Cách sử dụng usb trên macbook

Để format USB trên Macbook, bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn dưới đây.

Bước 1: Cắm USB vào máy.

Bước 2: Mở thư mục Applications rồi click chọn Utilities.

Bước 3: Click tiếp vào mục Disk Utility.

Xem thêm: Cách mở USB trên máy tính an toàn, không sợ dính virus

Bước 4: Cửa sổ Disk Utility sẽ hiện lên. Trong danh sách bên trái, tìm và click chọn vào tên ổ USB mà bạn muốn format, như ở đây là ổ TOSHIBA.

Bước 5: Click vào nút Erase ở thanh công cụ phía trên cửa sổ.

Xem thêm: Khắc phục lỗi Unknown USB Device với 4 cách đơn giản

Bước 6: Hộp thoại Format sẽ hiện lên.

Tại mục Name, bạn có thể đặt tên khác cho ổ đĩa hoặc giữ nguyên.

Tại mục Format, bạn có thể chọn định dạng exFAT, FAT32, hoặc Mac OS Extended [Journaled]. 

Tuy nhiên vì hầu hết các USB đều được định dạng dành cho hệ điều hành Windows, nên nếu bạn thường xuyên sử dụng chiếc USB này trên máy tính này thì hãy chọn định dạng Mac OS Extended. Đây là loại định dạng được thiết kế để tương thích hoàn toàn với với máy Macbook.

Bước 7: Click vào nút Erase dưới góc phải của hộp thoại.

Bước 8: Chờ đến khi quá trình format hoàn thành thì click vào Done là xong.

Xem thêm: Hướng dẫn cách format USB trên máy tính

Hầu hết các ổ cứng ngoài và ổ USB đều tương thích để sử dụng trên máy tính Mac miễn là bạn định dạng lại thiết bị để dùng cho phiên bản Mac OS X. Ổ đĩa USB có thể được định dạng trên máy Mac bằng ứng dụng Disk Utility.

  1. 1

    Kết nối ổ USB với máy tính Mac.

  2. 2

    Mở thư mục Applications và nhấn vào “Utilities [Tiện ích].

  3. 3

    Nhấn mục “Disk Utility [Tiện ích ổ đĩa]. Cửa sổ Disk Utility sẽ mở và hiển thị trên màn hình.

  4. 4

    Nhấn vào tên ổ đĩa USB trong khung cửa sổ bên trái trong Disk Utility.

  5. 5

    Nhấn tab “Erase” [Xóa] được hiển thị ở đầu cửa sổ Disk Utility.

  6. 6

    Nhấn menu thả xuống bên cạnh mục “Format [Định dạng].

  7. 7

    Chọn “Mac OS Extended [Journaled]” [định dạng Mac OS Extended [Ghi nhật ký] hoặc loại định dạng ưa thích. Tùy chọn trước đó có thể giúp đảm bảo ổ USB được thiết kế tương thích hoàn toàn với máy Mac, vì hầu hết các ổ USB được định dạng sẵn cho máy tính Windows theo mặc định.

  8. 8

    Nhập tên cho ổ USB trong trường “Name” [Tên].

  9. 9

    Nhấp vào nút “Erase” [Xóa] ở góc dưới cùng bên phải của Disk Utility.

  10. 10

    Nhấp vào nút “Erase” [ Xóa] lần nữa khi hộp thoại xác nhận hiển thị trên màn hình. Ổ USB hiện tại đã được định dạng lại và sẵn sàng sử dụng trên máy tính Mac.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

USB mang đến nhiều công dụng tiện lợi, thuận tiện cho việc sao chép dữ liệu sang nhiều thiết bị. Nhưng vào một ngày nào đó, thiết bị của bạn đang hoạt động bình thường bỗng trở chứng, MacBook không nhận USB thì phải xử lý như thế nào? Trong bài viết này, nếu bạn đang gặp phải vấn đề đó, Laptopvang sẽ gửi đến bạn những nguyên nhân cũng như cách khắc phục vấn đề này.

1. Nguyên nhân

Các nguyên nhân MacBook không nhận USB bao gồm:

1.1. Xác định lỗi do USB hay MacBook

Bạn cần biết rằng, để kết nối USB với MacBook sẽ thông qua khe cắm USB [đối với MacBook Pro 2015 trở về trước] và nếu bạn đang sử dụng các thiết bị MacBook Pro 2016 hay MacBook Air 2018 trở lên thì sẽ cần thông qua một cổng chuyển [Hub] chuyên dụng.

Vì vậy ta cần xác nhận lỗi này gây ra đến từ USB, Cổng chuyển [Hub] hay Khe cắm đang gặp vấn đề.

1. Kiểm tra USB

Cái này khá đơn giản, bạn có thể cắm USB qua máy khác xem máy đó có nhận hay không. Nếu máy bên kia vẫn nhận thì khả năng lỗi không đến từ USB.

2. Kiểm tra Hub

Tương tự USB, bạn cũng có thể kiểm tra Hub bằng việc sử dụng Hub đó trên chiếc máy khác

3. Kiểm tra Khe USB

1.2. Các nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân khiến máy tính không đọc được USB

Một số nguyên nhân khác khiến máy tính không nhận USB là:

  • USB và MacBook không sử dụng chung một định dạng.
  • Khe cắm USB trên MacBook bị bám bụi nhiều.
  • Các phần mềm bảo mật phát sinh vấn đề, chặn kết nối từ USB.
  • Hệ điều hành Mac OS gặp sự cố.
  • Khe cắm USB bị đứt dây mạch kết nối.

