Cách thủ công để kiểm tra áp lực khí nén trong bình bột chữa cháy

Bình bột chữa cháy là loại bình đang được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay nhờ vào những ưu điểm khi sử dụng mà nó mang lại. Ngoài nguyên liệu chữa cháy chứa trong bình thì đồng hồ đo áp suất được xem như là thiết bị quan trọng thứ 2 giúp bạn có thể xác định được bình chữa cháy này còn sử dụng được hay không? Đồng hồ áp suất bình chữa cháy có chức năng đo đạt, tính áp suất của khí đẩy còn lại bên trong bình.

Đồng hồ đo áp suất trên bình chữa cháy thể hiện điều gì?

Đồng hồ bình chữa cháy hay còn được với tên gọi là đồng hồ áp suất bình. Là bộ phận quan trọng được gắn trực tiếp trên phần cổ bình chữa cháy bột. Đồng hồ áp suất bình chữa cháy có chức năng đo đạt, tính áp suất của khí đẩy còn lại bên trong bình chữa cháy. Khí đẩy bên trong bình thường là N2 [nitơ] hoặc khí CO2.

Khí đẩy có tác dụng đẩy bột chữa cháy ra bên ngoài để chữa cháy thông qua ống dẫn bên trong bình. Đồng hồ chính là cách phân biệt dễ dàng nhất giữa bình chữa cháy CO2bình chữa cháy dạng bột.

Bài viết liên quan:

Ý nghĩ màu sắc thông số trên đồng hồ bình chữa cháy

Đồng hồ áp suất bình chữa cháy sẽ có 3 vạch bao gồm 3 màu khác khác nhau:

  1. Màu vàng: Áp suất khí trong bình vượt mức cho phép.
  2. Màu xanh: Áp suất khí bên trong bình ở mức tốt, cho phép.
  3. Màu đỏ: Áp suất không đủ hoặc đã hết, không đủ để đẩy bột ra ngoài bình.

Cùng có thể hiểu là:

> Màu đỏ: Áp suất khí đầy trong bình không đủ để đẩy bột ra ngoài.

> Màu xanh: Áp suất khí đẩy trong bình đủ để đẩy bột ra ngoài.

> Màu vàng:  Áp suất khí đẩy trong bình vượt quá mức quy định.

Ngoài ra, một số bình chữa cháy bằng bột còn có kiểu đồng hồ đo áp suất khí đẩy trong bình được chia thành 2 vạch màu xanh và màu đỏ:

> Màu xanh: Áp suất khí đẩy trong bình đủ để đẩy bột ra ngoài.

> Màu đỏ: [có ghi Recharge]: Áp suất khí đẩy trong bình không đủ đẩy bột ra ngoài.

> Màu đỏ: [có ghi Overcharge]: Áp suất khí đẩy trong bình vượt quá mức quy định.

Chính vì thế, sau một thời gian trang bị trong gia đình, bình cứu hỏa cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo áp suất trong bình  đủ tiêu chuẩn để hoạt động tốt nhất. Khi thấy kim trên đồng hồ chỉ sang vạch vàng hoặc đỏ cần phải nạp lại áp xuất để đảm bảo chức năng chữa cháy của sản phẩm.

Kiểm tra đồng hồ bình chữa cháy

Bình chữa cháy cần phải tiến hành được kiểm tra định kì theo lịch trình từ sổ theo dõi thiết bị PCCC.

Cần chú ý một điều sau đây khi tiến hành kiểm tra bình.

* Chu trình kiểm tra lặp lại liên tục trong vòng từ 1 -3 tháng.

– Nếu kim chỉ trên đồng hồ ở dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí đẩy.

– Nếu kim chỉ đồng hồ ở vạch xanh hoặc vàng thì sử dụng bình thường.

* Bình chữa cháy phải được nạp những cơ sở, công ty có chứng nhận dịch vụ.

Bình cứu hỏa bột có cấu tạo vô cùng đơn giản với vỏ bình được làm bằng thép hàn, hình trụ đứng thường được sơn màu đỏ. Ký hiệu, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng được ghi trên vỏ bình. Phía trên thân bình là cụm van gồm chốt hãm, kẹp chì và đồng hồ đo áp lực. Hiểu được cách xem đồng hồ bình chữa cháy cũng là một cách giúp bạn kiểm tra xem bạn có đang mua được một thiết bị chuẩn chất lượng hay không.

Đăng vào ngày: 05/02/2021

Bình chữa cháy CO2 được các gia đình, công ty, doanh nghiệp và khu chung cư sử dụng rộng rãi hiện nay. Để đảm bảo sự an toàn của bình chữa cháy, người dùng cần nắm rõ về hạn sử dụng. Biết được bình còn dùng được hay không và kịp thời kiểm tra, nạp sạc. Trong bài viết này, Vuhoangtelecom sẽ hướng dẫn cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 còn dùng được hay không. Hãy cùng theo dõi ngay bây giờ nhé!

Cấu tạo, công dụng và cách kiểm tra bình chữa cháy CO2

Cấu tạo và công dụng bình chữa cháy

Bình được làm từ thép đúc với dạng hình trụ đứng và được sơn màu đỏ bên ngoài. Luôn có tên nhà sản xuất và các thông số kĩ thuật cũng như cách sử dụng được gắn trên bình. Miệng bình có gắn một cụm van xả bằng hợp kim đồng với cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều. Hoặc kiểu van lò xo nén 1 chiều có cò bóp phía trên đồng thời là tay xách. Lần lượt là mẫu của Châu Âu và Châu Á. Tại đây còn có thêm chốt hãm kẹp chì để đảm bảo chất lượng bình.  

