Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Từ xưa đến nay, mũ bảo hiểm luôn là “người bạn đồng hành” bảo vệ cho người sử dụng khỏi những chấn thương phần đầu do tai nạn gây ra. Nhưng đã mấy ai biết cách bảo quản mũ bảo hiểm để nó đạt được độ an toàn tốt nhất chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Tuổi thọ mũ bảo hiểm là bao lâu?

Có thể nói, tất cả vạn vật đều có thời hạn sử dụng, việc nó có đạt tối thời hạn ấy hay không phụ thuộc vào cách bạn sử dụng và bảo quản.

Mũ bảo hiểm cũng thế, thông thường đối với những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng đạt tiêu chuẩn, thời hạn sử dụng trung bình thường lên đến 5 năm mà không hề bị hư hao hay hỏng hóc. 

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm chất lượng thời hạn sử dụng lên đến 5 năm

Còn đối với những chiếc mũ kém chất lượng không đạt tiêu chuẩn, thời hạn thường chỉ rơi vào khoảng 1 năm đổ lại. Mà trong khoảng thời gian này, có thể nhận thấy sự rõ rệt về chất lượng như tróc sơn, rơi rớt quai nón, vỡ khi có lực mạnh tác động vào,...

Tuy nhiên, đây chỉ là những số liệu khách quan bởi thời hạn sử dụng còn có thể thay đổi do cách bảo quản mũ bảo hiểm của người sử dụng.

Cách bảo quản mũ bảo hiểm luôn bền đẹp

Để chiếc mũ bảo hiểm luôn bền đẹp, phát huy tối đa công năng bảo vệ an toàn tính mạng, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau.

Tránh tiếp xúc nhiệt độ cao

Do hầu hết mũ bảo hiểm hiện nay đều được làm từ chất liệu nhựa, các chi tiết được nối với nhau bằng chất keo. Do đó, cách bảo quản mũ bảo hiểm tốt nhất là hạn chế đặt mũ tại nơi có nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến các điểm nối gây nguy hiểm cho người dùng.

Vậy nếu để mũ bảo hiểm ngoài trời trong thời gian dài có sao không? Nếu như những chiếc mũ kém chất lượng, bạn có thể thấy rõ sự thay đổi về màu sơn và chất mũ cũng trở nên giòn hơn. Nhưng với mũ bảo hiểm Á Châu điều đó hoàn toàn không xảy ra.

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Các chi tiết trên mũ bảo hiểm Á Châu được xử lý bằng công nghệ hiện đại

Được sản xuất trong quy trình khép kín bằng công nghệ hiện đại, các chi tiết trên mũ bảo hiểm Á Châu đều được xử lý tinh tế, đem đến độ bền tốt nhất cho người dùng.

Tránh va đập không cần thiết

Nhiều người thường cho rằng, mũ bảo hiểm là vật bảo vệ đầu chúng ta khỏi chấn thương do tai nạn thì có va chạm xíu cũng không sao. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Cho dù chất liệu có tốt, có xịn đến đâu nhưng nếu bạn không biết cách bảo quản mũ bảo hiểm thì chất lượng vẫn sẽ giảm dần theo các lần va đập đấy.

Do đó, người dùng cần hạn chế các va đập không cần thiết như rơi mũ, sử dụng mũ vào các mục đích khác.

Tránh tiếp xúc dung môi, hoá chất

Có một số người sử dụng thường dùng hoá chất để vệ sinh hay sơn lại màu mũ bảo hiểm. Điều đó hoàn toàn không tốt chút nào. Việc mũ bảo hiểm tiếp xúc với dung môi, hoá chất tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người dùng.

Thứ nhất, sự tiếp xúc này có thể xảy ra phản ứng hoá học, từ đó gây hỏng hóc, hư hại mũ bảo hiểm.

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Không dùng hoá chất cho mũ bảo hiểm

Thứ hai, da đầu chúng ta vô cùng nhạy cảm, nó bao bọc trực tiếp lấy cơ quan đầu não. Vì thế, nếu không xử lý sạch sẽ hoá chất sau khi sử dụng có thể gây nguy hại đến sức khoẻ.

Do đó, tránh xa các dung môi, hoá chất không chỉ là cách bảo quản mũ bảo hiểm mà còn là cách bảo vệ sức khoẻ cho người sử dụng.

Một số lưu ý khác

- Không nên treo mũ bảo hiểm trên tay lái, rất dễ rớt gây trầy xước vỏ mũ và hỏng quai mũ.

- Đặt mũ bảo hiểm tại vị trí khô ráo, sạch sẽ để tránh tình trạng nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.

- Không dùng nước nóng, nước muối hay chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh mũ bảo hiểm. 

- Sau khi đi mưa về, hãy nhanh chóng dùng khăn mềm lau sạch kính và vỏ mũ, dùng máy sấy làm khô dây quai mũ và ruột mũ.

Hy vọng những chia sẻ về cách bảo quản mũ bảo hiểm trên hữu ích với bạn đọc. Công ty Á Châu kính chúc Quý khách hàng luôn an toàn, mạnh khoẻ. 

---------------------------------

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT Á CHÂU

Lô C7/II, Đường số 2E, KCN Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

Hotline:  0903 891 399 / 028 2234 6789

Mũ bảo hiểm sau một thời gian sử dụng hoặc bị phơi dưới ánh nắng nhiều rất dễ dẫn tới việc vỏ nón bị giòn và dễ vỡ. Bạn cần phải thường xuyên độ đàn hồi của vỏ nón để tránh việc nón bị bể khi có tác động lực.

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm
Cách bảo quản nón bảo hiểm

Độ liên kết của vỏ nón và phần xốp

Bạn đã bao giờ thử dùng tay để tháo rời phần vỏ và xốp của nón bảo hiểm? Nếu chưa thì hãy thử ngay bây giờ với chiếc nón của mình. Nếu bạn tháo được 1 cách dễ dàng thì bạn nên đem đến nhà sản xuất để sửa ngay. 

Kiểm tra khoá của nón bảo hiểm

Phần khoá nón thưởng bị rạn hoặc gãy, đôi khi là rơi mất ngay trong quá trình sử dụng. Bạn cần đảm bảo khoá nón phải chắc chắn và cố định.

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Cách bảo quản nón bảo hiểm

Ngoài những yếu tố khách quan. Bạn vẫn có thể chủ động bảo quản nón bảo hiểm “yêu quý” của mình khỏi các tác nhân gây hại như: 

Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao

Nếu bạn để mũ bảo hiểm tiếp xúc với nhiệt độ cao như lửa hay ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài. Sẽ khiến cho lớp nhựa vỏ nón dễ bị thay đổi kết cấu, vỏ nón sẽ bị giòn và dễ vỡ.

Đặc biệt, phần keo liên kết vỏ nón và phần xốp khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ không còn khả năng kết dính. Làm giảm chất lượng nón.

Tránh ngâm quá lâu trong nước

Việc ngâm mũ bảo hiểm quá lâu trong nước, sẽ làm mất liên kết giữa các phân tử EPS (xốp nón), keo dán liên kế vỏ nón và phần xốp. Ngoài ra, nón bảo hiểm khi bị thấm nước sẽ rất khó khô dẫn tới dễ gây ra ẩm mốc và các bệnh về da đầu như nấm da đầu, ngứa, gàu,…

Vài mẹo nhỏ về cách bảo quản nón bảo hiểm

  • Cẩn thận khi cầm mũ bảo hiểm, không để bị rơi rớt hoặc va chạm mạnh không cần thiết. Như thế sẽ dễ làm rạn nứt lớp xốp bên trong.
  • Khi kính che của nón bị dính bụi, hãy dùng một chiếc khăn lau nhẹ lên kính trong năm hay mười phút. 
  • Tuyệt đối không đội nón bảo hiểm khi tóc đang ướt vì khi đó, da đầu sẽ sinh nhiều gàu, nhanh bị nấm.

Qua bài viết trên chắc các bạn cũng đã tìm được cách bảo quản nón bảo hiểm của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu đặt làm nón bảo hiểm in logo số lượng lớn hãy liên hệ ngay với Công ty Sản xuất Nón bảo hiểm Sơn Tùng Anh để được hỗ trợ nhé.

? Thông tin chung:
✔️ Chính sách Bán hàng: https://sontunganh.vn/chinh-sach-mua-hang
✔️ Chính sách Vận chuyển: https://sontunganh.vn/chinh-sach-van-chuyen
✔️ Hồ sơ năng lực: https://sontunganh.vn/ho-so-nang-luc
✔️ Chat Zalo ngay: Nhấn vào đây!
? Liên hệ với Chúng tôi:
? Hotline: 0986 918 889

Mũ bảo hộ là một trong năm thiết bị bảo hộ lao động quan trọng cho cán bộ công nhân xây dựng, mũ bảo hộ được sản xuất từ chất liệu nhựa PE, HDPE, ABE, ABS, mũ bảo hộ hay còn gọi nón bảo hộ, mũ an toàn, mũ nhựa an toàn, mũ nón nhựa, mũ bảo hiểm đầu, mũ bảo hộ lao động rất đa dạng và phong phú.

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Mũ bảo hộ lao động là vật dụng không thiể thiếu khi tham gia lao động

Mũ bảo hộ có vai trò quan trọng đối với mỗi cán bộ kỹ sư, công nhân trên công trường. mũ có tác dụng chống lại các ngoại lực tác dụng lên đầu, mũ nhựa ABS cứng bảo vệ an toàn đầu tốt nhất.

 Ý nghĩa màu sắc mũ bảo hộ lao động

Màu sắc mỗi loại mũ khác nhau, gắn với các công việc khác nhau. Hoặc trong cùng một việc, mũ bảo hộ sẽ giúp phân biệt người này làm việc này người kia làm việc kia cụ thể như sau:

1, Mũ bảo hộ lao động màu trắng: Là loại mũ được dùng cho người quản lý, độc công, người giám sát hay kĩ sư công trình. Mũ bảo hộ này thường bán nhiều trên thị trường chủ yếu là các thương hiệu nổi tiếng như mũ bảo hộ COV Hàn Quốc

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Mũ bảo hộ lao động COV trắng

2, Mũ bảo hộ lao động màu nâu: Loại mũ này chủ yếu dùng cho thợ hàn cơ khí. Mội số công nhân làm việc tại môi trường có nhiệt độ cao cũng thường sử dụng loại mũ này bởi màu sắc khá sạch sẽ.

3, Mũ bảo hộ lao động màu vàng: Được dùng phổ biến dành cho người lao động bình thường, ít kinh nghiệm chuyên môn. Mũ bảo hộ lao động màu vàng bạn thường thấy tại công nhân công trường, công nhân môi trường.

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Mũ bảo hộ lao động màu vàng

4, Mũ bảo hộ lao động màu xanh dương: Là loại mũ bảo hộ chuyên dụng dành cho công nhân làm việc liên quan đến ngành khai thác kĩ thuật. Chúng ta bắt gặp mũ bảo hộ loại này tại các khu thủy điện, công nhân sửa chữa điện tại tòa nhà, nhà máy hay khu công nghiệp.

5, Mũ bảo hộ lao động màu xám: Mũ bảo hộ lao động màu xám được dùng cho các vị khách tham quan trong công trường làm việc.

6, Mũ bảo hộ lao động màu cam: Được dùng cho công nhân xây dựng đường bộ hoặc các chủ thầu dịch vụ.

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Mũ bảo hộ màu cam cho các chủ thầu

7, Mũ bảo hộ lao động màu xanh lá cây: Chúng ta thường thấy loại mũ này của các thanh tra an toàn hoặc các công nhân mới vào công trường, những nhân viên tập sự.

8, Mũ bảo hộ lao động màu hồng tươi: Được dùng để trang bị cho các công nhân thiếu đồ dùng bảo hộ lao động. Họ sẽ đội để đảm bảo độ an toàn.

 Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hộ đúng cách

Mũ bảo hộ lao động cũng giống như các trang thiết bị lao động khác như giày bả hộ lao động, quần áo lao động, gang tay… đều được bảo quản tốt và biết cách giữ vệ sinh sạch sẽ thì được bền lâu hơn. Nhưng để vệ sinh đúng cách không phải ai cũng biết bởi mũ bảo hộ không giống như mũ lưỡi chai hay mũ đi biển hay các đồng phục khác nên cách vệ sinh cũng không hề giống nhau chút nào. Để bảo quản mũ bảo hộ lao động được tốt cũng như mỗi ngày đều được đội chiếc mũ sạch đẹp thì quý bạn phải vệ sinh mũ đúng cách nhé!

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

Mũ bảo hộ lao động cần được bảo vệ đúng cách để sài lâu dài

  • Thứ nhất: Chúng ta nên dùng vải mềm thường xuyên lau chùi mũ, lau mỗi ngày sau khi kết thúc công việc thì càng tốt. Do cấu tạo vỏ mũ bằng nhưạ cứng vì vậy không nên dùng các lại vải cứng, giấy giáp hay vật cứng để lau sẽ làm mũ bị xước, mất thẩm mĩ nhãn quan. Khi mà gặp thời tiết mưa nồm thì nên bảo quản mũ được khô ráo tránh ẩm mốc. Đặc biệt cũng không nên phơi mũ ở nhiệt độ quá cao sẽ làm lớp vỏ nhựa mũ nhanh hư, bị giòn gây dễ vỡ ảnh hưởng đến khả năng bảo hộ phần đầu khi làm việc.
  • Thứ hai: Với kết cấu đai mũ thông thường từ 4 đến 6 đai, đai mũ giúp cố định mũ tác dụng khi làm việc trên cao, hoặc thời tiết gió to, khi mà không cần thiết trong quá trình lao động thì cũng có thể tháo ra dễ dàng. Chính vì dễ dàng tháo – gắn nên bạn dễ dàng vệ sinh khi cần thiết,bạn chỉ cần tháo nhỏ các đai sau đó dùng vải mềm để lau chùi sạch những bụi bẩn bám trên đai, bạn nhé! Sau đó gắn lại và đem phơi khô
  • Thứ ba: Với quai mũ thông thường được thiết kế và làm từ lọai vải mềm, thỏa mái cho người sử dụng khi đội mũ bảo hộ lao động. Đây cũng là điểm mấu chốt và hội tụ nhiều vấn đề bụi bẩn nhất, do quá trình lao động, làm việc mồ hôi ra và sẽ thấm tích tụ lại quai mũ nên bạn hãy chịu khó thường xuyên giặt vò bằng tay hay dùng bàn chải chà sạch rồi mang phơi nhé.

Vậy đối với sự chia sẻ về một số cách vệ sinh trên hi vọng bạn luôn giữ cho chiếc mũ của mình sạch sẽ và bảo quản tốt, chiếc mũ luôn mang đến an toàn cho bạn khi sử dụng. Hãy liên hệ với chúng tôi theo 0968 28 11 68 để biết thêm chi tiết, chúc quý bạn một ngày vui vẻ. 

Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

CÔNG TY BẢO HỘ LAO ĐỘNG GARAN Địa chỉ: 159/15 Đào Duy Anh, P9, Phú Nhuận, TPHCM  Điện thoại: 028. 3997 38 44 Fax: 028. 3997 38 45

Email: –