Xem thêm: MacBook không nhận ổ cứng ngoài

2. Giải pháp khắc phục

MacBook không có kết nối với USB? Để khắc phục lỗi này, bạn có thể áp dụng các cách sau:

2.1. Chuyển đổi tương thích giữa USB và MacBook

Đa số những dòng thiết bị USB thông thường sẽ được điều chỉnh tương thích với hệ điều hành Windows. Những USB như vậy được thiết lập để dùng hệ thống tập tin dạng NTFS.

Trong lúc đó, dòng máy tính MacBook lại không sử dụng dạng NTFS này. Chính vì lý do này, Format USB lúc này sẽ không phù hợp và dẫn đến tình trạng MacBook không nhận USB.

Để xử lý tình trạng này, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của một số phần mềm chuyển đổi file Systems [hệ thống thông tin] như: Tuxera NTFS, Paragon, … để tạo sự tương thích giữa hai thiết bị. 

Xem thêm: Cách cài Tuxera cho MacBook chi tiết nhất

Xem thêm: Cách format USB trên MacBook

2.2. Thay mới USB

Trong trường hợp USB bị lỗi thì cách duy nhất chính là thay mới chúng. Đặc biệt khi mua các phụ kiện như Cable, cáp chuyển đổi khác Laptop Vàng khuyến nghị bạn nên sử dụng loại tốt để bảo vệ MacBook của mình được tốt hơn.

2.2. Vệ sinh khe cắm

Vệ sinh sạch sẽ ổ cắm là cách khắc phục máy tính không nhận USB

Rất có thể MacBook không nhận USB là do khe cắm bị bám bụi. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tiếp xúc của dây cáp và USB. 

Bạn chỉ cần dùng chổi cọ mềm hoặc bông để vệ sinh cổng USB. Sau đó, bạn thực hiện thao tác cắm USB khoảng 3-6 lần để tăng khả năng tiếp xúc của thiết bị.

2.4. Reset SMC

SMC là được viết tắt từ System Management Controller. Đây là một trong các cách xử lý lỗi máy tính Mac không nhận kết nối USB. Hướng dẫn thực hiện bạn có thể xem bên dưới vì từng dòng MacBook và iMac sẽ có cách Reset khác nhau.

Reset SMC trên MacBook và iMac

2.5. Reset PRAM 

  • Tắt MacBook.
  • Bấm phím nguồn.
  • Bấm đồng thời tổ hợp phím Option – Command – P – R khi máy xuất hiện màn hình xám.
  • Giữ đến khi âm thanh khởi động vang lên, đối với MacBook có chip T2 bạn hãy giữ đến khi âm thanh xuất hiện và biến mất sau 2 lần.

2.6. Cập nhật hệ điều hành MacOS

Cập nhật bản Update mới nhất cho MacOS

Một phương án khả thi để sửa lỗi hỏng kết nối USB là cập nhật phiên bản macOS mới. Khác với Windows khi bạn có thể cập nhật hay cài đặt driver riêng lẻ cho máy thì Macbook cập nhật driver mới theo hệ điều hành trong các bản Update do Apple công bố. Cách này khá đơn giản và bạn chỉ cần thực hiện ở mục Software Update trong Systems Preferences để kiểm tra có bản Update mới không.

Đầu tiên, bạn cần sao lưu lại dữ liệu, những thông tin quan trọng phòng trường hợp quá trình Update gặp sự cố. Sau đó nhập Mật khẩu, chọn Updates và Install và đợi phiên bản tải về để cập nhật. 

2.7. Kiểm tra cáp kết nối USB với bo mạch 

Kết nối USB với bo mạch của bạn có đang gặp vấn đề không?

Nếu bạn đã thử hết cách trên mà vẫn không được thì có khả năng cáp kết nối USB bên trong board mạch gặp vấn đề, ảnh hưởng đến việc kết nối. Nhưng do chúng nằm bên trong máy tính nên bạn không được tự ý sửa chữa. Tốt nhất hãy liên hệ tới các cơ sở bảo hành MacBook hoặc các trung tâm sửa chữa laptop uy tín để được hỗ trợ.

3. Những lưu ý khi sử dụng MacBook bền bỉ hơn

  • Hạn chế sử dụng MacBook trong cường độ quá cao và liên tục. Lúc này các cổng kết nối dễ bị hỏng hoặc gặp vấn đề về kết nối.
  • Thường xuyên vệ sinh bên ngoài để hạn chế việc bụi bẩn bám vào, ảnh hưởng các bộ phận bên trong.
  • Ngắt kết nối với các thiết bị ngoại vi khi không sử dụng.

Một chiếc MacBook là một thiết bị rất có giá trị. Bởi vậy, để hạn chế tối đa các lỗi như MacBook không nhận USB, trong quá trình sử dụng bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề trên nhé. Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn và trợ giúp bất cứ vấn đề nào về MacBook, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Laptop Vàng nhé!

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề