Cách sử dụng atiso tươi

Bông  Atiso tươi rất tốt cho sức khoẻ của con người, phụ nữ đang mang thai hoặc người mới ốm dậy. Tinh Hoa Quê Nhà sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách nấu Atiso tươi đơn giản và dễ làm tại nhà nhé.

Nguyên liệu nấu bông atiso hầm giò heo

  • Giò heo
  • Bông Atiso: 1 bông
  • Cà rốt: 1 củ
  • Hành khô tím
  • Hành lá
  • Gia vị: Hạt nêm, đường phèn, hạt tiêu.

Nguyên liệu nấu bông Atiso hầm giò heo

Các bước nấu bông Atiso hầm giò heo

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt giò heo cạo sạch phần lông, rửa với nước muối, chặt từng miếng vừa ăn. Sau đó chần qua nước sôi, rửa sạch lại với nước vớt ra rổ để ráo. 

Để bông Atiso không bị thâm và giòn các bạn chuẩn bị một chậu nước lạnh có đá, vắt vào 1 nửa quả chanh và ½ thìa cà phê muối. Phần cuống bông các bạn gọt bỏ vỏ, thái chéo cho vào chậu nước đá lạnh. Phần bông các bạn bổ làm tư, loại bỏ phần nhuỵ của bông Atiso, sau đó đem bông Atiso rửa dưới vòi nước để trôi hết phần nhuỵ sau đó ngâm vào chậu nước chanh muối lạnh 10 phút. Sau đó vớt lên rửa qua nước để ráo.

 Ngâm bông Atiso ngâm với nước chanh muối để bớt thâm

Cà rốt gọt bỏ phần vỏ rửa nước sạch, tỉa hoa thái lát miếng mỏng

Hành tím khô bóc bỏ vỏ đập hơi dập

Hành lá rửa sạch thái nhỏ.

Bước 2: Hầm bông Atiso và giò heo

Các bạn cho giò heo vào nồi, cho thêm 2 thìa cà phê muối, cho nước vào ngập giò heo và ninh giò heo 25 phút. Sau khi ninh được 25 phút các bạn cho bông Atiso và 2 củ hành tím vào nồi đun 20 phút, sau đó cho cà rốt vào đun tiếp 10 phút cho cà rốt chín tiếp theo các bạn nêm vào nồi 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường phèn, 1 chút tiêu.

Hầm bông Atiso tươi và giò heo

Khi nước dùng đã vừa ăn, bông Atiso và cà rốt đã chín các bạn rắc thêm chút hành lá tươi vào cho thơm rồi tắt bếp.

Thành phẩm bông atiso hầm giò heo

Các bạn múc canh và hoa atiso và giò heo ra bát, vậy là chỉ trong 1 thời gian rất ngắn các bạn đã có ngay 1 bát canh hoa Atiso hầm với giò heo thật thơm ngon và bổ dưỡng đặc biệt dành cho bà bầu và người mới ốm dậy. Chúc các bạn thành công nhé

Lưu ý khi hầm bông Atiso và giò heo

Khi hầm giò heo không đậy vung để nước dùng được trong. 

Ngâm bông Atiso vào nước chanh muối đá lạnh để bông atiso không bị thâm và giữ được độ giòn của bông.

Ăn canh bông Atiso hầm giò heo ăn lúc nóng sẽ tốt hơn.

Phần cuống của bông Atiso không ăn được chỉ dùng để hầm cho ngọt nước.

Nguyên liệu nấu nước Atiso

  • Bông Atiso: 3 bông
  • La hán quả
  • Cà rốt

Nguyên liệu nấu nước mát từ bông Atiso tươi

Cách nấu nước mát từ bông Atiso

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bông Atiso các bạn rửa sạch, bổ đôi hoặc bổ tư quả ra và bỏ phần nhuỵ của hoa. 

Cà rốt các bạn rửa sạch bên ngoài, dùng dao thái miếng dày 3 phân. 

Bước 2: Nấu nước mát từ bông Atiso

Cho vào nồi 10 lít nước lọc, cho bông Atiso và cà rốt vào nồi, tiếp theo cho la hán quả vào các bạn đập vỡ quả ra. Đun sôi trong vòng 90 phút. 

Cho bông Atiso tươi, la hán quả và cà rốt vào nồi nước

Thành phẩm nước atiso

Sau khi đun được 90 phút nước đã ngả sang màu nâu, dậy mùi thơm của bông Atiso, vị ngọt thanh mát của la hán quả. Các bạn tắt bếp dùng ray lọc lấy nước và bỏ phần hoa Atiso, la hán quả và cà rốt.

Nước mát từ bông Atiso tươi

Lọc được nước các bạn cho vào bình để ngăn mát tủ lạnh hoặc có thể uống cùng với đá. Nước được nấu từ bông Atiso rất tốt cho sức khoẻ, bông Atiso tốt cho gan, la hán quả tốt cho phổi. 

*Hình ảnh và nôi dung bài viết có tham khảo youtube Cười Khúc Khích và Hải My Chang

Atiso tươi rất tốt cho sức đề kháng, nếu bạn đang tìm hiểu cách nấu atiso tươi thì hãy tham khẻo hướng dẫn dưới đây nhé. Chắc chắn với những hướng dẫn về cách nấu atiso tươi đơn giản và dễ hiểu này, bạn có thể chế biến thực phẩm này ngay tại nhà để thưởng thức rồi.

Công dụng:

Atiso có rất nhiều công dụng.

Chắc hẳn ai cũng niết những công dụng hữu hiệu của hoa atiso. Dùng atiso thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm mỡ máu, mát gan, giải nhiệt, bổ thận, lợi tiểu. Theo một số nghiên cứu, Atisô còn có tác dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ, giúp chúng ta chống, ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, phục hồi chức năng gan…

Theo đông y, lá cây Atisô có vị đắng, rất tốt cho những người bị bệnh liên quan đến thận và có thể dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Atiso còn được coi như “thần dược”, có tác dụng thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, sưng khớp xương, viêm thận cấp và mạn tính. Thân và rễ Atiiso có thể thái mỏng và chế biến, công dụng của nó cũng tương tuwjnhuw lá.

Tuy nhiên, các chuyên gia đông y cũng cảnh báo, người dùng không nên lạm dụng Atisô bởi những tác dụng thần kỳ của nó. Nếu ăn và uống quá mức sẽ có những biến chứng phụ như hại gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi, co thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa.

Nguyên liệu:
– 3-4 bông atiso;
– 1 bó lá nếp [hay còn gọi là lá dứa];
– Vài viên nhỏ đường phèn.

Cách atiso tươi:

Atiso mua về đem rửa sạch, để ráo.


– Bông atiso rửa sạch, cắt bỏ phần cuống. Bạn nên chọn bông atiso vừa, không già cũng không non quá. Bông atiso được trồng ở  Đà Lạt luôn được đánh giá là nhiều dinh dưỡng và tốt nhất cho sức khỏe.
– Lá nếp rửa sạch, cuộn tròn và cột lại.
– Bạn cho bông atiso và lá nếp vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt bông atiso, đun sôi. Sau khi sôi, bạn để với lửa nhỏ đến khi bông atiso mềm, ra hết chất ngọt là được

Atiso khá lâu chín nên bạn có thể ủ hoặc dùng nồi áp suất.

– Vì thời gian hầm bông atiso khá lâu nên nếu muốn nhanh, bạn có thể dùng nồi áp suất, hay nồi ủ khoảng 4-5 tiếng..
– Nếu dùng nồi thường để đun thì đun từ 1 đến 1,5 tiếng. Bạn để ý nếu nước cạn thì bạn châm vào một ít nước lạnh và tiếp tục đun sôi nhé.

– Khi bông atiso đã ra hết chất ngọt, bạn vớt bỏ bông ra đĩa, thêm một ít đường rồi tiếp tục đun cho tan hết đường. Sau đó bạn để nguội, cho vào bình, cất vào tủ lạnh dùng dần.

– Phần bông atisođược vớt ra, bạn có thể ngắt cánh, ăn phần phía dưới cánh và phần nhụy của bông.

Như vậy là trà atiso đã hoàn thành, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn cách nấu atiso tươi như trên, cùng với đó là một chút khéo léo là bạn đã có thể nấu loại nước uống thơm mát này cho cả gia đình thưởng thức rồi.

Video liên quan

Chủ Đề