miệng.
  • Chửa trị an toàn HIV [thí dụ: lượng siêu vi không tìm còn thấy trong máu] cũng có thể giảm bớt nguy cơ lây nhiễm. Hãy nói chuyện với Bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin
  • Hôn hít, ôm nhau, thủ dâm hoặc xoa bóp cho nhau cũng là phương pháp an toàn.
  • Tùy theo tiểu bang bạn ở, bạn có thể buộc phải nói cho người bạn tình biết mình mang bệnh, dù bạn áp dụng phương pháp tình dục an tòan cũng vậy. Hội Đồng AIDS tại hầu hết các tiểu bang và lãnh thổ có thể cho bạn thêm thông tin. Muốn cập nhật những tin tức về luật liên quan tới HIV hãy liên lạc Trung Tâm Pháp Luật HIV/AIDS qua www.halc.org.au.
  • Nói cho người nào đó biết là bạn bị nhiễm HIV thật rất khó. Hãy nói chuyện với Bác sĩ, nhân viên xã hội [hoặc chuyên viên cố vấn y tế].

Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn, người bạn tình của bạn có thể sẽ bị lây nhiễm HIV, người ấy nên đi thử nghiệm máu HIV.

Nếu người bạn tình của bạn cũng đã nhiễm HIV, hai người có thể đồng ý không áp dụng phương pháp tình dục an toàn. Tuy nhiên, không biết chắc những nguy hại gì có thể có từ việc tái lây nhiễm HIV. Bạn có thể nói chuyện với Bác sĩ, nhưng bạn và bạn tình của bạn sẽ là người quyết định sau cùng.

Nên nhớ, quan hệ tình dục gồm bạn và người bạn tình, cả hai có trách nhiệm về việc an toàn tình dục.

“Tôi như bị hỏa mù khi biết đươc mình bị thảm họa. Tôi cảm thấy như cả cuộc đời của mình bị vứt đi. Bác sĩ của tôi không giúp ích gì được cả. Bà ta bảo tôi là phải cẩn thận và đừng lây HIV cho người khác. Thậm chí tôi không nghĩ đến việc giao hợp khoảng hai năm trời. Giống như là một phần đời của tôi bị đánh mất vậy. Rồi thì tôi gặp được một người và chúng tôi đến gần với nhau lúc nào không biết. Tôi tiết lộ cho anh ấy biết tình trạng nhiễm HIV của tôi trước khi chúng tôi có quan hệ tình dục với nhau. Anh ấy như bị điện giật lúc đầu khi tôi thông báo về tình trạng nhiễm HIV của tôi, nhưng anh ấy lắng nghe. Bây giờ thì chúng tôi giao hợp an toàn và thấy thật tuyệt vời.”

Tôi có thể có con không?

Dù nhiễm HIV, bạn có thể muốn có con.Tại Úc, những người nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh.

Nếu bạn muốn có con hoặc đang mang thai, hãy nói chuyện với Bác sĩ càng sớm càng tốt để được giải thích những điều cần biết về việc mang thai và HIV.

Nếu được chăm sóc sức khỏe tốt, bạn sẽ có cơ hội tốt nhất để sinh ra một em bé khỏe mạnh. Tại Úc, rất hiếm có trường hợp bà mẹ đang được chửa trị HIV lại truyền bệnh cho em bé.

Bà mẹ nhiễm HIV có thể giảm nguy cơ truyền bệnh cho em bé qua những cách sau đây:

  • Chữa trị HIV trong thời gian mang thai
  • Giải phẩu khi sinh nở thay vì sinh theo phương pháp tự nhiên qua âm đạo
  • Không cho con bú
  • Cho em bé dùng thuốc chống-siêu vi 6 tuần lễ sau khi sinh.

Nói chuyện với những cha mẹ nhiễm HIV cũng có ích. Các chuyên viên về HIV hoặc Hội Đồng AIDS tại hầu hết các tiểu bang và lãnh thổ có thể giới thiệu bạn với những cha mẹ nhiễm HIV.

“Chúng tôi bàn với nhau chuyện có con từ lâu nay. Ðó là một quyết định trọng đại chung của chúng tôi. Lúc đầu khi biết mình bị nhiễm HIV, chúng tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện mình có thể có con. Dần dà ý tưởng có con thành hình và khi chúng tôi hỏi ý kiến bác sĩ , họ hỗ trợ chúng tôi. Chúng tôi nói chuyện với nhiều người và được biết có nhiều người bị nhiễm HIV khác cũng đã từng sinh ra những em bé khỏe mạnh."

Ðiều gì xảy ra nếu tôi chích ma túy?

Nếu bạn chích ma túy, phải chắc chắn là bạn dùng kim chích, ống chích và dụng cụ dùng để chích còn mới nguyên. Không dùng chung những dụng cụ này. Điều này sẽ giúp bạn và những người khác không bị nhiễm HIV, viêm gan B và C.

Chuẫn bị trước để lúc nào cũng có sẵn kim chích và ống chích khi bạn cần đến.

Tại Úc, những người chích ma túy có thể nhận miễn phí kim chích, ống chích và những dụng cụ để chích khác. Điều này không có nghĩa chích ma túy là hợp pháp.

Chương trình Kim chích và Ống chích [NSP] và tại một vài nhà thuốc tây biếu không dụng cụ. NSP là dịch vụ dành cho những người dùng ma túy. Những dịch vụ này cũng đưa ra những thông tin và giúp đỡ nếu bạn muốn cai nghiện.

Chương trình Kim chích và Ống chích [NSP]

Những máy tự động [vending machine] cho kim chích có ở những địa phương khác nhau và hoạt động 24 giờ. Muốn biết thêm chi tiết về NSP gần bạn nhất hoặc những máy tự động tại NSW hãy liên lạc ADIS [Dịch Vụ Thông Tin Rượu và Ma Túy] qua số 1-800-422-599 bất cứ lúc nào.

Khi chích ma túy, hãy dùng bông gòn khử trùng để cầm máu và rữa tay thật sạch sau đó. Đừng tìm cách cầm máu bằng ngón tay.sharpcontainer

Luôn luôn thải bỏ những dụng cụ dùng để chích đã dùng rồi một cách cẩn thận. Tốt nhất là bỏ vào những thùng dành cho các vật nhọn màu vàng của NSP [fit bin]. Một số nhà thuốc tây và những bệnh viện lớn nhận các dụng cụ phế thãi và bạn cũng có thể tìm thấy những thùng nói trên tại một số nhà vệ sinh công cộng.

Nếu bạn không tìm thấy thùng của NSP hoặc thùng “fit bin” công cộng, hãy bỏ kim ống chích đã dùng vào chai lọ có nắp đậy [ như chai nước uống cạn nước] trước khi bỏ vào thùng rác.

Bạn nên nói với Bác sĩ nếu bạn dùng ma túy vì ma túy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cũng như việc chữa trị HIV. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu đến bạn những dịch vụ chuyên biệt dành cho những người dùng ma túy.

Tôi có thể đi du lịch ở nước ngoài không?

Được chứ, nhưng bạn cần lưu ý đến một số việc khi chuẫn bị đi nước ngoài vì bạn có thể tiếp xúc với những bệnh không có tại nước nhà. Cẫn thận để tránh những bệnh này là điều rất quan trọng, nhất là đối với người bị nhiễm HIV.

  • Báo cho bác sĩ biết về dự tính của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch cho nhu cầu sức khỏe của bạn hoặc cho trong trường hợp khẩn cấp.
  • Liên lạc Hội Đồng AIDS để biết thêm thông tin về những dịch vụ bạn có thể cần tại những quốc gia bạn dự định đến thăm.
  • INếu bạn đang được điều trị hoặc đang dùng những thuốc khác, nên chắc chắn là bạn có đủ thuốc để dùng trong suốt thời gian đi du lịch. Ở một số quốc gia, thuốc chữa trị HIV không có sẵn hoặc rất mắc. Tìm hiểu xem bạn phải làm gì nếu bạn làm mất thuốc hoặc thuốc bị hư.
  • Hỏi bác sĩ nếu bạn cần chủng ngừa. Một số thuốc chủng ngừa những người nhiễm HIV nên tránh như thuốc ngừa sốt rét, trong khi đó chủng ngừa viêm gan A hoặc B được khuyến khích.
  • Nên lưu ý tại một số quốc gia thực phẫm và nước uống không tinh khiết hoặc sạch sẽ như ở Úc và bạn có thể bị tiêu chảy hoặc bị một số bệnh khác.
  • Phải biết chắc quốc gia bạn sắp đến không ngăn cấm những người nhiễm HIV đến thăm cũng như cho phép bạn đem thuốc trị HIV vào.
  • Đem theo bao cao su, miếng chắn và dầu bôi trơn. Một số quốc gia không có bán những thứ này hoặc có những phẫm chất rất xấu.

Muốn biết thêm chi tiết về HIV và du lịch nước ngoài hãy vào trang mạng: www.hivtravel.org/

Video liên quan

Chủ Đề