Cách sử dụng màu nước dạng nên

[ 13-03-2017 - 10:16 AM ] - Lượt xem: 501261

Để trả lời cho câu hỏi “tính chất của màu nước là gì”, điều đầu tiên ta nên hiểu “nó được tạo ra như thế nào?”.

Màu nước [watercolor] các sắc tố màu được hoà tan vào nước tạo ra một dung dịch có màu sắc.

  • Màu nước làm từ hạt sắc tố [pigment] trộn với chất nghiền màu [binder], gôm arabic [gum arabic].Gôm arabic là sản phẩm tự nhiên, không độc hại [dùng trong ngành sản xuất thực phẩm], hoà tan với nước, có tính acid nhẹ và chất nghiền màu tương đối yếu.
  • Màu nước có gốc nước nên khô rất nhanh [khác sơn dầu khô lâu], tiện lợi cho việc di chuyển, có thể vẽ ở bất cứ đâu. Màu nước dễ chùi rửa, vệ sinh hoạ cụ chỉ việc hoà với nước.
  • Vì sử dụng nước trong suốt quá trình vẽ nên bề mặt giấy cần được lựa chọn chuyên dụng, giấy có bề mặt phù hợp với phương pháp người vẽ cũng như ít bong tróc, độ giữ màu cao. Ngoài ra màu nước còn được dùng vẽ trên vải, lụa, da…

Sự khác nhau giữa màu nước hạng [hoạ sĩ] chuyên nghiệp và màu nước hạng sinh viên?

  • Phổ màu hạng sinh viên ít màu hơn hạng chuyên nghiệp, làm từ bột màu nhân tạo thay thế cho bột màu truyền thống đắt tiền, hoặc pha trộn từ vài loại bột màu để mô phỏng màu đơn sắc tố dùng trong hạng chuyên nghiệp. Màu sinh viên có lượng chất phụ gia [filler] nhiều hơn và giá thành thấp do không đạt độ tinh khiết và độ bền như hạng chuyên nghiệp.

Ví dụ: phổ màu hạng chuyên nghiệp của hãng Winsor and Newton, Professional Watercolor, có 96 màu, trong đó có 75 màu đơn sắc tố, 93 màu được xếp hạng bền vững [AA: cực bền, A: bền]. Màu hạng sinh viên Cotman watercolor có 40 màu, trong đó 19 màu đơn sắc tố.

Sự khác nhau giữa màu nước pan [bánh] và loại tube [tuýp]

  • Màu nước loại pan là bánh màu nước cứng, khô, khi vẽ dùng bút lông làm ướt màu. Loại pan thích hợp để vẽ ngoài trời. Bánh màu dễ nứt khi để lâu, dễ bẩn khi dùng cọ không sạch lấy màu.
  • Màu tube đặc, sền sệt, khi dùng cho lượng vừa phải ra palette [hay pha màu] rồi hoà loãng với nước. Khi màu trên palette khô, chỉ cần làm ướt lại bằng bút lông hoặc bình xịt là có thể sử dụng bình thường.

[Màu nước dạng pan và cọ vẽ]

Tính thuần khiết

  • Những thuộc tính ấy là do các lớp màu mỏng luôn được đặt lên giấy và các lớp màu đó trở nên trong suốt khi có những tia sáng xuyên qua.
  • Vì vậy, khi vẽ màu nước ta có thể lợi dụng độ trắng của giấy và chừa ánh sáng cũng như pha thật nhiều nước với màu để tạo ra các màu nhạt hơn.

Cường độ màu

  • Đối với màu nước, cường độ đậm nhạt của màu thay đổi tùy theo lượng màu nhiều hay ít cũng như những lớp được chồng lên.
  • Ngoài ra, cường độ màu còn được nhận biết qua tính nóng lạnh và tươi, trầm của chính màu sắc đó.

Vòng màu sắc và cách phối màu cơ bản

  • Đối với màu nước cũng như các chất liệu màu khác, ba màu cơ bản [đỏ, vàng, xanh lam ] kết hợp để tạo ra các màu thứ cấp khác, sự pha trộn trong nước hòa tan các tinh thể màu dễ dàng hơn các chất liệu khác.

Hòa sắc trong bài học màu nước

  • Đối với người vừa bắt đầu, độ đậm nhạt giữa những lớp màu được yêu cần chú trọng cũng như tạo ra điểm nhấn cho tác phẩm qua độ sáng, tối trong một bài vẽ đơn sắc cũng như kết hợp thêm nóng, lạnh trong bài hòa sắc.

[Bài vẽ Gam màu nóng, gam màu lạnh và hòa sắc nóng-lạnh sử dụng cách vẽ chồng lớp]

Kỹ thuật cơ bản để vẽ màu nước

  • Với màu nước nên vẽ từ sáng tới tối. Cách ngược lại, thêm sáng vào tối hơi khó. Họa sĩ màu nước thường sử dụng kỹ thuật “wash”.
  • Kỹ thuật chồng lớp [Wash] áp dụng lớp này sang lớp khác một lớp màu mỏng phủ lên khu vực lớn [chờ lớp này khô rồi đổ lớp tiếp theo] để tạo chiều sâu và vẽ chi tiết lên.
  • Lưu ý: màu được phủ nhẹ nhàng, và chồng lớp với lượng màu có điều chỉnh, tránh đi cọ tới lui nhiều lần trên một vị trí, cọ sát mạnh để tán màu, như vậy sẽ gây bong và sờn mặt giấy cũng như gây vết lỗi khi phủ lớp màu tiếp theo.

Vẽ quả đa sắc với kỹ thuật chồng lớp [Wash]

  • Cũng có thể dùng kỹ thuật ướt trên ướt [wet-on-wet], phủ lớp màu thứ 2 và thứ 3 khi lớp thứ nhất chưa khô, hoặc vẽ trực tiếp màu nước ướt lên mặt [giấy] khô mà không cần tạo các tầng màu trước.
  • Đối với cách vẽ này, ta nên chú ý tới còn độ màu. Ở những bước sau, lượng màu được đưa vào nhiều hơn lượng nước để có được độ tương phản đậm nhạt và trong trẻo của màu.
  • Sử dụng nhiều nước và phù hợp sẽ làm cho tác phẩm có độ loang nhiều hơn.

Trong Bài vẽ kết hợp đa sắc ngoài các kỹ thuật áp dụng, người vẽ cần quán xuyến bao quát các phần với cách sắp xếp bố cục, mảng miếng, hoà sắc, diễn tả được sự khác nhau của các chất liệu nhưng vẫn bật lên sự thuần khiết của màu nước. Làm rõ chính phụ, tỉ lệ tương quan, điểm nhấn cho tác phẩm.

Vẽ quả đa sắc với kỹ thuật ướt trên ướt [wet-on-wet]

Cách sửa lỗi sai trên tranh màu nước

Nếu phần màu đang ướt, dùng giấy lụa mỏng, mềm thấm phần màu thừa đi [chú ý: màu nước khô rất nhanh]. Nếu màu đã khô, làm ướt lại chỗ màu đó rồi dùng giấy thấm đi, phần màu khô nhạt đi nhưng sẽ khó mất hoàn toàn, đặc biệt nếu là màu làm từ hạt sắc tố “staining” [hãm màu, loại này thấm vào giấy và khó xóa]. Khi sửa tranh màu nước cần đặc biệt thận trọng, nếu giấy chất lượng không tốt, khi làm ướt rồi thấm màu mặt giấy dễ bong, tróc.

DoArt xin chúc các bạn có một bài vẽ màu nước đẹp!

Ban biên tập DoArt

Hướng dẫn lần này sẽ giới thiệu cho các bạn kỹ thuật cơ bản trong sử dụng màu nước để vẽ tranh một cách nhanh và dễ dàng nhất dành cho những người mới bắt đầu nhập môn. Chúng mình cùng bắt đầu nhé!

Học và ứng dụng những kĩ thuật cơ bản là cách bắt đầu tuyệt vời nhất trên hành trình vẽ màu nước của bạn. Trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm là cách tốt nhất để khám phá được tất cả những kĩ thuật này. Hôm nay chúng ta bắt đầu với 2 kĩ thuật vẽ màu nước cơ bản vô cùng dễ và cực kì thú vị.

Dụng cụ cần chuẩn bị cho bài học lần này:

  • Giấy vẽ màu nước Daler Rowney Aquarelle kích thước 9”x12”
  • Băng dính rộng 5cm
  • Bút chì để phác thảo
  • 2 khay đựng nước
  • Bình phun nước [nếu dung màu nước loại bánh hoặc thỏi]
  • Giấy đã sử dụng hoặc còn thừa hoặc khăn giấy
  • Tẩy
Màu nước Winsor & Newton’s Cotman
  • Màu xanh chàm [Indigo]
  • Màu xám [Payne’s Gray]
  • Màu hồng [Permanent Rose]
Cọ vẽ
  • Cọ tròn Loew Cornell Series 7430 Flora số 14
  • Cọ tròn Winsor & Newton Cotman Series 111: Round brush số 4
  • Cọ tròn Winsor & Newton University Series 235: Round brush số 2
  • Cọ tròn Daler Rowney Aquafine Sable: Round brush số 5

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.

Dụng cụ các bạn sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bức tranh. Với mục đích của bài học này, các bạn có thể dùng giấy vẽ phác thảo bình thường, tuy nhiên chúng tớ khuyên các bạn nên dùng giấy dành riêng cho vẽ màu nước. Loại giấy này dày và nặng hơn, giúp bạn kiểm soát bức vẽ tốt hơn. Ngoài ra nó còn giúp bạn tạo ra các lớp màu đa dạng và sự hòa hợp giữa các màu khi sử dụng màu nước.

Đương nhiên học vẽ màu nước sẽ không thể nào thiếu màu nước được đúng không nào? Có rất nhiều loại màu nước và bạn có thể chọn một loại phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bản thân. Màu nước có các dạng tuýp, dạng bánh, dạng viên nén [thỏi]. Nếu bạn sử dụng màu nước dạng banh, hãy nhớ làm ướt nó với nước trước khi sử dụng nhé!

Cọ cũng là dụng cụ vô cùng quan trọng trong vẽ màu nước. Các loại cọ khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng và hình dạng khác nhau. Trong kĩ thuật lần này, chúng mình sẽ sử dụng cọ tròn.

Bạn cũng cần đến 2 khay đựng nước sạch. 1 khay dùng để làm ướt cọ sạch, khay còn lại để rửa cọ bẩn khi bạn muốn thay màu. Bạn nên tập thói quen chuẩn bị 2 khay nước ngay từ ban đầu bởi chắc chắn bạn sẽ không muốn cọ bẩn dinh vào và làm thay đổi màu sắc các màu khác phải không nào?

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị giấy thừa hoặc khăn giấy để bạn có thể lau sạch mọi vết sơn thừa hoặc hỗn hợp màu pha thử trước khi vẽ chính thức vào giấy.

Cuối cùng, đừng quên dán các cạnh của tờ giấy xuống một tấm bảng để làm phẳng tờ giấy.

Bước 2: Kỹ thuật vẽ “wet-in-wet”

Có 2 kỹ thuật cơ bản trong vẽ màu nước là “wet-in-wet” và “wet-on-dry”. Hiểu cách ứng dụng 2 kỹ thuật cơ bản này là kiến thức nền trong vẽ màu nước.

Kỹ thuật “Wet-in-wet” nghĩa là: Quết một lớp nước mỏng lên trên mặt giấy rồi dùng màu nước tô lên. Bạn có thể bắt đầu bằng việc sử dụng cọ tròn số 14 để quết một lớp nước lên mặt giấy. Trong khi giấy đang ướt, nhỏ màu nước lên. Bạn có thể thấy kết quả là một lớp màu nhẹ nhàng khi màu loang ra phần nước trên giấy.

Bạn cũng có thể pha trộn tô thêm màu trong khi nó vẫn còn ướt. Trong hướng dẫn này, họa sĩ nhỏ giọt màu xanh chàm và màu hồng để chúng hòa quyện với nhau một cách tự nhiên trên giấy. Bạn có thể thử tương tự với bất kỳ 2 màu nào bạn chọn!Kỹ thuật này cho phép các bạn tạo hiệu ứng mềm mỏng trong bức tranh. Bạn có thể thử các mức độ ẩm khác nhau của giấy để thử các hiệu ứng khác nhau.

Bước 3: Kỹ thuật vẽ khô Wet-on-Dry

Kỹ thuật vẽ “wet-on-dry” nghĩa là: tô màu ướt thẳng lên giấy, tạo thành những nét sắc và mảnh. Không giống như kỹ thuật wet-in-wet, kỹ thuật này không tạo hiệu ứng loang nên bạn có thể sử dụng trong trường hợp muốn vẽ các đường kẻ, các họa tiết bé hoặc tô chi tiết.

Bước 4: Kết hợp 2 kỹ thuật vẽ wet-in-wet và wet-on-dry

Khi bạn đã bắt đầu quen với cả 2 kỹ thuật, bạn có thể kết hợp chúng trong bức vẽ của mình. Bằng cách này, bạn có thể học cách sử dụng các kỹ thuật vẽ màu nước và phát huy những thế mạnh của chúng để khiến bức vẽ của bạn trông thú vị hơn.

Trong việc kết hợp 2 kỹ thuật này, bạn hãy bắt đầu bằng kỹ thuật wet-in-wet trước, sau đó dùng kỹ thuật wet-on-dry để tô chi tiết. Bạn có thể sử dụng nhiều nước hơn trong phần chi tiết để tạo các hiệu ứng đa dạng hơn.

Bước 5: Tạo nhanh 1 bức tranh bằng cách sử dụng kết hợp 2 kỹ thuật

Bây giờ là lúc áp dụng kiến thức về 2 kỹ thuật vẽ màu nước cơ bản bạn vừa học vào bức tranh của mình rồi đấy. Trong bài hôm nay, mình sẽ tô màu chân dung nhé!

*Một lưu ý nho nhỏ cho bạn: khi bạn vẽ tranh với các tầng lớp màu khác nhau, hãy luôn nhớ tô từ màu sáng đến tối nhé.

Để bắt đầu, bạn hãy phác thảo chân dung sơ qua bằng bút chì, tẩy sạch các nét vẽ thừa. Sau đó, sử dụng cọ tròn số 4, màu xám và áp dụng cả 2 kỹ thuật wet-in-wet và wet-on-dry để tô màu tóc. Lớp đầu là lớp nền loang nhẹ, sau đó tô chi tiết các sợi tóc khi lớp đầu đã khô.

Bước 6: Thêm chi tiết cho bức tranh

Đối với khuôn mặt, áp dụng lợi thế của kỹ thuật wet-in-wet để tạo má hồng [dùng màu hồng pha loãng thật nhạt nhé] . Sau đó lại chuyển sang kỹ thuật wet-on-dry để tô chi tiết đôi môi.

Khi tô màu quần áo, bạn có thể kết hợp cả 2 kỹ thuật, tạo một lớp màu nhẹ nhàng và dùng kĩ thuật wet-on-dry tô viền để định hình phần này.

Đừng ngại thử lượng màu và nước khác nhau, nhiều loại màu và cọ khác nhau nhé. Đây là cách tốt nhất để tích lũy kinh nghiệm và làm quen với các kỹ thuật này đấy. Chúc các bạn sớm vẽ được bức tranh yêu thích cho riêng mình!

Bây giờ mình cùng xem video và thực hành nhé!

Nguồn: watercolorpainting.com

Video liên quan

Chủ Đề