Trên cụm van có một van an toàn, làm việc khi áp suất trong bình tăng lên vượt mức quy định. Lúc này van xả khí ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn. Loa phun làm từ nhựa cứng có khớp nối gắn vào bộ van qua ống thép cứng hay ống xifong mềm. Trong bình chữa cháy còn có khí CO2 được nén dưới áp suất cao. Bình chữa cháy xách tay dùng để dập tắt những đám cháy nhỏ vừa phát sinh. Chẳng hạn đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao với những đám cháy bắt nguồn từ thiết bị điện. Những đám cháy trong phòng kín, tầng hầm. Thao tác sử dụng khá đơn giản và được hướng dẫn cụ thể trên bình.

Phân loại bình chữa cháy

Để phân loại theo trọng lượng thì trên thị trường có những loại phổ biến là 2kg, 3kg, 5kg và 24kg. Chứa khí CO2 -79oC nén dưới áp lực cao, dùng để dập tắt đám cháy nhỏ mới phát sinh. Hay những đám cháy chất lỏng, chất rắn, cháy thiết bị điện. Loại bình chữa cháy xe đẩy 24 kí cũng được sử dụng tương tự. Để nhận biết được các loại bình thì trên thân bình sẽ ghi rõ là CO2 hay MT2, MT3, MT5, MT24.

Hướng dẫn sử dụng

Khi có đám cháy, hãy xách bình CO2 để tiếp cận đám cháy. Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, cách tối thiểu 0.5m. Tay còn lại mở khóa van của bình. Khi mở van bình, do sự chênh lệch áp suất nên CO2 lỏng sẽ thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun. Chuyển thành dạng khí nén lạnh đến -79oC. Lúc này, CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy và làm lạnh vùng cháy để tiêu diệt triệt để lửa.

Cách kiểm tra bình chữa cháy CO2

Kiểm tra bình chữa cháy CO2 là rất cần thiết và quan trọng vì khí CO2 chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định mà thôi. Nếu như để quá lâu không kiểm tra sẽ dễ dẫn đến việc khí CO2 mất tác dụng. Trong trường hợp có xảy ra đám cháy sẽ gây nhiều nguy hiểm.

Kiểm tra lượng khí CO2 trong bình chính là kiểm tra trọng lượng của bình. Nếu như trọng lượng giảm đi nhiều nghĩa là khí CO2 đã giảm đi. Và lúc này cần phải nạp sạc lại bình chữa cháy CO2. Thường thì bình chữa cháy phải được kiểm tra định kì 1 tháng một lần. Phải đảm bảo đặt bình chữa cháy đúng quy định, dễ nhìn và dễ sử dụng. Phải đảm bảo còn niêm phong đủ chất lượng theo quy định. Vỏ bình không bị rỉ sét, ăn mòn, đồng thời kiểm tra loa phun, cò bóp.

Phải tháo và kiểm tra tình trạng bên trong và nạp lại đầy khí để tránh bình bị thiếu áp lực. Đảm bảo chất lượng bình luôn trong tình trạng tốt nhất để có thể dập tắt đám cháy hiệu quả theo thời hạn. Thông thường là 12 tháng/lần với bình mới và 6 tháng/lần với bình đã qua nạp lại.

Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình cần được kiểm tra thủy lực. Sau khi đạt được cường độ yêu cầu thì mới được phép sử dung, tối thiểu là 30MPa.

Quy trình và cách kiểm tra thời hạn sử dụng bình chữa cháy CO2

Quy tình kiểm tra

Dưới đây là những bước trong quy trình kiểm tra và nạp sạc bình chữa cháy trong trường hợp hết khí hay đến hạn kiểm tra định kì. Đây là quá trình quan trọng, cần thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng sau khi đã kiểm tra và nạp sạc lại cho bình chữa cháy:

Tuân thủ quy trình nạp sạc: Tiếp nhận bình chữa cháy -> Kiểm tra chất chữa cháy, vỏ và phụ kiện bình -> Vệ sinh bình sạch sẽ -> Nạp bột chữa cháy -> Bơm áp suất -> Kiểm tra, kiểm định và bàn giao.

Cách kiểm tra thời hạn sử dụng của bình chữa cháy CO2

Thời hạn sử dụng của bình chữa cháy không được ghi rõ trên vỏ bình. Do vậy cần kiểm tra thường xuyên để biết dược bình còn dùng được không. Lượng khí CO2 trong bình còn nhiều hay ít. Đồng thời, cũng cần phải kiểm tra bình trong lần đầu sử dụng. Và kiểm tra định kì khoảng 1 tháng. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kì ngắn hơn trong trường hợp có yêu cầu.

Những loại bình chữa cháy CO2 hết hạn dùng:

  • Bình để thời gian quá lâu
  • Bình đã sử dụng
  • Bình bị tụt áp [xem kim đồng hồ hiển thị]
  • Bình bị test thử trước đó rồi [bình chữa cháy sử dụng một lần không nên xịt thử]

Trên đây là cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 chi tiết nhất. Hy vọng sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin bổ ích. Nếu vẫn còn boăn khoăn hay thắc mắc về cách kiểm tra, hãy liên hệ cho chúng tôi theo số Hotline 1900 9259. Hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết. Chúng tôi sẽ phản hồi nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề